Giải pháp liên quan đến nguồn thu và phân định nhiệm vụ chi trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THIỆN cơ CHẾ PHÂN cấp QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.1 Thực trạng trong phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam

3.2.2 Giải pháp liên quan đến nguồn thu và phân định nhiệm vụ chi trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

3.2.2.1 Giải pháp liên quan đến phân định nguồn thu trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

Cần trao quyền tự chủ hơn cho địa phương được chủ động định đoạt phí và lệ phí. Như vậy, các địa phương có thể quy định các loại phí, lệ phí phù hợp với địa phương, đối với những địa phương có tiềm năng về một loại phí, lệ phí nào

đó, chính quyền địa phương có thể tăng phí để tăng nguồn thu cho địa phương, tạo động lực cho địa phương nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu sẵn có tại địa phương mình.

Cần quy định một cách cố định một số khoản thu điều tiết nhằm khắc phục được hạn chế của cơ chế điều tiết theo luật. Nên quy định các khoản thu phân chia phải gắn với sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự chỉ đạo và quản lý của các cấp chính quyền địa phương, tạo cho địa phương quan tâm đến nguồn thu chung và chủ động khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển nguồn thu tại địa phương.

Cần đổi mới cơ chế phân chia nguồn thu và công thức xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu chung giữa NSTW và NSĐP. Nên thực hiện cơ chế phân chia theo tỷ lệ riêng biệt đối với từng khoản thu, từng sắc thuế thuộc diện chia chung giữa Trung ương và địa phương như thế thì mới tạo được sự bình đẳng và công bằng giữa các cấp ngân sách. Ví dụ, ở thuế giá trị gia tăng khi thu được 1000 đồng tiền thuế thì không phân biệt địa phương đó là giàu hay là nghèo, địa phương sẽ được hưởng 400 đồng, trung ương hưởng 600 đồng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp khi thu được 1000 đồng tiền thuế, thì địa phương hưởng trong đó 700 đồng, còn 300 đồng còn lại thuộc về trung ương, do đây là nguồn thu quan trọng của địa phương, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương nên có thể ngân sách địa phương được giữ lại nhiều hơn. Thuế tiêu thụ đặc biệt thì địa phương hưởng 300 đồng trung ương hưởng 700 đồng.

Cần xác định tỷ lệ phân chia theo từng sắc thuế thực hiện ổn định trong nhiều năm của cả một thời kỳ chiến lược (10, 20 năm) và được áp dụng thống nhất ở tất cả các địa phương trong cả nước. Áp dụng ổn định trong nhiều năm sẽ giúp cho địa phương ổn định được các chính sách, các địa phương sẽ yên tâm xây dựng các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế hướng đến những chiến lược dài hạn và tăng nguồn thu một cách bền vững mà không sợ bị điều chỉnh lại khi chưa thực hiện xong. Áp dụng thống nhất trong cả nước sẽ tạo nên sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với tất cả các địa phương, khuyến kích các địa phương nỗ lực hết mình thu thuế, khai thác được tính chủ động của địa phương trong việc đề ra những biện pháp tăng nguồn thu và phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng sẵn có tại địa phương. Đồng thời, giúp cho địa phương phát huy được thế mạnh và

ngày càng hoàn thiện mình đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế tại địa phương khi có biến đổi.

Luật NSNN nên sửa đổi là chỉ quy định về các khoản thu phải phân cấp cho xã, còn việc quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu cho ngân sách xã do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương có như vậy mới hạn chế được tình trạng một số địa phương thì thừa nguồn thu còn một số địa phương thì thiếu như hiện nay.

3.2.2.2 Giải pháp liên quan đến phân định nhiệm vụ chi trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

Để giảm thâm hụt ngân sách trong giai đoạn hiện nay, điều trước mắt là cần cắt giảm một số chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và những khoản chi không cần thiết và kém hiệu quả, ví dụ cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng Nhà nước, cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Tổng đầu tư của Nhà nước từ ngân sách, tín dụng Nhà nước luôn chiếm gần 50% tổng đầu tư của toàn xã hội, nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay làm ăn, đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát lớn cho NSNN. Vì vậy, nếu Nhà nước cắt các khoản chi trên sẽ kiềm chế được lạm phát và giảm được tình trạng bội chi ngân sách như hiện nay. Ngoài việc cần cắt giảm trong chi tiêu, thì cần phân cấp nhiệm vụ chi gắn liền với nguồn thu có được, có như vậy thì mới đảm bảo không có thâm hụt trong chi tiêu như hiện nay và cũng giúp cho các cấp ngân sách có thể cân đối được chi tiêu phù hợp với tình hình ngân sách cấp mình.

Cần quy định thẩm quyền quyết định chi NSNN cho đầu tư phát triển trong Luật NSNN, làm cơ sở đề cao trách nhiệm trong quản lý và giám sát chi NSNN và để xác định trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền trong quyết định và sử dụng NSNN, khi có hậu quả xảy ra thì có thể phân định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền nào, tránh được tình trạng đùng đẩy trách nhiệm có như vậy việc xử lý hậu quả đó mới dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

Để cho việc chi ngân sách Nhà nước đạt được hiệu quả tốt cần tạo cho địa phương chủ động quyết định chi tiêu theo thứ tự ưu tiên trong chi tiêu của địa phương. Việc đặt ra những ưu tiên chi tiêu của địa phơng phải phù hợp với chiến

lược và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp cho địa phương chủ động được việc chi cho lĩnh vực nào trước và lĩnh vực nào sau để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và tránh được tình trạng nhiêm vụ chi này là cần thiết, cấp bách nhưng lại chi sau nhiệm vụ chi khác, dẫn đến hiệu quả của chi NSNN không cao.

Tóm lại, luật Ngân sách Nhà nước 2002 qua nhiều năm đưa vào áp dụng đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng kể đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước, đã góp phần nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý NSNN, đồng thời tăng cường tích lũy, sử dụng ngân sách đạt hiệu quả cao và tiết kiệm. Tuy nhiên, phân cấp quản lý NSNN là một vấn đề vô cùng phức tạp, nên trong quá trình thực hiện có một số bất cập về hệ thống cơ quan quản lý NSNN chủ yếu là tính lồng ghép giữa các cấp ngân sách, sự phân định thẩm quyền của các cơ quan trong phân cấp quản lý NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình ngân sách hiện nay. Ngoài ra, trong việc phân định nguồn thu cũng có một số bất cập như việc quyết định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, Quốc hội vẫn còn nắm quyền điều tiết lớn mặc dù đã có phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, thu ngân sách của cấp dưới tỉnh còn phụ thuộc lớn vào ngân sách cấp tỉnh. Bên cạnh đó, việc phân định nhiệm vụ chi cũng có một số hạn chế là tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng và việc chi không đúng mục đích ngày càng nhiều. Để khắc phục những hạn chế trên thì cần khắc phục tính lồng ghép trong ngân sách. Đồng thời, phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ngày càng cụ thể và hợp lý hơn, đặc biệt là tăng thẩm quyền cho NSĐP.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THIỆN cơ CHẾ PHÂN cấp QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)