CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả sử dụng các phân tích thống kê mô tả kết hợp với các kết quả hồi quy để đưa ra kết luận về ba giả thuyết về tác động của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sự tồn tại của cổ đông lớn tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết.
Thông qua kết quả kiểm định, cho thấy trong giai đoạn 2010-2015, sở hữu Nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết, trong khi đó sở hữu nước ngoài lại có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các công ty này, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đưa ra
0,05
trước đó. Sự tồn tại của cổ đông lớn có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (được đo lường bởi Q, ROA, ROE), tuy nhiên hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê, tức là trong giai đoạn này, sự tồn tại của cổ đông lớn không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết. Do đó, đối với các công ty niêm yết, việc có hay không có cổ đông lớn trong công ty không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty này.
Theo số liệu mẫu nghiên cứu, trong 164 công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM, vào năm 2015, có 60 công ty niêm yết có sở hữu nhà nước trên 30% và 34 công ty niêm yết có sở hữu nước ngoài trên 29,25%. Một thực tế là các công ty có vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong các công ty niêm yết thì hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn nhiều so với các công ty có số vốn nhà nước áp đảo, ngoài ra các hệ số về quy mô công ty, hệ số nợ, tốc độ tăng trưởng của các công ty với tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao thường tốt hơn so với các công ty có sở hữu nhà nước chi phối lớn như: quy mô công ty lớn, hệ nợ thấp hàm ý rằng công ty có nguồn vốn dồi dào, không phải đi vay nợ nhiều để thực hiện đầu tư, tốc độ tăng trưởng ổn định và dương qua các năm. Có thể lấy ví dụ 2 nhóm công ty niêm yết điển hình sau đây: Nhóm 1 bao gồm các công ty là Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh – Vnsteel (HMC), Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (UDC) và Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình (VTB); Nhóm 2 bao gồm các công ty là Công ty Cổ phần FPT (FPT), Công ty Cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) và Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (VNS). Dựa vào bảng 3.14 có thể thấy nhóm 1 là nhóm các công ty có số vốn nhà nước chiếm áp đảo, vốn nước ngoài tham gia rất ít vào các công ty niêm yết thuộc nhóm này. Ngược lại, nhóm 2 là nhóm các công ty có số vốn nhà nước chiếm một tỷ lệ nhỏ, vốn nước ngoài tham gia trong những năm gần đây
chạm ngưỡng giới hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là 49%. Hình 3.1, hình 3.2 và hình 3.3 thể hiện rõ hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết thuộc nhóm 2 cao hơn nhiều so với các công ty thuộc nhóm 1 theo các chỉ tiêu Tobin’s Q, ROA và ROE trong giai đoạn 2010-2015.
Bảng 3.14. So sánh cấu trúc sở hữu của 2 nhóm công ty Sở hữu nhà nước (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nhóm 1
HMC 55.67 55.67 55.67 55.67 55.67 55.67 UDC 67.69 67.69 67.69 67.69 67.69 67.69 VTB 55.54 55.54 55.54 55.54 55.54 55.54
Nhóm 2
FPT 6.88 6.16 6.08 6.05 6.05 6.02 VSC 2.30 1.78 1.73 1.73 0.00 0.00 VNS 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sở hữu nước ngoài (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nhóm 1
HMC 0.40 0.35 1.15 1.09 0.52 0.36 UDC 0.47 0.48 0.26 0.07 0.07 0.07 VTB 0.67 0.60 1.53 3.95 4.67 4.92
Nhóm 2
FPT 42.46 48.92 48.98 49.00 49.00 49.00 VSC 48.99 49.31 49.00 49.00 49.03 48.76 VNS 19.60 22.50 26.77 46.99 49.00 47.62
Nguồn: Thống kê của tác giả
Hình 3.1. So sánh nhóm 1 và nhóm 2 theo ROE
Hình 3.2. So sánh nhóm 1 và nhóm 2 theo ROA
-15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40
2010 2011 2012 2013 2014 2015
HMC UDC VTB FPT VSC VNS Nhóm 1
Nhóm 2
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2010 2011 2012 2013 2014 2015
HMC UDC VTB FPT VSC VNS Nhóm 1
Nhóm 2
Hình 3.3. So sánh nhóm 1 và nhóm 2 theo Q
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
2010 2011 2012 2013 2014 2015
HMC UDC VTB FPT VSC VNS Nhóm 1
Nhóm 2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã thực hiện mô tả những đặc tính cơ bản của cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động của công ty (Q, ROA, ROE) và các biến kiểm soát khác nhằm tạo nền tảng của các phân tích định lượng theo sau đó.
Tác giá ước lượng mô hình nghiên cứu theo mô hình FEM. Từ đó, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, cho thấy đối với các công ty niêm yết, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công ty, trong khi sở hữu nước ngoài có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động của công ty và sự tồn tại của cổ đông lớn không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nghiên cứu. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 3 là cơ sở để tác giả đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách cho các chủ thế liên quan.