Thời gian lên giống trung bình của đàn heo nái giống khảo sát là 6,04 ngày. Trong đó nhóm giống Y(LY) có thời gian lên giống sớm nhất (5,78 ngày) và nhóm giống L(YL) có thời gian lên giống muộn nhất (6,40 ngày).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về thời gian lên giống lại sau cai sữa giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.7
34
Bảng 4.7 Thời gian lên giống lại của các nhóm giống
Giống nái Số ngày chờ phối (ngày)
𝑋𝑋 � ± SD
YL 5,81 ±0,88
LY 5,94 ± 0,73
Y(LY) 5,78 ± 0,81
L(YL) 6,40 ± 0,94
D(YL) 6,03 ± 0,81
D(LY) 6,11 ± 0,85
Quần thể 6,04 ± 0,85
F ns
(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)
Thời gian lên giống của nhóm giống YL mà chúng tôi khảo sát là 5,81 ngày ngắn hơn so với kết quả khảo sát của Animal Reproduction Science (2000) là 6,20 ngày và cũng ngắn hơn kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứuViện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2001 – 2004) là 7,18 ngày.
Thời gian lên giống của nhóm giống LY chúng tôi khảo sát là 5,94 ngày ngắn hơn kết quả khảo sát của của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2001 – 2004) là 7,14 ngày và ngắn hơn kết quả của Lê Đình Phùng (2009) là 7,90 ngày.
4.3.2 Thời gian lên giống phân tích theo số heo con cai sữa
Số heo con cai sữa của nái được chia làm 4 nhóm. Kết quả khảo sát cho thấy số heo con cai sữa nhiều hay ít không có ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại (Bảng 4.8).
Thời gian lên giống lại dao động từ 5,97 ngày đến 6,30 ngày. Sự khác biệt giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa (P > 0,05).
35
Bảng 4.8 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo số heo con cai sữa.
Nhóm nái (Số con cai sữa)
Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD
Nhóm 1 (dưới 6 con) 6,29 ± 0,73
Nhóm 2 (6 – 7 con) 6,30 ± 0,98
Nhóm 3 (8 – 9 con) 5,97 ± 0,79
Nhóm 4 (trên 9 con) 5,99 ± 0,88
F ns
(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)
4.3.3 Thời gian lên giống phân tích theo trọng lượng heo con cai sữa
Trọng lượng heo con cai sữa được chia thành 4 nhóm. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng trọng lượng của heo con cai sữa dù thấp hay cao cũng không ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại của nái (Bảng 4.9)
Thời gian lên giống lại của nái dao động từ 5,75 ngày đến 6,75 ngày. Sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Bảng 4.9 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo trọng lượng HCCS.
Nhóm nái (Trọng lượng HCCS)
Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD
Nhóm 1 (≤ 6,5 kg) 6,02 ± 0,79
Nhóm 2 (6,6 – 7,0 kg) 6,04 ± 0,90
Nhóm 3 (7,1 – 7,5 kg) 5,75 ± 0,89
Nhóm 4 (7,6 – 8 kg) 6,75 ± 1,26
F ns
(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)
36
4.3.4 Thời gian lên giống phân tích theo số ngày nuôi con
Số ngày nuôi con của nái được chia thành 2 nhóm. Kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được cho thấy rằng số ngày nuôi con không có ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại của nái sau cai sữa. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.10.
Theo Võ Văn Ninh (2007), việc cai sữa cho heo con sớm hơn 21 ngày cũng khó làm cho nái động dục sớm và cũng không rút ngắn chu kỳ sinh sản bao nhiêu, nhưng heo con khó nuôi hơn, tốn kém hơn nếu cai sữa quá sớm.
Những nhược điểm do thời gian cai sữa quá sớm (trước 21 ngày) là lên giống lại không rõ, giảm lượng trứng rụng. Nhược điểm do cai sữa muộn là thể lực nái bị mài mòn, ngày lên giống lại trễ, lên giống không rõ (Theo Pig & Pork).
Bảng 4.10 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo số ngày nuôi con.
Nhóm nái (Số ngày nuôi con)
Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD
Nhóm 1 (21 – 27 ngày) 6,07 ± 0,88
Nhóm 2 (trên 27 ngày) 5,94 ± 0,73
F ns
(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)
4.3.5 Thời gian lên giống phân tích theo lứa đẻ
Số lứa đẻ của nái được chia làm 4 nhóm. Kết quả khảo sát thu được kết quả rằng:
Nhóm nái đẻ trên 8 lứa có thời gian lên giống sớm nhất là 5,44 ngày. Nhóm nái đẻ từ 1 – 2 lứa có thời gian lên giống chậm nhất 6,18 ngày (Bảng 4.11). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt là có ý nghĩa với P < 0,05.
Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận trung ương hội nông dân Việt Nam (2007). Heo nái tơ và nái đẻ lứa 1, lứa 2 thì tỷ lệ động dục trong tuần đầu sau cai sữa là 45 – 60%. Trong khi heo nái rạ trên 2 lứa chiếm tỷ lệ động dục trên 80%.
37
Bảng 4.11 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo lứa Nhóm nái
(Số lứa)
Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD
Nhóm 1 (lứa 1 – 2 ) 6,18a ± 0,95
Nhóm 2 (lứa 3 – 5) 6,03ab ± 0,74
Nhóm 3 (lứa 6 – 8) 6,00ab ± 0,80
Nhóm 4 (trên lứa 8) 5,44b ± 0,51
F *
(Trong cùng 1 cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)
4.3.6 Thời gian lên giống phân tích theo thể trạng của heo nái
Nhóm nái thể trạng trung bình có thời gian lên giống sớm nhất là 5,66 ngày. Hai nhóm nái thể trạng mập và thể trạng ốm có thời gian lên giống chậm hơn. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm nái là rất có ý nghĩa với P < 0,001.
Kết quả được trình bày qua Bảng 4.12.
Bảng 4.12 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo thể trạng Nhóm nái
(Thể trạng)
Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD
Nhóm 1 (mập) 6,70a ± 0,67
Nhóm 2 (trung bình) 5,66b ± 0,74
Nhóm 3 (ốm) 6,39a ± 0,79
F ***
(Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thường khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ***: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%)
38
Khẩu phần quá thừa protein làm cho gan và thận phải tích luỹ protein quá nhiều, hậu quả là gây mất cân bằng, làm cản trở việc chuyển hoá hormone sinh dục, giảm sinh sản. Những heo nái quá mập thì sự hình thành các tế bào trứng có thể vẫn tiếp tục nhưng quá trình rụng trứng không xảy ra do buồng trứng bị bao bọc một lớp mỡ dày đặc. Từ đó gây ra triệu chứng chậm động dục. Ngược lại, khẩu phần quá thiếu protein có thể ức chế chức năng nội tiết của thuỳ trước tuyến yên, khi FSH và LH tiết ra không đầy đủ sẽ làm cho heo nái không động dục hoặc chậm động dục. Dinh dưỡng cho heo nái nuôi con và sau khi cai sữa có ảnh hưởng đến khả năng động dục và thụ thai: heo nái có thể trạng lý tưởng sẽ có tỷ lệ động dục cao hơn heo mập mỡ (Theo diendannongnghiep, 2007).
Thể trạng tốt (mức trung bình) có thời gian lên giống lại ngắn, nên giảm được số ngày không sản xuất. Điều này đem lại lợi ích kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, chúng ta cần phải quan tâm tác động đến dinh dưỡng của nái để trong cùng một thời gian tất cả các nái sau cai sữa có thể trạng tối ưu nhất và đồng đều với nhau.
39
Chương 5
K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ