Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.4. ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT
3.4.3. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
Đến ngày cai sữa nái được ghi số tai trên lưng, chích ADE với liều 5ml/con, đồng thời giảm hàm lượng thức ăn, thay vì cho ăn 3 bữa sáng, trưa, chiều thì sẽ còn cho ăn buổi trưa với lượng 0,5 kg/con. Điều này nhằm mục đích tăng số trứng rụng thông qua việc tạo stress cho nái.
Sau đó heo nái được đưa về chuồng mang thai có người đón heo để tắm, xịt ghẻ và được xếp ở khu nái khô theo thứ tự ưu tiên cho heo nái lứa 1xếp gần nọc, gần ánh sáng, gần giàn lạnh để kích thích nái lên giống nhanh.
Ngày cai sữa cho ăn 0,5 kg, chiều nhịn
Ngày sau ăn tự do trung bình 3,5-4,5 kg/ngày. Ăn cám 567 có trộn CTC (Chotetraciline)
Để nái ăn được nhiều thì cho ăn thêm nếu nái đòi và cho ăn nhiều lần/ngày nhằm bù lại dinh dưỡng đã mất lúc nuôi con, đồng thời giúp nái lên giống nhanh rút ngắn thời gian lãng phí.
Nái khô khi cai sữa vào ngày thứ 3 chúng ta bắt đầu kích thích lên giống cho nái bằng cách chuyển nái đến gần nọc, cho nái ngửi mùi nọc và tạo stress cho nái bằng cách dùng tay ấn lên lưng nái. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, ngày đầu mức độ stress và thời gian ngắn sau đó tăng dần mức độ và thời gian lên cho tới khi nái có biểu hiện lên giống và chịu phối. Thông thường nái lên giống lại trong vòng 1 tuần sau cai sữa. Khi đó nái sẽ có những biểu hiện như: bồn chồn, bỏ ăn hay ăn ít, âm môn xưng lên và đỏ, khi gần xuất noãn thì âm môn teo lại và có dịch nhờn đục chảy ra, ngửi bộ phận sinh dục bên ngoài của heo khác hoặc chồm lên con khác. Khi ấn tay lên lưng thì nái đứng yên, tai vểnh lên khi đó được đánh
dấu và cho vào ô chờ phối. Nái được phối sau 8 – 12 giờ, tất cả nái được đánh dấu đều được phối bằng cách gieo tinh nhân tạo.
Việc phối giống được thực hiện vào buổi sáng lúc 7 giờ – 8 giờ và buổi chiều vào lúc 16 giờ - 17 giờ, mỗi nái được gieo 3 – 4 liều tinh trong 2 ngày (tùy theo nái còn chịu phối hay không).
Nái chờ phối được làm vệ sinh phần mông và cơ quan sinh dục trước khi phối, khu vực nái chờ phối và nái đang lên giống được làm vệ sinh thường xuyên và xịt thuốc sát trùng 1 ngày/lần.
Đối với nái mang thai: Thời gian mang thai trung bình là 114 ngày được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ sau khi phối giống đến 84 ngày. Nái sau khi phối xong được chuyển sang dãy chuồng dành cho nái mang thai và được cho ăn với định mức theo Bảng 3.2 với thức ăn 566SF, 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Bảng 3.2 Định mức khẩu phần ăn của nái mang thai ở giai đoạn 1 (trước 84 ngày)
Thể trạng nái Lứa
Mập (kg/con/ngày)
Trung bình (kg/con/ngày)
Ốm (kg/con/ngày) Heo nái đẻ lứa 1
Heo nái đẻ > 2 lứa
1,8 1,8
2,0 1,8
2,2 2,0-2,2 (Nguồn: phòng kỹ thuật Công ty CP Group, 2012) + Giai đoạn 2: từ 85 ngày trở đi cho ăn ngày 2 lần vào lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều theo định mức ở Bảng 3.3
Hai tuần trước khi đẻ nái được chuyển sang cho ăn cám 567SF với định mức khẩu phần giống như ở giai đoạn 2.
Bảng 3.3 Định mức khẩu phần ăn của nái mang thai ở giai đoạn 2 (sau 84 ngày)
Thể trạng nái Lứa
Mập (kg/con/ngày)
Trung bình (kg/con/ngày)
Ốm (kg/con/ngày) Heo nái đẻ lứa 1
Heo nái đẻ lứa 2
2 2,2
2,2 2,5
2,5 3,0
Heo nái đẻ lứa 3-5 lứa 2,5 3,0 3,5
Heo nái đẻ > 5 lứa 2,5 3,5 4,0
(Nguồn: phòng kỹ thuật Công ty CP Group, 2012) Chú ý: giữ chuồng nái luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát đẻ tránh tình trạng nái bị xảy thai do té ngã.
Đối với nái đẻ
Nái được tắm rửa sạch sẽ sau đó chuyển từ trại bầu lên trại đẻ đưa vào ô chuồng trước 7 ngày đẻ theo dự kiến kèm với phiếu nái để cho nái làm quen với chuồng đẻ và để tiện cho việc theo dõi chăm sóc. Nái được cho ăn cám 567SF, 3 lần/ ngày vào lúc 7 giờ sáng, 9 giờ - 9 giờ 30 sáng và 3 giờ - 3 giờ 30 chiều. Trước khi đẻ 3 ngày nái được cho ăn với khẩu phần giảm xuống theo định mức ở Bảng 3.4 để nái sinh sản được dễ dàng.
Bảng 3.4 Định mức khẩu phần ăn của nái trước khi sinh 3 ngày
Trước khi đẻ(ngày) Lứa 1(kg) ≥ Lứa 2(kg)
3 2,0 2,5 2 1,5 2,0 1 1 1,5 0 1 1,5 (Nguồn: phòng kỹ thuật Công ty CP Group, 2012)
Trong giai đoạn này công nhân phải chuẩn bị lồng úm cho heo con, kìm bấm răng, dây cột rốn, kéo cắt đuôi, panh kẹp, cân, khăn lau, thuốc sát trùng, thuốc dục đẻ, thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm,…. Đồng thời phải thường xuyên sờ nắn và thăm dò bầu vú để kích thích và biết được thời điểm nái sinh.
Chăm sóc nái sinh: khi nái sinh người chăm sóc phải có mặt kịp thời để theo dõi chăm sóc và đỡ đẻ cho heo, và can thiệp những trường hợp đẻ khó bằng cách kéo thai ra ngoài từ từ theo nhịp rặn của heo. Khi nái đẻ được vài con mà thấy có biểu hiện đẻ khó, đẻ chậm hoặc đẻ gần xong thì phải can thiệp bằng cách tiêm thuốc dục đẻ bằng Oxytoxin 4 - 5ml/con/ngày để kích thích nái dễ đẻ và tống dịch, nhau ra ngoài được dễ dàng. Ngoài ra người chăm sóc phải thường xuyên sờ nắn bầu vú heo để kích thích nái tiết sữa nhiều hơn.
Nái sau khi đẻ xong được làm vệ sinh sạch sẽ vú và mông bằng nước có pha thuốc sát trùng. Sau đó tiêm thuốc chống viêm nhiễm Hitamox LA hoặc Pen-Strep 15 – 20ml/con/ngày để ngăn ngừa nái viêm nhiễm tử cung sau khi sinh. Đồng thời phải tiêm liên tiếp 3 ngày sau đó với liều lượng như sau:
+ Ngày đẻ tiêm 3 – 5ml/con/ngày Oxytoxin + 15 – 20ml/con/ngày Hitamox LA hoặc Pen-Strep.
+ Sau đẻ ngày thứ 1 tiêm 3 – 5ml/con/ngày Oxytoxin.
+ Sau đẻ ngày thứ 2 tiêm 3 – 5ml/con/ngày Oxytoxin + 15 – 20ml/con/ngày Hitamox LA hoặc Pen-Strep.
+ Sau đẻ ngày thứ 3 tiêm 15 – 20ml/con/ngày Hitamox LA hoặc Pen- Strep nếu còn viêm tử cung sau khi sinh.
Nếu sau 3 ngày liên tiếp mà nái vẫn còn ra mủ nhiều thì tiêm liên tiếp 3 ngày sau đó với liều lượng như trên đồng thời phải thường xuyên xúc rửa tử cung bằng các chất sát trùng.
Nái sau khi đẻ được cho ăn cám 56SF với định được trình bày qua Bảng 3.5 Bảng 3.5 Nái sau khi đẻ được cho ăn cám 567SF với định mức như sau
Sau khi đẻ (ngày) Lứa 1 (kg) ≥ Lứa 2 (kg)
1 2,5 2,5 2 3,5 3,5 3
>4
4,5 Ăn tự do
4,5 Ăn tự do (Nguồn: phòng kỹ thuật Công ty CP Group, 2012)
Heo nái sau khi đẻ từ ngày thứ 5 trở đi cho ăn tự do bằng phương pháp châm thêm cám khi nái đang ăn nhưng không vượt quá ngưỡng sau:
Lượng thức ăn/ngày = Khẩu phần duy trì (1,8 – 2,0kg TĂ) + Khẩu phần nuôi con (0,4kg TĂ/con nuôi)
Ghi chú: Khẩu phần duy trì đối với nái > lứa 1 = 1,8 kg/nái Khẩu phần duy trì đối với nái lứa 1 = 2,0 kg/nái Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được lau sạch sau đó bấm răng, cắt rốn, cắt đuôi và sát trùng cuống rốn, đuôi bằng cồn Iodine 5%. Sau đó cho vào lồng úm, lồng úm có bóng đèn để sưởi ấm cho heo con và được cho bú sữa đầu ngay sau đó. Khi heo con được 3 – 4 ngày tuổi sẽ tiến hành tiêm Feropan 200 với liều lượng 1ml và 0,5 ml đối với Hitamox LA để ngừa nhiễm trùng. Đồng thời lúc đó thiến heo đực, bấm tai và sát trùng cuống rốn bằng cồn Iodine 5% cho heo con và tập cho heo con làm quen với thức ăn.
Heo con sau khi sinh được tiêm ngừa tiêu chảy bằng thuốc Amcolin-P cho uống mỗi con 1-2 giọt trong 3 ngày đầu.
3.4.4 Quy trình vệ sinh thú y
Tất cả các phương tiện ra vào trại đều được sát trùng cẩn thận bằng thuốc sát trùng Omnicide với tỷ lệ 1:400 dưới hệ thống phun sương.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan:
+ Đối với công nhân trong khu vực trại trước khi vào trại phải đi qua phòng sát trùng bằng hệ thống phun sương tự động sau đó thay quần áo bảo hộ lao động.
+ Đối với khách tham quan phải có giấy giới thiệu hoặc người của công ty dẫn đến, khi muốn vào trại phải được tắm sát trùng sau đó tắm lại bằng nước sạch và thay quần áo bảo hộ lao động.
Vệ sinh chuồng trại: trước khi vào trại đẻ phải được nhúng chân trong hố sát trùng và được thay thường xuyên vào mỗi sáng. Chuồng trại đẻ và nuôi con được xịt gầm bằng nước và thuốc sát trùng dưới vòi nước áp suất mạnh 2-3 lần/tuần để làm trôi đi những chất cặn bã, phân, thức ăn thừa rơi xuống gầm, chất thải sẽ đi theo
hệ thống xử lý chất thải ra ngoài. Đối với trại nái mang thai được sát trùng 1 lần/tuần, xịt ghẻ 2 tuần 1 lần bằng Taktic.
Sau mỗi lứa đẻ chuồng được rửa sạch bằng xà phòng, quét vôi nền, sàn và vỉ nhựa được ngâm trong bể 24 giờ sau đó được chà rửa lại bằng xà phòng và được xịt bằng vòi nước áp suất mạnh. Để trống chuồng 5 – 7 ngày trước khi đưa nái từ trại bầu lên trại đẻ. Chuồng trại được vệ sinh và quét dọn mạng nhện nhiều lần trong ngày. Phun sát trùng chuồng trại, xung quanh trại (3 mét từ bên ngoài vào trại) 3 lần/tuần.