Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 51 - 52)

Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558 - 2002 theo quyết định số 143/2002/BNN - KHCN ngày 6/2/2002.

2.3.3.1. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh

- Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 khóm theo 2 đường chéo góc, cứ 15 ngày theo dõi 1 lần

- Số nhánh tối đa (nhánh/khóm).

- Nhánh hữu hiệu (bông/khóm): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây.

2.3.3.2. Chiều cao cuối cùng

Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt) đo trên các khóm theo dõi về khả năng đẻ nhánh.

2.3.3.3. Khả năng tích luỹ vật chất khô

- Nghiên cứu vào 2 thời kỳ: thời kỳ trỗ (khi lúa trỗ được 50%) và thời kỳ chín (trước khi thu hoạch 5 ngày).

- Khả năng tích luỹ vật chất khô: Sấy khô toàn bộ trọng lượng thân lá đến khối lượng không đổi rồi đem cân.

2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết

- Số bông trên m2: Trong mỗi ô thí nghiệm lấy 15 khóm đếm tất cả các bông có từ 10 hạt trở lên.

- Số bông hữu hiệu/khóm: đếm số bông ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây. - Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt có trên bông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số hạt chắc/bông: Lấy ngẫu nhiên 10 bông/điểm theo dõi (10 bông/3 khóm, 50 bông/ô). Tách thóc ra khỏi bông, đếm số hạt chắc/bông.

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14% nếu hệ số biến động ≤ 4%, thì khối lượng 1000 hạt = 10 x khối lượng trung bình của mẫu, đơn vị tính bằng gam.

2.3.3.5. Năng suất thực thu

Gặt 5 m2 ở giữa ô thí nghiệm, tuốt hạt phơi khi đến độ ẩm của hạt đạt 14% thì quét sạch và cân khối lượng (kg) rồi quy ra tạ/ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 51 - 52)