Phân bón và cách bón phân cho lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 33 - 35)

Phân bón cho lúa chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa phát triển, các loại dinh dưỡng này cần phải thường xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong đất luôn luôn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất thường không đủ cho cây lúa. Trong đất luôn tồn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất thường không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng suất, chất lượng khi thu hoạch. Người ta bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách bón các loại phân bón vào đất hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau để đạt được kết quả sản xuất cao nhất. Có hai cách bón phân cho cây lúa: bón vào đất và phun lên lá.

- Loại phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

(phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh), dạng bột viên (phân bón vô cơ: phân đạm, phân lân, phân kali, vôi, phân khoáng hỗn hợp, phân vi lượng…).

- Loại phân phun trên lá: là những loại phân đa lượng dễ tan và phân vi lượng hay một số hoá chất kích thích khác… ở dạng bột hoặc nước. Phân phun lên lá có đặc điểm là cây lúa dễ và nhanh hấp thu và là biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu trong điều kiện đất đai và bộ rễ lúa hư hại, kém phát triển hoặc cần bổ sung nhanh dinh dưỡng cho lúa. Phân bón qua lá có thể phun kết hợp cùng với thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với cây lúa người ta thường áp dụng chủ yếu biện pháp bón phân vào đất vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cần thiết cho cây lúa thường tồn tại trong các loại phân bón vào đất. Sử dụng phân bón vào đất người ta dùng các loại phân hữu cơ để bón lót vào đất trước khi gieo mạ hay trước khi cấy cùng với một lượng nhất định phân vô cơ, còn phần lớn lượng phân bón vô cơ dùng để bón thúc vào các giai đoạn cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa. Còn phun lên lá là biện pháp áp dụng đồng thời khi cây lúa cần bổ sung gấp một số dinh dưỡng cần thiết. Trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, ngày nay người ta cũng sử dụng một số hoá chất kích thích khác để điều tiết hoặc thúc đẩy hay hạn chế… từng giai đoạn phát triển hay bộ phận nhất định của cây lúa trong sản xuất hạt giống lúa lai F1 như: GA3, KH2PO4,…

Nếu tất cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa như: ánh sáng, độ ẩm, nước, nhiệt độ… đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón cung cấp cho cây lúa thiếu hoặc không cân đối không đúng với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ phát triển thì cây lúa cũng không thể có một hiệu suất cao nhất. Và ngược lại cung cấp thừa phân bón về chủng loại cũng như lượng bón thì không mang lại hiệu quả mà còn gây nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

những bất lợi cho sự phát triển của cây lúa và là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố giảm năng suất và xây dựng mô hình dự đoán năng suất lúa (Trang 33 - 35)