NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ 5, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 20 - 25)

Tuổi thành thục là một trong những chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái bởi heo hậu bị thành thục ở độ tuổi càng sớm thì càng rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu. Do đó người chăn nuôi sẽ giảm được chi phí thức ăn, tiết kiệm

công chăm sóc cũng như giảm bớt thời gian chăn nuôi mà không làm ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2005), thì trung bình tuổi thành thục của heo hậu bị cái ngoại khoảng 5-8 tháng tuồi.Heo hậu bị cái lai có tuổi thành thúc sớm hơn heo hậu bị cái thuần 1-4 tuần.

Theo Christenson và ctv (1979), cho rằng giữa các giống heo ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc, thì Landrace có tuổi thành thục sớm nhất kế đến là giống yorkshire và muộn nhất là giống Duroc. Heo nội có tuổi thành thục sớm hơn heo ngoại, heo lai có tuổi thành thục sớm hơn heo thuần (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).

Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, môi trường, bệnh tật,… cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục.

2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu

Heo có tuổi phối giống lần đầu sớm và sự phối giống đậu thai sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm, quay vòng nhanh, sẽ gia tăng được thời gian sử dụng heo nái.

Theo Dourmad (2005), ở Pháp heo cái hậu bị được phối giống vào lúc 220- 240 ngày tuổi với trọng lượng đạt từ 135-140 kg và độ dày mỡ lưng 15-16 mm cho năng suất sinh sản cao trong thời gian khai thác. Phần lớn heo nái được phối giống sau 1 hoặc 2 chu kỳ lên giống trước khi đạt trọng lượng phối (110-120 kg) thì số heo con đẻ ra trên lứa 1 sẽ cao.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2005), phối giống lứa đầu ở heo hậu bị cái lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lớn không dưới 65-70 kg. Đối với heo hậu bị cái ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80-90 kg.

Nên phối giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, và lưu ý tránh thời điểm heo ăn quá no hoặc quá đói.

 

2.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu

Đây là chỉ tiêu rất được các nhà chăn nuôi quan tâm, nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ heo thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm. Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được chi phí chăm sóc nuôi dưỡng và giảm thiệt hại kinh tế.

Heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời hoặc phối giống không đúng kỹ thuật, thức ăn dinh dưỡng kém, mắc các bệnh truyền nhiễm và sản khoa, chuồng trại không đảm bảo, sự quản lý không tốt trong thời gian mang thai,…

làm cho tuổi đẻ lứa đầu muộn. Vì vậy, để nái có được tuổi đẻ lứa đầu sớm chúng ta cần phải có chế độ chăm sóc thật tốt và thường xuyên theo dõi heo hậu bị lên giống.

Để đạt được số heo con sơ sinh ra trên ổ cao chúng ta thường bỏ qua chu kỳ động dục đầu tiên và nên phối giống ở những chu kỳ động dục kế tiếp.

Do đó, vấn đề công tác giống là rất cần thiết, chọn lọc, lai tạo để cho ra những giống heo vừa thành thục sớm vừa có cường độ sinh trưởng cao và sớm trưởng thành về tầm vóc.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2005), heo cái nội có tuổi đẻ lứa đầu sớm, thưởng là từ 11-12 tháng tuổi.Đối với heo cái ngoại và heo cái lai nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi nhưng không quá 14 tháng tuổi.

2.3.4 Tỉ lệ đậu thai và tỉ lệ đẻ

Thời điểm phối giống quyết định tỉ lệ thụ thai và số heo con đẻ ra trên ổ.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), cho rằng nên phối giống khoảng 12-30 giờ sau khi heo hậu bị bắt đầu có biểu hiện động dục và 18-36 giờ ở heo nái rạ. Thông thường người ta phối giống hai lần hay ba lần (phối kép, mỗi lần cách nhau 12-24 giờ) để gia tăng tỉ lệ đậu thai.

Vấn đề chăm sóc quản lý cũng rất quan trọng trong thời gian mang thai của heo nái, tránh gây stress để giảm khả năng xảy thai và tăng số heo con đẻ ra trên ổ.

Ngoài ra, nhiệt độ và ẩm độ cao cũng làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ.

2.3.5 Thời gian lên giống lại sau cai sữa

Thời gian lên giống lại sớm sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái trên năm. Nếu chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý thì nái sẽ lên giống lại trong vòng 1 tuần sau cai

sữa. Để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi và tăng sức sinh sản của heo nái cần áp dụng những biện pháp thích hợp. Thời gian lên giống lại phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật chăn nuôi và thể trạng của heo nái sau cai sữa.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), thông thường heo nái sẽ động dục lại sau khi cai sữa 3-5 ngày. Nhưng vẫn có những con nái động dục lại rất chậm sau khi cai sữa, gây lãng phí và giảm số lứa đẻ trong năm, cũng có nái động dục lại trong lúc nuôi con. Như vậy, cần theo dõi và nhạy bén phát hiện thời điểm lên giống để tuyển chọn những nái có chu kỳ động dục đều đặn.

Thời gian lên giống lại sau cai sữa có thể bị ảnh hưởng bởi mùa, lứa đẻ, dinh dưỡng, tiếp xúc nọc, số heo con trong bầy cai sữa, thời gian tiết sữa khi nuôi con và các yếu tố stress khác do môi trường.

2.3.6 Số heo con sinh ra trên ổ

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái. Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, nhiệt độ chuồng nuôi, thời điểm phối giống, số trứng rụng, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai, kiểu phối giống hoặc do con đực truyền tinh không tốt.

Theo Claus và ctv (1985), thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, số lần phối, chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, tuổi của heo mẹ,… đều ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu này (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nhiệt độ và ẩm độ cao trong khoảng thời gian 1-16 ngày đầu hay 102-110 ngày cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ.

Theo Whittemore (1993), yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo vẫn là giống. Vì vậy cải thiện con giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính mắn đẻ của heo (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).

2.3.7 Số lứa đẻ của nái trên năm

Số lứa đẻ của một nái trong năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời gian lên giống lại sau cai sữa, tỷ lệ đậu thai, đặc biệt là khoảng cách giữa hai lứa đẻ

kế tiếp. Nếu khoảng cách giữa hai lứa đẻ kế tiếp càng ngắn thì số lứa đẻ của nái trong một năm càng nhiều.

Do đó, nhà chăn nuôi cần tập cho heo con ăn sớm để cai sữa heo con ở 3-4 tuần tuổi. Nhưng nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể làm giảm số trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỉ lệ chết phôi ở lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt cũng giúp heo nái lên giống lại sau cai sữa sớm.

2.3.8 Số heo con còn sống và tỷ lệ sống đến khi cai sữa

Số heo con nuôi sống đến cai sữa thường tỷ lệ nghịch với số heo con đẻ ra trên ổ.

Theo Fajerson (1992), khoảng 10% heo con hao hụt trong lúc sinh (trước và ngay lúc sinh), 18,5% hao hụt trong giai đọan từ sơ sinh đến cai sữa. Những heo có trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg và những con bị dị tật thì tỷ lệ nuôi sống nhỏ hơn 50%.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như thời gian đẻ lâu làm heo bị chết ngộp, tuổi của heo nái, số heo con sơ sinh chết trước hoặc ngay khi sinh tăng cao từ lứa thứ 7 trở đi. Do đó, một trong những biện pháp để gia tăng số heo con sơ sinh còn sống là cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh và cách chăm sóc quản lý tốt. (Trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).

2.3.9 Trọng lượng heo con sơ sinh và trọng lượng heo con cai sữa

Trọng lượng của heo con sơ sinh tỷ lệ nghịch với số heo con sơ sinh và liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. Còn khả năng tiết sữa và mẫu tính của heo mẹ được thể hiện qua trọng lượng heo con và số con còn sống lúc cai sữa.

2.3.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm

Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái. Số heo con cai sữa của một nái trong một năm phụ thuộc vào 2 yếu tố là: số con cai sữa bình quân trên ổ và số lứa đẻ của nái trong năm. Số lứa đẻ của nái trong năm đã nói ở phần trên, còn số heo con cai sữa bình quân trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ 5, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)