Chăm sóc và quản lý

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN GIỐNG LẠI SAU CAI SỮA CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI TẠI CÔNG TY SAN MIGUEL HORMEL VIỆT NAM (Trang 20 - 25)

2.4.1 Quy trình chăm sóc nái khô và nái mang thai

Hằng ngày heo nái khô và nái mang thai được cho ăn một lần vào buổi sáng, tắm rửa và dọn phân vào buổi trưa. Khẩu phần ăn của heo được cho ăn theo thể trạng được trình bày qua Bảng 2.3.

Mỗi sáng sớm tổ phối giống lùa heo đực thí tình đi kiểm tra sự lên giống của heo nái ở các chuồng chờ phối. Heo nái nào lên giống xác định có thể phối được thì chuyển sang chuồng mang thai để được phối giống. Nái được phối hai lần: vào buổi sáng sớm và

10

chiều mát, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Trước khi phối, heo nái phải được tắm rửa sạch sẽ đặt biệt là phần âm hộ. Phối heo phải đúng kỹ thuật, dụng cụ không nhiễm trùng hoặc nhiễm bẩn, dùng ống phối đúng loại và đúng cách, không làm heo sợ, giật mình,…

Hình 2.3 Các dạng thể trạng của nái

Bảng 2.3Đánh giá thể trạng và định mức thức ăn theo thể trạng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH San Miguel Hormel VN)

Điểm Thể trạng Nhận biết

(Bằng xương sườn, xương sống, xương chậu) Cho ăn 1 Quá gầy Rất dễ dàng có thể thấy bằng mắt. 3,00 kg/ ngày

2 Gầy Dễ nhận biết khi ấn tay vào. 2,75 kg/ ngày

3 Tốt (chỉ tiêu) Nhận biết được khi ấn tay mạnh vào. 2,50 kg/ ngày 4 Mập Khó cảm nhận được khi ấn tay mạnh. 2,25 kg/ ngày

5 Quá mập Không thể cảm nhận. 2,00 kg/ ngày

11

Vào khoảng ngày thứ 21 và ngày thứ 42 sau khi phối, tổ phối giống sẽ kiểm tra lại những heo nái trước đó để tìm và phát hiện những heo lên giống lại.

Theo dõi những nái có dấu hiệu biếng ăn, bỏ ăn, heo bệnh để chăm sóc điều trị kịp thời.

2.4.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng nái nuôi con

Một tuần trước khi đẻ, nái được chuyển từ chuồng mang thai đến chuồng đẻ. Nái được tắm sạch và sát trùng thật kĩ trước khi đưa vào chuồng. Heo trong một chuồng sẽ

“cùng lên – cùng xuống”. Heo cần phải sạch sẽ ở vùng âm hộ và vùng hậu môn, không để bẩn hoặc dính phân. Khi heo nái có dấu hiệu sắp đẻ thì trải bao bố làm ổ úm cho heo con, lắp đèn úm để làm ấm ổ úm. Nếu heo có dấu hiệu đẻ khó thì phải can thiệp ngay.

Trong vòng 3 ngày sau sinh, tiêm quy trình kháng sinh và Oxytocin cho nái nhằm mục đích kháng viêm và đẩy dịch hậu sản ra ngoài. Cho nái uống đủ nước sạch, cho ăn đúng theo định mức từ 4,0 – 4,5 kg / ngày. Máng ăn được bảo đảm sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa, thức ăn bị chua hoặc ôi thiu.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn thoáng mát, yên tĩnh, không gây ồn ào tránh gây stress cho cả heo mẹ và heo con.

2.4.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo con theo mẹ

Heo con ngay sau khi sinh ra phải móc nhớt ở miệng, phủ bột Mistral để giữ ấm cũng là làm khô tự nhiên cho heo. Heo sơ sinh sau 24 giờ được bấm tai, cắt đuôi, tiêm Marbocyl 2% ngừa nhiễm trùng, uống enrofloxacin (Octacin - EN 1%), cân trọng lượng.

Loại những heo dị tật, quá yếu ớt, trọng lượng dưới 0,5 kg. Sau 3 ngày heo con được tiêm Fe (2 ml/ con), uống Toltrazuril (Toltraril 5%) ngừa cầu trùng. Thiến heo đực lúc 6 – 8 ngày tuổi, chích Amoxicilin LA (Bio – Amox LA) ngừa nhiễm trùng.

Heo con từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi duy trì uống dung dịch AAN SW12. Tập ăn cho heo con từ 7 ngày tuổi bằng bột sữa và thức ăn hỗn hợp dạng lỏng, đồng thời cũng cho ăn thức ăn dạng bột. Trong những trường hợp cần thiết bổ sung các chế phẩm men tiêu hóa, chất điện giải, vitamin vào trong thức ăn heo con. Máng ăn heo con phải tuyệt

12

đối sạch sẽ, máng phải được rửa, sát trùng hằng ngày. Thức ăn của heo con tuyệt đối không bị nhiễm bẩn như phân, nước tiểu, không bị ôi hoặc chua.

Duy trì nhiệt độ thích hợp, tránh để heo bị lạnh, gió lùa, tiêm vắc xin đầy đủ theo quy trình. Heo con cai sữa vào khoảng 21 – 27 ngày tuổi.

2.4.4 Quy trình chăm sóc heo cai sữa và heo thịt

Heo con sau khi cai sữa heo mẹ được 3 – 5 ngày thì chuyển heo đến khu nuôi heo cai sữa. Heo được nuôi phân loại theo khối lượng và mục đích (heo thương phẩm, heo giống), không để heo cắn xé lẫn nhau. Thức ăn và nước uống được cung cấp tự do.

Những heo quá còi cọc, ốm yếu hằng ngày cho ăn một lần bằng thức ăn dạng lỏng có bổ sung chất điện giải, kháng sinh, vitamin.

Heo cai sữa từ 85 ngày tuổi trở lên thì chuyển sang chuồng nuôi heo thịt. Tránh để heo bị nhiễm lạnh, thực hiện quy trình vắc xin đầy đủ. Heo thường mắc một số bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, còi cọc, ghẻ… Vì vậy phải xem xét và điều trị kịp thời.

Cứ 2 ngày chuồng nuôi sẽ được sát trùng một lần bằng dung dịch Bestquam – S.

2.4.5 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng

Sau mỗi lần chuyển heo nái hoặc heo con đi, chuồng được xịt rửa sạch sẽ, sát trùng bằng dung dịch NaOH 3 – 5%. Từ 2 – 3 ngày sau, sát trùng lại một lần nữa bằng dung dịch Bestaquam – S. Chuồng được để trống ít nhất 7 ngày trước khi nuôi đợt heo mới.

Định kỳ sát trùng bằng dung dịch Bestaquam – S 1 lần/ tuần đối với chuồng nái nuôi con và chuồng heo thịt, 2 lần/ tuần đối với chuồng heo con cai sữa. Nếu dịch bệnh xảy ra việc sát trùng sẽ thường xuyên hơn. Các hố sát trùng ở đầu các dãy chuồng cũng phải được thay thường xuyên 2 lần/ tuần, hoặc thay cách ngày nếu dịch bệnh xảy ra.

Công tác diệt chuột, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh xung quanh cũng được tiến hành hàng tuần.

13

Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng

Loại heo Tuổi Tên vaccin Phòng bệnh

Heo con

7 ngày tuổi Mycoplasma Viêm phổi vùng

21 ngày tuổi Hog cholera 1 Dịch tả

63 ngày tuổi Hog cholera 2 Dịch tả

70 ngày tuổi FMD Lở mồm long móng

84 ngày tuổi PR Giả dại

Heo hậu bị

25 tuần tuổi Hog cholera Dịch tả

26 tuần tuổi PR Giả dại

27 tuần tuổi FMD Lở mồm long móng

28 tuần tuổi Parvo Shield 1 Rối loạn sinh sản 29 tuần tuổi Mycoplasma + Circo 1 Viêm phổi + còi cọc 30 tuần tuổi Parvo Shield 2 Rối loạn sinh sản 31 tuần tuổi Mycoplasma + Circo 2 Viêm phổi + còi cọc

32 tuần tuổi PRT PRRS + Rotavirus +

T.G.E

Heo nái

5 tuần trước khi sanh E.coli + PRT 1 E.coli + PRRS + Rotavirus + T.G.E 4 tuần trước khi sanh Hog cholera Dịch tả

2 tuần trước khi sanh E.coli + PRT 2 E.coli + PRRS + Rotavirus + T.G.E 2 tuần sau khi sanh Parvo Shield Rối loạn sinh sản (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH San Miguel Hormel VN)

14

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN GIỐNG LẠI SAU CAI SỮA CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI TẠI CÔNG TY SAN MIGUEL HORMEL VIỆT NAM (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)