Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất của tinh dịch

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA GIỐNG HEO DUROC TẠI TRẠI HEO ĐỰC GIỐNG CỦA CÔNG TY SUNJIN TRẢNG BOM ĐỒNG NAI (Trang 24 - 28)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch.

Thường các nguyên nhân sau đây được chú ý:

2.6.1 Giống

Các giống heo khác nhau thì có phẩm chất tinh khác nhau. Ở Việt Nam, giống heo đực ngoại thường cho phẩm chất tinh và dung lượng cao hơn giống heo đực nội.

Bảng 2.4 Thể tích tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại.

Giống Đực nội Đực ngoại

Loại Hậu bị Trưởng thành Hậu bị Trưởng thành

V (ml/lần lấy) 50 – 80 >100 80 – 150 250 – 400

C (106 tinh trùng/ml) 15 – 60 150 – 300

VAC (109 tinh trùng/lần lấy) 1,3 – 10 16 – 90

(Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh, 1993; trích dẫn bởi Nguyễn Thế Duy, 2010).

2.6.2 Dinh dưỡng

Đối với đực giống ngoài việc duy trì trọng lượng và sức khỏe, dinh dưỡng còn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh:

12 2.6.2.1 Protein

Protein là thành phần chính để cấu tạo tế bào, kích thích tố, kháng thể, đồng thời đó là vật chất cấu tạo cơ bản của tinh trùng. Tỷ lệ đạm trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng và chất lượng tinh dịch (Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện, 1992; trích dẫn bởi Nguyễn Thế Duy, 2010).

Nếu thiếu protein thì khả năng sinh tinh yếu, chất lượng tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tính hăng giảm. Tuy nhiên protein dư thừa cơ thể không tích trữ được mà bài thải ra ngoài. Nếu protein dư trong khoảng thời gian dài thì thì cơ quan tiết niệu sẽ bị viêm do hoạt động quá tải, giảm tính hăng và tuổi thọ của heo cũng giảm.

2.6.2.2 Vitamin

Vitamin A làm ảnh hưởng tổng hợp testosterone. Nó góp phần bảo vệ mô cơ quan sinh dục, cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và đề kháng bệnh. Vitamin A cần thiết cho thú sinh sản để sản xuất ra giao tử. Nếu thiếu vitamin A, số lượng và hoạt lực tinh trùng và khả năng thụ thai giảm, đồng thời lớp tế bào mầm bị bất dưỡng, ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng và chất lượng tinh dịch.

Vitamin E góp phần tăng nồng độ và thể tích tinh dịch (Lâm Quang Ngà, 2005). Khi thiếu vitamin E, chức năng sinh sản con cái và con đực giảm. Riêng con đực khẩu phần thiếu vitamin E thì sẽ xảy ra sự thoái hoá tinh hoàn, tinh trùng bị kỳ hình nhiều, hoạt lực kém, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng.

Vitamin D cần thiết cho sự chuyển hoá Ca, P trong cơ thể. Thiếu vitamin D làm cho heo bị yếu chân, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và khó khăn khi lấy tinh.

2.6.2.3 Vai trò của khoáng

Rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường của gia súc nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình trên. Có 2 loại khoáng: đa lượng và vi lượng.

2.6.3 Tuổi của thú đực

Phẩm chất tinh dịch thay đổi theo độ tuổi. Dung lượng tinh dịch và mật độ tinh trùng tăng theo tuổi gắn liền với sự hoàn chỉnh cơ quan sinh dục, hormone và

13

cấu tạo cơ thể. Phẩm chất tinh tốt nhất ở heo 2 – 3 năm tuổi, về sau giảm dần.(Võ Văn Ninh, 2007).

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1998) đã chỉ ra rằng heo đực thành thục ở độ tuổi 5 – 8 tháng. Khi heo đực ở 110 – 125 ngày thì dịch hoàn của chúng có thể có tinh trùng nhưng khả năng thụ thai thấp và heo đực vẫn chưa thành thục về tập tính sinh dục. Tóm lại, ta không nên sử dụng nọc trước 7,5 – 8 tháng tuổi và cũng không nên kéo dài quá 3 năm. Khi nọc càng già thì càng trở nên nặng nề đồng thời làm cho tiến bộ di truyền bị chậm lại (trích dẫn bởi Danh Thành Đồng, 2011).

Bảng 2.5 Phẩm chất tinh theo độ tuổi

Tuổi V(ml) A C(106/ml) R VAC(109/lần) K(%)

1 185 0,88 286 4200 46,5 7

2,5 – 3,5 261 0,84 242 3400 53,1 8

4,5 284 0,81 176 2800 40,6 12 (Theo Đặng Đình Thông trạm Thụ Tinh Nhân Tạo Hà Nội quan sát trên giống heo Yorkshire Large White; trích dẫn bởi Phùng Đạt, 2009).

2.6.4 Thời tiết khí hậu

Trong chăn nuôi nếu có điều kiện nên khống chế nhiệt độ chuồng nuôi ở 16 – 22 0C, ẩm độ 65 – 75 %. Nhiệt độ trên 270C gây stress nhiệt và thời gian kéo dài sẽ làm giảm lượng tinh dịch, kỳ hình cao, sức kháng thấp và hoạt lực giảm.

Bảng 2.6 Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa

Giống heo Nồng độ tinh trùng 106/ml Mùa đông xuân Mùa hè thu

Heo nội 30 – 50 20 – 30

Heo ngoại 200 – 300 150 – 200

(Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh, 1993; trích dẫn bởi Phùng Đạt, 2009) Cường độ chiếu sáng: sản xuất tinh trùng tốt nhất khi heo đực được chiếu sáng 10 – 12 h/ngày và cường độ chiếu sáng là 250 lux.

14 2.6.5 Chăm sóc quản lý

Khi thú thành thục tính dục thì nên nhốt riêng 1 con/ô chuồng để tránh cắn nhau và nhảy lên nhau, chuồng phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, có sân chơi giúp thú vận động cơ thể rắn chắc không bị mập mỡ.

Hiện nay người ta sử dụng hai phương pháp lấy tinh đó là lấy tinh bằng âm đạo giả và lấy tinh bằng tay. Cả hai phương pháp trên đều có ưu khuyết điểm làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Do vậy, đòi hỏi người lấy tinh phải có tay nghề, kĩ thuật lẫn vệ sinh trong khi lấy tinh.

Chu kỳ lấy tinh là khoảng cách giữa hai lần lấy tinh. Khoảng cách này phải hợp lý, không quá dày cũng không quá thưa. Chu kỳ lấy tinh sẽ ảnh hưởng đến dung lượng, nồng độ, hoạt lực và số liều pha chế được trong một lấn lấy. Theo Lâm Quang Ngà (2005), chu kỳ lấy tinh ở heo < 12 tháng lấy 1 lần/tuần, heo > 12 tháng lấy 2 – 3 lần/tuần.

Trong quá trình xuất tinh, các tuyến sinh dục phụ đã tiết ra một số chất có hại cho tinh trùng trong quá trình bảo tồn. Môi trường pha chế nhằm làm loãng hàm lượng các chất này, đồng thời tạo môi trường thích hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt động. Việc pha chế và bảo tồn phải đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, pH, dinh dưỡng.…

Một số môi trường pha chế hiện nay ở nước ta như: A.H.R.I – 3, BSA, BST… Đây là các loại môi trường đóng gói sẵn và chỉ cần pha với nước cất theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, người ta còn có thể tự pha chế môi trường như công thức sau.

Bảng 2.7 Môi trường pha chế tinh dịch Glucose

bicarbonate Citrate Natri EDTA Penicillin Streptomycine Nước cất 60 g 1,2 g 3,7 g 3,7 g 1 triệu UI 1,0 g 1 lít

(trích Pha chế tinh dịch của công ty Greenfeed; trích dẫn bởi Phùng Đạt, 2009)

15 2.6.6 Bệnh tật

Một số bệnh trên heo có thể lây qua đường giao phối, lấy tinh như: bệnh do Lepto, PRRS…làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thú, đồng thời làm giảm phẩm chất tinh dịch. Vì vậy làm ảnh hưởng xấu đến đàn nái.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA GIỐNG HEO DUROC TẠI TRẠI HEO ĐỰC GIỐNG CỦA CÔNG TY SUNJIN TRẢNG BOM ĐỒNG NAI (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)