Những nghiên cứu về phân lân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 25 - 27)

Yếu tố đứng thứ hai sau đạm và là yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm nhất đó là lân. Trước năm 1954, phân lân được sử dụng ở nước ta là bột photphorit, tuy nhiên nó cũng chỉ mới được khai thác và sử dụng ở một số vùng. Việc nghiên cứu về lân được thực hiện nhiều nhất chỉ sau khi thành lập các nhà máy sản xuất supe phosphate và tecmo phosphate (1960-1961).

Theo Bùi Đình Dinh (1999) [19] thì quá trình nghiên cứu và sử dụng phân lân ở Việt Nam được chia ra làm 3 thời kỳ và chủ yếu tập chung cho lúa. * Giai đoạn 1960-1970: trong giai đoạn này, các giống lúa mới đã thay dần các giống lúa cũ trên nhiều vùng đất, kể cả trên đất có vấn đề. Các giống lúa thấp cây Chiêm bầu, Chiêm tép… các thí nghiệm về hiệu lực phân supe phosphate và tecmo phosphate bón với liều lượng lân trong đất còn cao, nhu cầu dinh dưỡng N, P, K của cây lúa giống cũ còn thấp, do đó đất cũng cung cấp đầy đủ cho lúa.

* Giai đoạn 1970 - 1990: trong giai đoạn này, các giống lúa mới đã thay dần các giống lúa cũ trên nhiều vùng đất, kể cả trên các đất có vấn đề. Các giống lúa mới thấp cây, năng suất cao (CR203, NN8 …) nhu cầu dinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dưỡng trong đó có lân cao cấp 2-3 giống lúa cũ. Hiệu quả của bón lân trong giai đoạn này cũng cao gấp 2-3 giống lúa cũ. Hiệu quả bón lân trong giai đoạn này cũng cao gấp 2-3 lần giai đoạn trước. Nguyên nhân có thể là do yêu cầu lân của các giống lúa mới cao hơn, mặt khác cũng do độ phì nhiêu của đất giảm sau một thời gian không bón phân lân. Tuy vậy trong giai đoạn này, mức sử dụng phân lân còn thấp, trung bình trong những năm 1981- 1984 không vượt quá 12 kg P2O5/ha.

* Giai đoạn 1990 đến nay: trong giai đoạn này, nhiều giống lúa mới xuất hiện trong đó có giống có tiềm năng năng suất cao như DT10, C70, C71, Khang Dân 18 … đặc biệt là các giống lai TG1, TG5 … các giống lúa này có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, không bón cân đối N, P, K sẽ dễ bị thất thu. Vì vậy trong giai đoạn này việc sử dụng phân lân ngày càng tăng. Từ năm 1995 đến nay, số lượng supe phosphate và tecmo phosphate tiêu thụ hàng năm trung bình 80 vạn tấn. Nguyên nhân có thể là do chính sách nhà nước, giống cây trồng mới cần nhiều lân, hệ số quay vòng của đất tăng, nhận thức của người dân tăng lên.

Đầu những năm bảy mươi khi phát hiện lân là yếu tố hạn chế năng suất lúa khi mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa mới có nhu cầu lân cao gấp 2-3 lần giống lúa cổ truyền như IR8, IR5. Vấn đề bón lân đã trở thành tập quán trong canh tác các giống lúa mới, lân thật sự là đòn bẩy năng suất và cùng với giải pháp thuỷ lợi là điều kiện tiên quyết trong điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng lúa mới, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia [20].

Theo Nguyễn Thị Lan, 2006 [36], hiệu suất của 1kg phân lân ở mức 60kg P2O5 cho 1ha trên nền phân chuồng 9 tấn, 80kg N, 60kg K2O là 5kg thóc/kg lân nguyên chất trên nền đất phù sa vàn chuyên lúa ở Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 25 - 27)