Luật Bảo hiểm xã hội đã ra ra đời từ lâu và cụ thể hóa những quy định của Hiến Pháp cũng như hoàn thiện hơn những quy định mà các văn bản trước kia đã ban hành về chế độ hưu trí cho người lao động. Hiện nay, Quốc hội đang tiến hành đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, trong đó cũng quy định thêm một số vấn đề về áp dụng chế độ hưu trí cho người lao động. Chế độ hưu trí giúp người lao động yên tâm hơn về đời sống của mình khi về hưu, góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội
(36)
Nhìn ra nước ngoài, Vấn đề tài chính của chế độ bảo hiểm hưu trí ở CHLB Đức, Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội, Số 6B/2009 (132), www.Tapchibaohiemxahoi.org.vn
Nhìn ra nước ngoài, Tham khảo việc xác định mức đóng và trợ cấp BHXH ở một số nước, Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội, Số 6B/2009 (132), www.Tapchibaohiemxahoi.org.vn;
(37)Đồng koruna, đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Séc, nay là đồng Euro;
(38)
Deutsch Mark, đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức, nay là đồng Euro.
và cho gia đình người lao động. Chế độ hưu trí cũng góp phần đàm bảo công bằng và ổn định xã hội.
Sau 11 năm thực thi chế độ hưu trí cho người lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. theo thống kê của Bộ lao động, thương binh và xã hội, đến hết năm 2008, tổng số lao động trong các doanh nghiệp là 8.154.850 người, tổng thu nhập mà người lao động nhận được là 266.902 tỷ đồng. Tuy được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ và Việt nam có “dân số vàng”
nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Đến năm 2010, tỷ lệ người cao tuổi đã chiếm trên 10 % dân số và dự báo đến năm 2025 chiếm gần 25% dân số, năm 2050 chiếm gần 30% dân số(39). Với những số liệu vừa nêu trên thì chẳng mấy chốc vấn đề an sinh xã hội về hưu trí của Việt Nam sẽ nan giải không kém các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Pháp… Nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhưng hệ thống pháp luật về lĩnh vực này chưa được hoàn thiện kịp thời. Bên cạnh đó, tình hình thế giới ngày càng có nhiều thay đổi, biến động không ngừng. Xu thế dùng sức mạnh kinh tế để cạnh tranh ngày càng phổ biến và dần trở thành một công cụ để các quốc gia phát triển tiến hành việc “xâm lược” của mình.
Kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh chóng. Theo nội dung trong Báo cáo kinh tế - xã hội do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII vào ngày 20/10/2010 thì “tốc độ tăng GDP năm 2010 của toàn nền kinh tế ước tăng khoảng 6,7% so với năm 2009, góp phần đưa mức tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 7% một năm. Thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, đạt khoảng 1.160 USD”. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập bình quân đầu người đã đạt ngưỡng 2.000 USD. Đầu tư của nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam thực hiện được 11 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng phải theo kịp với sự phát triển đó.
Theo báo cáo của văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tính đến thời điểm cuối năm 2010 đạt 50,6 triệu người. Tuy nhiên cũng theo thống kê thì chỉ có 1/3 số doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, trong đó có chế độ
(39) Ts Nguyễn Thị Lan,Công tác xã hội đối với người cao tuổi Việt Nam, Ủy ban quốc gia người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, http://www.molisa.gov.vn.
hưu trí. Còn theo kết quả giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra thường xuyên, kể cả khu vực hành chính sự nghiệp. Tính đến hết năm 2010, có 126.543 đơn vị, chiếm 64,9% số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội nợ 1.713 tỷ đồng, bằng 3,3% số tiền phải thu. Đây là thực trạng chung của toàn ngành. Các doanh nghiệp thường ngại đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, lo sợ như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Các doanh nghiệp này thường cố tình nợ tiền bảo hiểm xã hội và chấp nhận chịu phạt. Đây là một cách thức để doanh nghiệp lẫn tránh trách nhiệm vì thật ra số tiền phạt ít hơn so với số tiền nợ bảo hiểm. Theo người viết vấn đề này xuất phát từ ý thức của doanh nghiệp.
Đó là tàn dư của cơ chế bao cấp, tập trung hóa. Tư tưởng cho rằng chăm lo cho phúc lợi xã hội chỉ là công việc của nhà nước, còn người dân chỉ hoàn thành nghĩa vụ của mình là đủ. Bước sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với thế giới chúng ta cần triệt để loại bỏ tư tưởng này. Tuy nhiên theo người viết nguyên nhân quan trọng hơn khiến doanh nghiệp lẩn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là lối suy nghĩ ngắn hạn, chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu tác phong công nghiệp và làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp. Tư tưởng này hiện khá phổ biến, có thể nói đó là một dạng ích kỷ trong kinh doanh. Vì lợi nhuận trước mắt họ sẵn sàng làm ăn theo kiểu “chụp giật” mà không tính đến lợi ích lâu dài. Điều này rất nguy hiểm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động do bị bóc lột sức lao động, ảnh hưởng đến người tiêu dùng do dùng phải hàng kém chất lượng mà còn ảnh hưởng đến các uy tín doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, gây ấn tượng không tốt về các doanh nghiệp Việt Nam trong thương trường quốc tế. Về lâu dài, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh trnh của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ trên phương diện quốc tế mà cả ở thị trường trong nước. đó cũng là một cách lý giải cho xu hướng sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp ngại đóng bảo hiểm xã hội cho nhười lao động, nhưng thực tế số tiền của doanh nghiệp dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã được khấu trừ thuế theo quy định của luật. Hơn nữa số tiền đóng bảo hiểm xã hội không phải do doanh nghiệp chịu 100% mà có sự phân chia theo tỷ lệ ít hơn cho doanh nghiệp. Như vậy khi đóng bảo hiểm xã hội cho ngưởi lao động, doanh nghiệp không bị thiệt hại về doanh thu mà xét về khía cạnh nào đó lại được tăng doanh thu. Bởi vì khi các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động sẽ tích cực làm việc vì họ biết rằng họ sẽ vẫn có thu nhập khi về hưu.
Vấn đề doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội còn xuất phát từ một nguyên nhân cũng không kém phần quan trong đó chế tài đối với hành vi này còn quá nhẹ.
Cụ thể Cơ theo điều 134 và khoản 1, khoản 3 điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội 2006(40) thì các hành vi này của doanh nghiệp chỉ bị phạt hành chính sau đó mới áp dụng đến các biện pháp khác. Tuy nhiên, mức phạt hành chính chung hiện nay vẫn được cho là quá nhẹ. Với những chế tài như vậy chưa đủ sức răn đe và tạo ý thức cho người sử dụng lao động. Hoạt động yếu kém của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp của là một nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Nếu như không khắc phục được tình trạng này thì vấn đề vỡ quỹ hưu trí là chuyện sớm muộn. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tính đến năm 2010 quỹ hưu trí kết dư là 112.259,8 tỷ đồng. Số thu vào quỹ hưu trí năm 2010 tăng 35,8% trong khi số chi chỉ tăng 29,3%, nguyên nhân là do tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2010 tăng thêm 2%, còn so sánh thực tế số chi vẫn chiếm tỷ trọng 77,6%. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, nếu năm 1996 có 217 người đóng bảo hiểm xã hội cho 1 người hưởng lương hưu, thì năm 2000 giảm xuống còn 34 người; năm 2004 còn 19 người; năm 2007 còn 14 người, năm 2009 còn 11 người và đến 2010 chỉ còn 10,7 người. Như vậy, hiện Quỹ hưu trí và tử tuất đang đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Đây là vấn đề rất lớn trong điều kiện hội nhập, khủng hoảng kinh tế và già hóa dân số và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề này. Và theo dự báo của Chính phủ, tới năm 2023 số thu sẽ bằng số chi; từ 2024 trở đi để bảo đảm chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ. Đến năm 2037, nếu Nhà nước không có chính sách tăng thu hoặc giảm chi thì ngay cả phần tồn tích quỹ bảo hiểm xã hội cũng cạn, không bảo đảm khả năng thực hiện chính sách hưu trí, tử tuất.
(40)Đ i ề u 1 3 4 . Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội 1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Đ i ề u 1 3 8 . Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện quy định tại khoản này thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này.
Thêm một vấn đề đáng nói nữa là các quy định về chính sách hưu trí luôn thay đổi. Tính từ năm 1995 đến nay, các quy định này đã qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Từ Điều lệ Bảo hiểm xã hội 1995 đến Luật Bảo hiểm xã hội 2006, ngoài ra các quy định về chế độ hưu trí cũng bị ảnh hưởng qua các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động và lần sửa đổi, bổ sung gần đây nhất là năm 2010. Sự thay đổi quá nhiều lần của các văn bản điều chỉnh một vấn đề đã gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động, việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lao động và đặc biệt là kế hoạch sống và làm việc của người lao động. Có thể đưa ra một ví dụ như quy định về trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu. Điều lệ bảo hiểm xã hội không phân biệt số năm tham gia của lao động nam và lao động nữ. Bên cạnh đó Điều lệ còn giới hạn số tiền được nhận khi hưởng trợ cấp 1 lần không được vượt quá 5 tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.
Trong khi đó Luật Bảo hiểm xã hội lại phân biệt độ tuổi để được nhận trợ cấp một lần giữa lao động nam và lao động nữ cũng như không giới hạn số tiền được hưởng trợ cấp 1 lần. Những quy định càng về sau nhìn chung càng có lợi cho người lao động nhưng việc điều chỉnh rải rác, không đồng bộ cũng gây khó khăn cho người lao động. Hơn nữa việc sửa đổi các quy định đó không chỉ bằng luật mà còn bằng nhiều văn bản dưới luật khác, trong đó có cả những văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật như công văn, kết luận cuộc họp. Sự điều chỉnh tràn lan này gây ra sự chồng chéo trong việc áp dụng luật, tạo ra nhiều kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng để trục lợi.
Tuy những điều chỉnh thì có nhiều nhưng đối tượng áp dụng chủ yếu là cán bộ, công chức, ít thấy văn bản áp dụng cho người lao động làm trong các doanh nghiệp mặc dù đối tượng này chiếm số lượng đông hơn nhiều và dễ bị xâm phạm quyền lợi hơn. Trong thời kỳ hội nhập như ngày nay việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng đông đã đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo vệ lao động nước ta ở các doanh nghiệp này, nhất là trong tình cảnh các văn bản điều chỉnh về chế độ hưu trí nói riêng và các chế độ bảo hiểm xã hội nói chung cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Mong rằng những điều chỉnh tiếp theo của luật sẽ chú ý nhiều hơn đến đối tượng này.
Các tiêu chuẩn về chế độ hưu trí có nhiều khác biệt với mục đích, bản chất của chế độ hưu trí. Bởi vì tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ tuổi nghỉ hưu nhưng ở Việt Nam đã hàng chục năm nay vấn đề xác định độ tuổi nghỉ hưu có nhiều luận điểm và có nhiều quy định khác nhau. Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Ban, tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì đây cũng là một bất cập cần khắc phục của luật. Cụ thể trong Luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60, của nữ là 55. Nhưng các
văn bản pháp quy khác có nhiều quy định như giảm 05 tuổi đối với nam và nữ, giảm 10 tuổi cả nam và nữ hoặc không cần độ tuổi vẫn được nghỉ hưu. Đồng thời cũng có những quy định tăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhà khoa học. Đặc biệt đối với những cán bộ cao cấp thì chưa có văn bản pháp quy nào quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng 15% số người nghỉ hưu dưới 45 tuổi, 60% dưới 55 tuổi và hàng vạn người nghỉ hưu ở tuổi 38, 39 đang độ sung sức về khả năng lao động. Tiến sĩ Nguyễn Huy Ban cũng đưa ra ví dụ khi nam giới 60 tuổi thì sự giảm sút của hệ thần kinh trung bình là khoảng 20 %, hệ xương cơ giảm 18 %, các giác quan giảm 25 %. Như vậy những người lao động chân tay (kể cả lao động trí óc) không thể tiếp tục làm việc bình thường được (bình thường ở đây là sự khoẻ mạnh, nhanh nhạy). Mặt khác để thực hiện chế độ trợ cấp hưu trí cũng cần tính đến thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp (tức là kể từ khi nghỉ việc đến lúc chết). Thí dụ tuổi thọ bình quân của những người trong độ tuổi lao động là 60 thì không thể qui định tuổi nghỉ hưu là 60 được, bởi vì qui định như vậy sẽ có rất nhiều người không thể sống đến 60 tuổi để được hưởng hưu trí. Ngược lại nếu tuổi thọ bình quân là 80 thì độ tuổi về hưu cũng không nên qui định là 60, bởi vì qui định như vậy thì thời gian nghỉ việc hưởng hưu trí sẽ rất dài không chỉ ảnh hưởng về tài chính cho hưu trí mà còn lãng phí về sử dụng lao động. Do đó vấn đề xác định độ tuổi nghỉ hưu cần kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố là sự giảm sút của cơ thể về khả năng làm việc và tuổi thọ bình quân của những người trong độ tuổi lao động. Hiện nay ở trên thế giới, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động là từ 60 đến 65 tuổi, nam cũng như nữ, không phân biệt ngành nghề, vùng, miền, đân tộc và xu hướng các nước càng ngày càng tăng độ tuổi nghỉ hưu do tuổi thọ của người lao động càng ngày càng cao (tuổi nghỉ hưu thấp nhất là 55). Theo thống kê gần đây thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã qua con số 70. Như vậy theo người viết thì việc tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động cũng là việc nên xem xét. Bên cạnh đó, việc phân biệt tuổi nghỉ hưu của nam và nữ trong luật nước ta hiện nay có vẻ như không hợp lý. Như đã đề cập ở những phần trên, xu thế hiện nay của các nước trên thế giới là quy định chung tuổi nghỉ hưu của nam và nữ. Chỉ còn một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ còn phân biệt độ tuổi giữa lao động nam và lao động nữ. Hiện nay chưa có một căn cứ khoa học nào xác đáng để chứng minh cho việc lao động nữ thua sút lao động nam khi về già. Có thể có những tranh cãi trong lĩnh vực lao động chân tay nhưng trong lĩnh vực lao động trí óc thì không ai có thể phủ nhận được thực tế là năng suất lao động của nữ không hề thua kém nam. Việc quy định cho lao động nữ, nhất là lao động trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật nghỉ hưu ở tuổi 55 hoặc thấp hơn thật sự là bất hợp lý.