MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ 5, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 73)

4.20.1 Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu

Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu giữa các giống được trình bày qua Bảng 4.30.

Bảng 4.30. Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu Giống n(ổ) Hệ số tương quan(r) P

LY 100 0,999 (P < 0,001) L(LY) 65 0,999 (P < 0,001) (LY)(YL) 25 0,999 (P < 0,001) Tính chung 185 0,999 (P < 0,001)

Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu tính chung cho 3 nhóm giống có trị số tuyệt đối r = 0,998, nhóm giống L(LY) và (LY)(YL) với (r = 0,999) cao hơn nhóm giống LY với (r = 0,998), các hệ số đều dương và khác 0.

Kết quả này cho thấy 2 chỉ tiêu sinh sản này có mối tương quan thuận, nếu tuổi phối giống lần đầu trễ hay sớm thì tuổi đẻ lứa đầu sẽ trễ hay sớm theo, nghĩa là tình trạng

trục trặc ít xảy ra trong quá trình phối giống, mang thai và đẻ thành công lứa đầu.

Sự tương quan này tương đối chặt chẽ với P < 0,001.

4.20.2. Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi.

Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi được trình bày qua Bảng 4.31.

Bảng 4.31. Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống, và số heo con chọn nuôi:

Giống n(nái) chỉ tiêu SHCDRTO SHCSSCS SHCCN

Sinh sản

SHCDRTO 1 0,949 (P < 0,001) 0,928 (P < 0,001)

LY 100 SHCSSCS 1 0,990 (P < 0,001)

SHCCN 1

SHCDRTO 1 0,935 (P < 0,001) 0,935 (P < 0,001)

L(LY) 65 SHCSSCS 1 0,999(P < 0,05)

SHCCN 1

SHCDRTO 1 0,983 (P < 0,001) 0,969 (P < 0,001)

(LY)(YL) 20 SHCSSCS 1 0,989 (P < 0,001)

SHCCN 1

Tính SHCDRTO 1 0,947 (P < 0,001) 0,932 (P < 0,001)

chung 185 SHCSSCS 1 0,993 (P < 0,001)

SHCCN 1

SHCDRTO: số heo con đẻ ra trên ổ SHCSSCS: số heo con sơ sinh còn sống SHCCN: số heo con chọn nuôi

Hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ và số heo con chọn nuôi giữa các giống có trị số tuyệt đối khá cao và dương với r = 0,932 (P < 0,001), cao nhất ở nhóm giống (LY)(YL) ( r = 0,969) và thấp nhất ở nhóm giống LY (r = 0,928). Điều

này cho thấy rằng nếu số heo con đẻ ra trên ổ cao thì sẽ kéo theo số heo con chọn nuôi cao và ngược lại. Hai chỉ tiêu sinh sản này có mối tương quan chặt chẽ nhau.

Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ và số heo con sơ sinh còn sống giữa các nhóm giống có trị số tuyệt đối khá cao với r = 0,947 và dương với P < 0,001, cao nhất ở giống (LY)(YL) (r = 0,983) và thấp nhất ở giống L(YL) (r

= 0,935). Kết quả này chứng tỏ nếu nái có số heo đẻ ra trên ổ nhiều sẽ có số heo con sơ sinh còn sống nhiều và ngược lại, nghĩa là số số heo con chết, thai khô chiếm tỉ lệ thấp so với số heo con đẻ ra trên ổ và đồng đều nhau ở các giống. Sự tương quan này là chặt chẽ .

Hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi giữa các nhóm giống đều dương và có trị số tuyệt đối rất cao, cao nhất ở nhóm giống L(YL) với r = 0,999 (P < 0,05) và thấp nhất ở nhóm giống (LY)(YL) với r = 0,989 (P < 0,001). Kết quả này cho thấy số heo con sơ sinh còn sống càng nhiều thì số heo con chọn nuôi sẽ càng cao, chứng tỏ giữa số heo con chọn nuôi và số heo con sơ sinh còn sống có một sự tương quan tỉ lệ thuận và rất chặt chẽ với r = 0,993 và P < 0,001.

4.20.3 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống.

Kết quả được trình bày qua Bảng 4.32

Hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng toàn ổ heo con còn sống cao nhất ở nhóm giống L(LY) (r = 0,79) và thấp nhất ở giống (LY)(YL) (r = 0,121). Nhìn chung, hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống tính riêng cho từng giống và tính chung cho các giống đều dương, có trị số tuyệt đối khá cao, chứng tỏ nếu nái có số heo con sơ sinh còn sống càng nhiều thì trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống càng cao. Sự tương quan này chặt chẽ với r = 0,716 và P < 0,001.

Hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân

heo con sơ sinh còn sống giữa các giống mang giá trị âm với r = - 0,487

(P < 0,001), cao nhất ở giống L(YL) với r = - 0,418 và thấp nhất ở nhóm (LY)(YL) với r = - 0,669. Kết quả cho thấy 2 chỉ tiêu sinh sản này có mối tương quan nghịch mức độ vừa. Như vậy, không phải số heo con sơ sinh còn sống cao thì trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sẽ cao mà còn phụ thuộc vào trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống.

Bảng 4.32. Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống.

Nhóm n(ổ) chỉ tiêu SHCSSCS TLTOHCSSCS TLBQHCSSCS

giống Sinh sản

SHCSSCS 1 0,746 (P < 0,001) -0,493 (P < 0,001)

LY 100 TLTOHCSSCS 1 0,182(P > 0,05)

TLBQHCSSCS 1

SHCSSCS 1 0,797(P < 0,001) -0,418 (P =0,001)

L(LY) 65 TLTOHCSSCS 1 0,179(P>0,05)

TLBQHCSSCS 1

SHCSSCS 1 0,121 (P > 0,05) -0,669 (P =0,001) (LY)(YL) 20 TLTOHCSSCS 1 0,619 (P < 0,01)

TLBQHCSSCS 1

Tính SHCSSCS 1 0,716 (P < 0,001) -0,487 (P < 0,001)

Chung 185 TLTOHCSSCS 1 0,230 (P < 0,001)

TLBQHCSSCS 1

SHCSSCS: số heo con sơ sinh còn sống

TLTOHCSS: trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống TLBQHCSS: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống

Hệ số tương quan giữa trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống tính chung cho các giống có giá trị dương và tương quan yếu với r = 0,230 và ( P < 0,01). Qua số liệu Bảng 4.36 cho

thấy ở 2 nhóm giống LY, L(YL) có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống cao thì trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống cao và ngược lại ở nhóm giống (LY)(YL). Điều này cũng phù hợp với các nhóm giống có khả năng sinh sản tốt.

Như vậy không phải trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cao là trọng lượng bình quân heo con sơ sinh cao vì có thể nhiều heo nái có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cao nhưng số heo con sơ sinh còn sống lại nhiều nên trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sẽ thấp, ngược lại một số heo nái có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cao nhưng số heo con còn sống thấp thì trọng lượng bình quân heo con sơ sinh cao.

4.20.4 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa.

Kết quả được trình bày ở Bảng 4.33.

Bảng 4.33. Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa:

Nhóm n(nái) chỉ tiêu SHCCS TLTOHCCS TLBQHCCS

giống Sinh sản

SHCCS 1 0,711 (P < 0,001) 0,022 (P > 0,05)

LY 100 TLTOHCCS 1 0,707(P < 0,001)

TLBQHCCS 1

SHCCS 1 0,768(P < 0,001) 0,128 (P > 0,05)

L(LY) 65 TLTOHCCS 1 0,722(P < 0,001)

TLBQHCCS 1

SHCCS 1 0,768 (P < 0,001) 0,200 (P > 0,05) (LY)(YL) 20 TLTOHCCS 1 0,773 (P > 0,001)

TLBQHCCS 1

Tính SHCCS 1 0,737 (P < 0,001) 0,075 (P > 0,05)

Chung 185 TLTOHCCS 1 0,718 (P > 0,001)

TLBQHCCS 1

SHCCS: số heo con cai sữa

TLTOHCCS: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa

Các giống có hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đều dương, tức là giữa 2 chỉ tiêu này có mối tương quan thuận cho thấy số heo con cai sữa nhiều (hay ít) thì trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sẽ nhiều (hay ít) theo và do hệ số tương quan có trị số tuyệt đối r = 0,737 (P < 0,001) nên sự tương quan này chặt chẽ .

Hệ số tương quan giữa trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa giữa các giống có trị số tuyệt đối dương và khá cao với r = 0,718 (P < 0,001), cao nhất ở nhóm giống (LY)(YL) (r = 0,773) và thấp nhất ở nhóm giống LY (r = 0,707). Kết quả này cho thấy nếu trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa cao thì trọng lượng bình quân heo con cai sữa cũng cao theo, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào số heo con cai sữa. Sự tương quan này là chặt chẽ .

Hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa tính chung cho các giống là rất thấp với r = 0,075 (P > 0,05), cao nhất ở nhóm giống (LY)(YL) với r = 0,200 và thấp nhất ở nhóm giống LY với r = 0,022.

Nhìn chung số heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa có sự tương quan khá yếu do r = 0,075. Như vậy, không phải số heo con cai sữa cao thì trọng lượng bình quân heo con cai sữa sẽ cao, do một số nái có khả năng nuôi con kém hoặc heo con mắc bệnh trong thời gian theo mẹ gây ảnh hưởng đến sự tăng trọng làm giảm trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa, khi đó số heo con cai sữa cao nhưng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa thấp dẫn đến trọng lượng bình quân heo con cai sữa sẽ thấp. Ngược lại, một số nái có trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa cao nhưng số heo con cai sữa ít thì trọng lượng bình quân heo con cai sữa sẽ cao.

4.20.5 Hệ số tương quan giữa số heo con giao nuôi và số heo con cai sữa Kết quả được trình bày ở Bảng 4.34

Các giống có hệ số tương quan giữa số heo con giao nuôi và số heo con cai sữa dương khá thấp r = 0,256 (P < 0,001), cao nhất ở nhóm giống LY với r = 0,335

và thấp nhất ở nhóm giống (LY)(YL) với r = -0,206. Điều này cho thấy số heo con giao nuôi càng nhiều chưa hẳn số heo con cai sữa đã nhiều, nguyên nhân có thể heo con chết sau khi giao nuôi hoặc sau khi giao nuôi công nhân chăm sóc nhận thấy khả năng nuôi con của nái không tốt nên mang heo con giao bớt cho nái khác nuôi, làm cho số heo con cai sữa của nái có sự chênh lệch đáng kể với số heo con giao nuôi lúc đầu nên hai chỉ tiêu sinh sản có sự tương quan yếu

Bảng 4.34. Hệ số tương quan giữa số heo con giao nuôi và số heo con cai sữa Nhóm giống n(ổ) Hệ số tương quan ( r ) P

LY 100 0,335 0,001 (P < 0.05)

L(LY) 65 0,249 0,045 (P < 0,05)

(LY)(YL) 20 -0,206 0,384 (P > 0,05) Tính chung 185 0,256 0,000 (P < 0,001)

4.20.6. Hệ số tương quan trọng lượng bình quân heo con cai sữa và tuổi cai sữa Kết quả được trình bày qua Bảng 4.35.

Bảng 4.35. Hệ số tương quan trọng lượng bình quân heo con cai sữa và tuổi cai sữa

giống n(nái) Hệ số tương quan ( r ) P

LY 100 0,177 0,073 (P < 0.05)

L(LY) 65 -0,082 0,517 (P > 0,05)

(LY)(YL) 20 0,110 0,645 (P > 0,05) Tính chung 185 0,182 0,232 (P < 0,05)

Hệ số tương quan trọng lượng bình quân heo con cai sữa và tuổi cai sữa tính chung cho các nhóm giống có trị số tuyệt đối dương nhưng thấp với r = 0.182 (P < 0,05) nên có tương quan yếu. Như vậy, không phải nếu trọng lượng bình quân heo con cai sữa cao là tuổi cai sữa cao vì có thể nhiều heo nái có trọng lượng bình quân heo con cai sữa cao nhưng tuổi cai sữa lại ngắn vì heo nái có khả năng cho sữa tốt, heo con ăn dặm trước khi tập ăn nên trọng lượng bình quân heo con cai sữa sẽ

cao. Ngược lại, trong thời gian theo mẹ heo con mắc bệnh hoặc khả năng nuôi con của nái kém thì tuổi cai sữa heo con sẽ dài nhưng trọng lượng bình quân heo con lại thấp.

Chương 5

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ 5, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)