Cơ cấu đàn heo khảo sát

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN GIỐNG LẠI SAU CAI SỮA CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI TẠI CÔNG TY SAN MIGUEL HORMEL VIỆT NAM (Trang 36 - 51)

Sau hơn ba tháng thực tập tại trại II của công ty San Miguel Hormel VN, chúng tôi đã khảo sát được 188 nái với 707 ổ đẻ thuộc 6 nhóm giống LY, YL, Y(LY), L(YL), D(YL), D(LY). Chúng tôi có số nái thuộc 6 nhóm giống được trình bày qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Số nái và nhóm giống nái khảo sát Số lượng

khảo sát

Nhóm giống

LY YL Y(LY) L(YL) D(YL) D(LY) Tổng

18 27 18 20 33 72 188

4.2 Thành tích sinh sản của đàn nái khảo sát

4.2.1 Số heo con sơ sinh, số heo con còn sống, số heo con cai sữa phân tích theo giống 4.2.1.1 Số heo con sơ đẻ ra sinh phân tích theo nhóm giống.

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.2

Số heo con đẻ ra trung bình của quần thể khảo sát là 9,41 con/ ổ. Trong đó nhóm giống có số con đẻ ra cao nhất là YL với 10,01 con/ ổ và thấp nhất là nhóm giống L(YL) với 8,80 con /ổ.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số heo con sơ sinh giữa các nhóm giống là có ý nghĩa với P < 0,05.

Theo khảo sát về số heo con sơ sinh của Nguyễn Văn Nguyên (2010) là 9,74 con, của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 9,87 con, cả hai kết quả khảo sát trên đều cao hơn kết quả khảo sát của chúng tôi với 9,41 con.

26

Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh, số heo còn sống, số heo cai sữa phân tích theo giống

Giống nái

HCSS (con/ ổ)

HCCSONG (con/ ổ)

HCCSUA (con/ ổ)

𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD

YL 10,01a ± 0,70 9,64 ± 0,88 8,97 ± 0,80

LY 9,78ab ± 1,15 9,59 ± 1,10 9,06 ± 0,88

Y(LY) 9,97ab ± 0,55 9,59 ± 0,70 9,43 ± 0,76 L(YL) 8,80b ± 2,37 8,35 ± 2,45 8,05 ± 2,41 D(YL)

D(LY) Quần thể

F

9,55ab ± 1,32 9,06ab ± 2,02 9,41 ± 1,68

*

9,14 ± 1,90 9,17 ± 1,90 9,23 ± 1,59

ns

8,65 ± 1,79 8,79 ± 1,39 8,81 ± 1,48

ns

(Trong cùng 1 cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

4.2.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống phân tích theo giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4.2

Số heo con sơ sinh còn sống cho biết thành tích sinh sản của mỗi giống heo đồng thời đánh giá kết quả chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng của công ty trong thời gian nái mang thai và sinh đẻ.

Số heo con sơ sinh còn sống chịu ảnh hưởng bởi thời gian đẻ, nếu đẻ lâu heo con sẽ bị chết ngộp, heo nái càng nhiều lứa đẻ càng tăng nguy cơ gây chết heo con trong quá trình mang thai và sinh đẻ.

Số heo con còn sống trung bình của quần thể khảo sát là 9,23 con. Trong đó nhóm giống có số heo con còn sống cao nhất là nhóm YL với 9,64 con và thấp nhất là nhóm giống L(YL) với 8,35 con.

27

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số heo con còn sống giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0.05.

Theo kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 9,58 con/ ổ, của Trịnh Văn Đẳng (2006) là 9,30 con/ ổ thì kết quả khảo sát của chúng tôi thấp hơn với 9,23 con/ ổ.

Nhưng cao hơn kết quả của Trương Thị Diệu Linh (2010) là 9,22 con/ ổ.

4.2.1.3 Số con cai sữa phân tích theo nhóm giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4.2

Số heo con cai sữa trung bình của quần thể khảo sát là 8,81 con/ổ. Trong đó nhóm giống có số heo cai sữa cao nhất là giống Y(LY) với 9,43 con/ổ và thấp nhất là nhóm giống L(YL) với 8,05 con/ổ.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số heo con cai sữa giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.

So với kết quả khảo sát về chỉ tiêu này của Đoàn Thị Như Ngọc (2010) là 8,18 con/ổ, của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 8,33 con/ổ, thì thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo sát và của Trần Thị Hồng Nhung (2011) là 8,81 thì bằng kết quả khảo sát của chúng tôi.

4.2.2 Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh trên con và trên ổ phân tích theo giống 4.2.2.1 Trọng lượng heo con sơ sinh trên con phân tích theo giống

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.3

Trọng lượng sơ sinh heo con trung bình của quần thể là 1,32kg/ con. Trong đó nhóm giống có trọng lượng cao nhất là nhóm D(LY) với 1,34 kg/ con và thấp nhất là nhóm L(YL) với 1,27 kg/ con.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng sơ sinh heo con giữa các nhóm giống là rất cóý nghĩa với P < 0,01.

28

Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh, trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ phân tích theo giống.

Giống

TLSS (kg/ con)

TLSSTO (kg/ ổ)

𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD

YL LY Y(LY) L(YL) D(YL) D(LY) Quần thể

1,34ab ± 0,09 1,32ab ± 0,03 1,28ab ± 0,05 1,27b ± 0,08 1,29ab ± 0,06

1,34a ± 0,12 1,32 ± 0,09

13,03a ± 1,26 12,73a ± 1,45 12,34ab ± 0,86

10,74b ± 2,67 12,16ab ± 1,56 12,02ab ± 2,14 12,15 ± 1,93

F ** **

(Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thường khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%)

Kết quả khảo sát của Trần Thị Hồng Nhung (2011) là 1,54kg/ con và của Võ Thị

Kim Ngân (2011) là 1,45 kg/ con, so với khảo sát của chúng tôi 1,32 kg/ con thì kết quả khảo của chúng tôi thấp hơn.

4.2.2.2 Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ phân tích theo giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4.3

Trọng lượng sơ sinh trung bình toàn ổ của quần thể là 12,15 kg/ ổ. Trong đó nhóm giống có trọng lượng trung bình toàn ổ cao nhất là nhóm YL với 13,03 kg/ ổ và thấp nhất là nhóm giống L(YL) với 10,74 kg/ ổ.

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống giữa các nhóm giống là rất có ý nghĩa (P < 0,01 ).

29

Kết quả khảo sát của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Trần Thị Hồng Nhung (2011) với 14,40 kg/ ổ và Võ Thị Kim Ngân (2011) với 12,96 kg/ổ.

So chỉ tiêu kỹ thuật giống gốc (2008), trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống của heo giống ngoại là không nhỏ hơn 13,00 kg/ ổ thì kết quả khảo sát cả chúng tôi chưa đạt yêu cầu.

4.2.3 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa, trọng lượng cai sữa toàn ổ phân tích theo giống

4.2.3.1 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa phân tích theo nhóm giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4.4

Số heo con cai sữa trung bình của quần thể là 6,61 kg/ con. Trong đó cao nhất là nhóm giống YL với 6,68 kg/ con và thấp nhất là nhóm giống D(YL) với 6,51 kg/ con.

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu số heo con cai sữa theo nhóm giống là không cóý nghĩa (P> 0,0,5).

Kết quả khảo sát của chúng tôi (6,61 kg/ con) thấp hơn so với kết quả khảo sát của Trần Thị Hồng Nhung (2011) là 6,95 kg/ con và của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 8,33 kg/

con.

4.2.3.2 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ phân tích theo nhóm giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4.4

Trọng lượng heo con cai sữa trung bình của quần thể khảo sát là 58,67 kg/ ổ.

Trong đó nhóm giống có trọng lượng con cai sữa cao nhất là nhóm Y(LY) với 61,94 kg/

ổ và thấp nhất là nhóm giống L(YL) với 54,84 kg/ ổ.

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu trọng lượng cai sữa toàn ổ là không có ý nghĩa (P > 0,05).

Trọng lượng bình quân heo con cai sữa toàn ổ của chúng tôi khảo sát là 58,67 kg/

ổ cao hơn của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 54,48 kg/ ổ nhưng thấp hơn của Trần Thị

Hồng Nhung (2011) là 61,88 kg/ ổ.

30

Bảng 4.4 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa, trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ phân tích theo giống.

Giống

TLCS (kg/ con)

TLCSTO (kg/ ổ)

𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD

YL LY Y(LY) L(YL) D(YL) D(LY) Quần thể

6,68 ± 0,31 6,60 ± 0,03 6,57 ± 0,31 6,66 ± 0,44 6,51 ± 0,41 6,64 ± 0,34 6,61 ± 0,35

60,05 ± 6,28 59,87 ± 6,25 61,94 ± 5,32 54,84 ± 15,43

58,14 ± 9,16 58,34 ± 9,42 58,67 ± 9,32

F ns ns

(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

4.2.4 Khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ trên nái trên năm 4.2.4.1 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.5

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình chung của quần thể nái khảo sát là 166 ngày. Trong đó nhóm YL và LY có khoảng cách dài nhất là 185 ngày, ngắn nhất là nhóm Y(LY) với khoảng cách là 155 ngày.

Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn, làm cho số lứa đẻ của nái trên năm cao là do khả năng nuôi con của nái kém, do đó người ta cho cai sữa sớm, đàn con được gởi ghép những nái khác và bản thân nái đó được đưa đi phối giống lại.

31

Bảng 4.5 Khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ trên nái trên năm phân tích theo giống

(Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thường khác biệt không có ý nghĩa thống kê;

***: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%)

Ngược lại một số trường hợp nái có khả năng cho sữa tốt người ta lại sử dụng triệt để, làm cho khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài dẫn đến số lứa đẻ của nái trên năm thấp.

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về khoảng cách hai lứa đẻ giữa các giống nái là rất rất có ý nghĩa (P < 0,001).

Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Ngân (2011) là 159 ngày và Trần Thị Hồng Nhung (2011) với 152 ngày.

4.2.4.2 Số lứa đẻ trên nái trên năm:

Số lứa đẻ trên nái trên năm trung bình của quần thể là 2,23 lứa. Trong đó cao nhất là nhóm giống Y(LY) với 2,36 lứa/năm và thấp nhất là nhóm giống LY với 2,00 lứa/năm.

Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm giống về số lứa đẻ của nái trên năm là rất rất cóý nghĩa (P < 0,001).

Giống

KC2LD (ngày)

SLD/N/N (lứa)

𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD

YL LY Y(LY) L(YL) D(YL) D(LY) Quần thể

185a ± 27 185a ± 27 155b ± 14 160b ± 16 161b ± 30 157b ± 20 167 ± 27

2,01b ± 0,27 2,00b ± 0,27 2,36a ± 0,19 2,29a ± 0,20 2,31a ± 0,30 2,35a ± 0,25 2,23 ± 0,29

F *** ***

32

Kết quả khảo sát của chúng tôi là 2,23 lứa thấp hơn kết quả khảo sát của Huỳnh Thị Kim Oanh (2007) là 2,30 lứa và Trần Thị Hồng Nhung (2011) là 2,42 lứa.

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.5

4.2.5 Trọng lượng cai sữa toàn nái toàn năm và số con cai sữa trên nái trên năm 4.2.5.1 Trọng lượng cai sữa toàn nái toàn năm

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.6

Trọng lượng cai sữa trên nái trên năm trung bình của quần thể khảo sát là 131,55 kg/năm. Trong đó cao nhất là nhóm giống Y(LY)với 147,46 kg, và thấp nhất là nhóm giống LY với 119,67 kg.

Qua kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng cai sữa trên nái trên năm giữa các nhóm giống là rất có ý nghĩa (P< 0,01).

So với kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Nguyên (2010) là 124,09 kg/ năm thì kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn.

4.2.5.2 Số con cai sữa trên nái trên năm Kết quả được trình bày qua Bảng 4.6

Số con cai sữa trên nái trên năm trung bình của quần thể khảo sát là 19,85 con/ năm.

Trong đó nhóm giống Y(LY) có số con cai sữa trên nái trên năm cao nhất với 22,52 con và nhóm giống YL có số con cai sữa trên nái trên năm thấp nhất với 18,03 con.

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số con cai sữa trên nái trên năm giữa các nhóm giống là rất có ý nghĩa (P< 0,01).

Kết quả khảo sát của chúng tôi là 19,85 con, cao hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Nguyên (2010) là 19,34 con và Trần Thị Doãn Tín (2010) là 19,62 con.

33

Bảng 4.6 Trọng lượng cai sữa toàn nái toàn năm, số con cai sữa trên nái trên năm.

Giống

PCS/N/N (kg)

SCCS/N/N (con)

𝑋𝑋� ± SD 𝑋𝑋� ± SD

YL LY Y(LY) L(YL) D(YL) D(LY) Quần thể

120,33b ± 19,97 119,67b ± 20,06 147,46a ± 17,22 126,24ab ± 40,58 132,51ab ± 28,19 138,40ab ± 24,63 131,55 ± 26,70

18,03b ± 3,06 18,14b ± 3,06 22,52a ± 2,60 18,74ab ± 6,47 22,02ab ± 5,20 20,93ab ± 3,60 19,85 ± 4,29

F ** **

(Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thường khác biệt không có ý nghĩa thống kê;

**: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%)

4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại của nái sau cai sữa 4.3.1 Thời gian lên giống phân tích theo giống

Thời gian lên giống trung bình của đàn heo nái giống khảo sát là 6,04 ngày. Trong đó nhóm giống Y(LY) có thời gian lên giống sớm nhất (5,78 ngày) và nhóm giống L(YL) có thời gian lên giống muộn nhất (6,40 ngày).

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về thời gian lên giống lại sau cai sữa giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.

Kết quả được trình bày ở Bảng 4.7

34

Bảng 4.7 Thời gian lên giống lại của các nhóm giống

Giống nái Số ngày chờ phối (ngày)

𝑋𝑋 � ± SD

YL 5,81 ±0,88

LY 5,94 ± 0,73

Y(LY) 5,78 ± 0,81

L(YL) 6,40 ± 0,94

D(YL) 6,03 ± 0,81

D(LY) 6,11 ± 0,85

Quần thể 6,04 ± 0,85

F ns

(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

Thời gian lên giống của nhóm giống YL mà chúng tôi khảo sát là 5,81 ngày ngắn hơn so với kết quả khảo sát của Animal Reproduction Science (2000) là 6,20 ngày và cũng ngắn hơn kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứuViện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2001 – 2004) là 7,18 ngày.

Thời gian lên giống của nhóm giống LY chúng tôi khảo sát là 5,94 ngày ngắn hơn kết quả khảo sát của của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2001 – 2004) là 7,14 ngày và ngắn hơn kết quả của Lê Đình Phùng (2009) là 7,90 ngày.

4.3.2 Thời gian lên giống phân tích theo số heo con cai sữa

Số heo con cai sữa của nái được chia làm 4 nhóm. Kết quả khảo sát cho thấy số heo con cai sữa nhiều hay ít không có ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại (Bảng 4.8).

Thời gian lên giống lại dao động từ 5,97 ngày đến 6,30 ngày. Sự khác biệt giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa (P > 0,05).

35

Bảng 4.8 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo số heo con cai sữa.

Nhóm nái (Số con cai sữa)

Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD

Nhóm 1 (dưới 6 con) 6,29 ± 0,73

Nhóm 2 (6 – 7 con) 6,30 ± 0,98

Nhóm 3 (8 – 9 con) 5,97 ± 0,79

Nhóm 4 (trên 9 con) 5,99 ± 0,88

F ns

(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

4.3.3 Thời gian lên giống phân tích theo trọng lượng heo con cai sữa

Trọng lượng heo con cai sữa được chia thành 4 nhóm. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng trọng lượng của heo con cai sữa dù thấp hay cao cũng không ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại của nái (Bảng 4.9)

Thời gian lên giống lại của nái dao động từ 5,75 ngày đến 6,75 ngày. Sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa với P > 0,05.

Bảng 4.9 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo trọng lượng HCCS.

Nhóm nái (Trọng lượng HCCS)

Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD

Nhóm 1 (≤ 6,5 kg) 6,02 ± 0,79

Nhóm 2 (6,6 – 7,0 kg) 6,04 ± 0,90

Nhóm 3 (7,1 – 7,5 kg) 5,75 ± 0,89

Nhóm 4 (7,6 – 8 kg) 6,75 ± 1,26

F ns

(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

36

4.3.4 Thời gian lên giống phân tích theo số ngày nuôi con

Số ngày nuôi con của nái được chia thành 2 nhóm. Kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được cho thấy rằng số ngày nuôi con không có ảnh hưởng đến thời gian lên giống lại của nái sau cai sữa. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.10.

Theo Võ Văn Ninh (2007), việc cai sữa cho heo con sớm hơn 21 ngày cũng khó làm cho nái động dục sớm và cũng không rút ngắn chu kỳ sinh sản bao nhiêu, nhưng heo con khó nuôi hơn, tốn kém hơn nếu cai sữa quá sớm.

Những nhược điểm do thời gian cai sữa quá sớm (trước 21 ngày) là lên giống lại không rõ, giảm lượng trứng rụng. Nhược điểm do cai sữa muộn là thể lực nái bị mài mòn, ngày lên giống lại trễ, lên giống không rõ (Theo Pig & Pork).

Bảng 4.10 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo số ngày nuôi con.

Nhóm nái (Số ngày nuôi con)

Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD

Nhóm 1 (21 – 27 ngày) 6,07 ± 0,88

Nhóm 2 (trên 27 ngày) 5,94 ± 0,73

F ns

(ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê)

4.3.5 Thời gian lên giống phân tích theo lứa đẻ

Số lứa đẻ của nái được chia làm 4 nhóm. Kết quả khảo sát thu được kết quả rằng:

Nhóm nái đẻ trên 8 lứa có thời gian lên giống sớm nhất là 5,44 ngày. Nhóm nái đẻ từ 1 – 2 lứa có thời gian lên giống chậm nhất 6,18 ngày (Bảng 4.11). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt là có ý nghĩa với P < 0,05.

Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận trung ương hội nông dân Việt Nam (2007). Heo nái tơ và nái đẻ lứa 1, lứa 2 thì tỷ lệ động dục trong tuần đầu sau cai sữa là 45 – 60%. Trong khi heo nái rạ trên 2 lứa chiếm tỷ lệ động dục trên 80%.

37

Bảng 4.11 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo lứa Nhóm nái

(Số lứa)

Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD

Nhóm 1 (lứa 1 – 2 ) 6,18a ± 0,95

Nhóm 2 (lứa 3 – 5) 6,03ab ± 0,74

Nhóm 3 (lứa 6 – 8) 6,00ab ± 0,80

Nhóm 4 (trên lứa 8) 5,44b ± 0,51

F *

(Trong cùng 1 cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)

4.3.6 Thời gian lên giống phân tích theo thể trạng của heo nái

Nhóm nái thể trạng trung bình có thời gian lên giống sớm nhất là 5,66 ngày. Hai nhóm nái thể trạng mập và thể trạng ốm có thời gian lên giống chậm hơn. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm nái là rất có ý nghĩa với P < 0,001.

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.12.

Bảng 4.12 Thời gian lên giống lại của nái phân tích theo thể trạng Nhóm nái

(Thể trạng)

Số ngày chờ phối 𝑋𝑋 � ± SD

Nhóm 1 (mập) 6,70a ± 0,67

Nhóm 2 (trung bình) 5,66b ± 0,74

Nhóm 3 (ốm) 6,39a ± 0,79

F ***

(Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thường khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ***: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN GIỐNG LẠI SAU CAI SỮA CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI TẠI CÔNG TY SAN MIGUEL HORMEL VIỆT NAM (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)