Thủ tục Tố tụng trọng tài theo Luật trọng tài thương mại 2010

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại BIỆN PHÁP KHẨN cấp tạm THỜI TRONG tố TỤNG TRỌNG tài (Trang 21 - 29)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

2.1 Thủ tục Tố tụng trọng tài theo Luật trọng tài thương mại 2010

Điều 2 LTTTM 2010 quy định: “Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại hoặc có ít nhất một bên trong tranh chấp có hoạt động thương mại.

Điều 5 khoản 1 có quy định: “tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.

10 Khoản 4 Điều 49 và Khoản 3 Điều 50 LTTTM 2010.

Như vậy, vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài thương mại khi thỏa mãn đủ hai điều kiện sau:

Vụ tranh chấp yêu cầu giải quyết phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc có ít nhất một bên có hoạt động thương mại và các trường hợp khác do pháp luật quy định

Các bên trong tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài:

Thỏa thuận trọng tài là hình thức pháp lý trong đó các chủ thể của các quan hệ kinh tế thể hiện sự nhất trí về việc sẽ đưa các tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh đến trọng tài để giải quyết theo một nguyên tắc của một tổ chức trọng tài nhất định.

Thỏa thuận trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Đóng vai trò nền tảng tạo cơ sở xác lập cả một quá trình trọng tài mà các bên phải tuân thủ khi một tranh chấp phát sinh. Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài11.

Về hình thức thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản: thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

2.1.2 Ngôn ngữ và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp 2.1.2.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng trọng tài là tiếng nói – chữ viết được sử dụng trong suốt quá trình tố tụng. Về nguyên tắc, ngôn ngữ trọng tài do các bên tự thỏa thuận. Hội đồng trọng tài chỉ quyết định khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được.

Theo Điều 10 LTTTM 2010: “ trong tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là do các bên tự thỏa thuận”12.

2.1.2.2 Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp

Về cơ bản pháp luật Việt Nam thừa nhận nguyên tắc chung theo đó các bên tranh chấp tham gia tố tụng trọng tài có quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng để

11 Giáo trình Luật thương mại 3, Ths. Dương Kim Thế Nguyên, Khoa luật, Đại học Cần Thơ, 2008.

12 Xem thêm Điều 10 LTTTM 2010.

giải quyết tranh chấp. Mặc dù vậy, sự tự do lựa chọn đó đối với các vụ việc tranh chấp giữa các bên Việt Nam khác với tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”13. Trong trường hợp này các bên chỉ có sự chọn lựa duy nhất là pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”14. Các bên trong tranh chấp có quyền tự do lựa chon luật áp dụng để giải quyết tranh chấp nhưng không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

2.1.3 Khởi kiện, thụ lý tranh chấp 2.1.3.1 Đơn khởi kiện

Để giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn. Chỉ có trung tâm trọng tài các bên lựa chọn mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn.15

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Đơn kiện được gửi đến Trọng tài trong thời hiệu khởi kiện mà pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.

Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. Đồng thời, nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài.

13 Khoản 1 Điều 14 LTTTM 2010.

14 Khoản 2 Điều 14 LTTTM 2010.

15 Xem thêm Khoản 1 Điều 30 LTTTM 2010.

Tố tụng trọng tài bắt đầu từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài vụ việc16.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu mà nguyên đơn cung cấp.

Bị đơn khi bị kiện có quyền có những ý kiến phản bác một phần hoặc toàn bộ đơn kiện. Cũng có thể bị đơn cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp...thì khi đó bị đơn có quyền nêu lên ý kiến trong một văn bản gửi cho trọng tài. Văn bản này gọi là bản tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;

- Tên và địa chỉ của bị đơn;

- Cơ sở và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn;

- Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.

2.1.3.2 Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

2.1.3.3 Địa điểm giải quyết tranh chấp

16 Xem thêm Điều 31 LTTTM 2010.

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi công việc giải quyết tranh chấp được tiến hành. Vấn đề xác định địa điểm giải quyết tranh chấp thích hợp có ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp. Chính vì thế, mà theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài chỉ quyết định địa điểm giải quyết tranh chấp khi các bên không có sự thỏa thuận. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2.1.4 Thành lập Hội đồng trọng tài

2.1.4.1 Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài

Mặc dù giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài cũng là một phương thức giải quyết mang tính tài phán nhưng không giống như Tòa án, không có Hội đồng trọng tài cố định để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài chỉ được thành lập khi có đơn yêu cầu giải quyết. Các bên tranh chấp sẽ tham gia vào việc thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ.

Thông thường, nếu không có sự thỏa thuận về số lượng trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba thành viên17. Mỗi bên có quyền chọn cho mình một trọng tài viên. Hai trọng tài viên này sẽ cùng nhau chọn một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và yêu cầu chọn trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn được Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên, thì trong thời hạn bảy ngày, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài chỉ định, các trọng tài viên này chọn một trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc chọn trọng tài viên thứ ba không thực hiện được thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Việc giải quyết tranh chấp cũng có thể do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên giải quyết. Trong trường hợp này các bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được việc chọn Trọng tài viên Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi, ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì

17 Khoản 2 Điều 39 LTTTM 2010.

theo yêu cầu của một hoặc các bên trong tranh chấp Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

2.1.4.2 Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc

Nếu việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài là do các bên thành lập với sự giúp đỡ của Trung tâm trọng tài thì việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc là do các bên thành lập với sự giúp đỡ của Tòa án.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú của bị đơn chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên thống nhất bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này, nếu không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.

2.1.5 Giải quyết tranh chấp

2.1.5.1 Chuẩn bị giải quyết tranh chấp

Để tiến hành giải quyết tranh chấp mà Trung tâm trọng tài đã nhận đơn, các Trọng tài viên, sau khi được chọn hoặc chỉ định phải tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc.

Trên cơ sở đơn kiện và các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn, của bị đơn, các Trọng tài viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ việc để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Thứ hai, thu thập chứng cứ.

Sau khi đọc hồ sơ, nếu thấy chưa đủ chứng cứ thì Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Các bên có

nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết.

2.1.5.2 Hòa giải

Hòa giải là việc các bên tự thương lượng giải quyết tranh chấp với nhau mà không cần có quyết định của trọng tài. Hòa giải góp phần giải quyết nhanh chóng tranh chấp, không gây ra những mâu thuẫn, căng thẳng, không phí tổn tiền bạc và thời gian của các bên trong tranh chấp.

Theo LTTTM 2010, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Các bên trong tranh chấp cũng có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Khi các bên thỏa thuận được với nhau việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.18

2.1.5.3 Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Trong tố tụng trọng tài các bên trong tranh chấp được đảm bảo quyền tự định đoạt tối đa, các bên có thể thỏa thuận với nhau cả thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp19, các bên có quyền quyết định khi nào thì mở phiên hợp giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài phải tôn trọng sự thỏa thuận đó của các bên. Chỉ khi các bên không có thỏa thuận về thời gian và địa điểm mở phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài mới có quyền quyết định thời gian và địa điểm mở phiên họp giải quyết.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài quyết định thời gian và địa điểm mở phiên họp giải quyết tranh chấp thì giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp.

Theo nguyên tắc, phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải đưa ra được phán quyết trọng tài.

2.1.6 Phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

2.1.6.1 Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài

18 Xem thêm Điều 9, Điều 38, Điều 58 LTTTM 2010.

19 Khoản 1 Điều 54 LTTTM 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại BIỆN PHÁP KHẨN cấp tạm THỜI TRONG tố TỤNG TRỌNG tài (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)