CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện
a. Mục đích, yêu cầu của lập dự toán chi NSNN cấp huyện
Mục đích cơ bản của việc lập dự toán chi NSNN là nhằm đảm bảo tính đúng đắn của chi NSNN, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu chi NSNN trong kỳ kế hoạch. Trong quá trình lập dự toán chi NSNN, phải đảm bảo các yêu cầu:
- Dự toán chi NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
- Dự toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng các yêu cầu của Luật NSNN.
b. Căn cứ lập dự toán chi NSNN cấp huyện
- Căn cứ vào chỉ tiêu dự toán do UBND tỉnh thông báo cho huyện;
- Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm kế hoạch.
- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
- Lập dự toán chi NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi tiêu tài chính nhà nước.
c. Các cơ quan tham gia lập dự toán chi NSNN cấp huyện
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp sử dụng NSNN, đƣợc NSNN hỗ trợ lập dự toán chi NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao.
- Cơ quan tài chính địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng dự toán chi NSNN và phương án phân bổ dự toán, thẩm định dự toán các đơn vị dự toán của cấp mình và UBND cấp dưới, nhằm kiểm tra tính tuân thủ trong việc lập dự toán; kiểm tra nguồn để bố trí cân đối và đúng mục đích, đúng mục tiêu.
- UBND các cấp lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định.
- HĐND các cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
d. Phương pháp lập dự toán chi NSNN cấp huyện
- Phương pháp phân bổ từ trên xuống: Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, gọn, đảm bảo được các yêu cầu của nhà nước trung ương. Tuy vậy, nó có nhƣợc điểm là không phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở; nếu tình hình ngân sách giữa các năm không ổn định, hệ thống pháp luật chưa nghiêm thì phương pháp này khó thực hiện hoặc thực hiện đƣợc nhƣng tính chính xác không cao.
- Phương pháp lập dự toán từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên: Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trên, tuy nhiên nó lại có nhƣợc điểm khác là: Tốn nhiều công sức và thời gian vì khối lƣợng công việc nhiều, phải qua nhiều bước thực hiện. Mặc dù vậy, phương pháp này khá thích hợp với điều kiện chi NSNN còn nhiều biến động, trình độ quản lý điều hành chi ngân sách còn ở mức độ nhất định.
e. Trình tự lập dự toán chi NSNN cấp huyện
Bắt đầu từ đầu quý II hàng năm, cơ quan tài chính hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị dự toán lập dự toán chi NSNN; cơ quan tài chính phối hợp với các ngành, các cấp đánh giá khả năng, tình hình thực hiện ngân sách năm báo cáo lập dự toán chi NSNN trình UBND trước khi làm việc với Sở Tài chính tỉnh.
Trên cơ sở dự toán chi NSNN đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ có phương án cụ thể phân bổ cho các Bộ, ngành, các địa phương. Chính phủ giao Bộ Tài chính thông báo ngân sách cho UBND các tỉnh. UBND tỉnh làm việc với các địa phương để xác định rõ hơn dự toán chi NSNN. UBND các địa phương sẽ căn cứ vào chỉ tiêu dự toán chi NSNN được giao, nhu cầu thực tế của các đơn vị gửi, tiến hành thảo luận dự toán thu-chi NSNN và lập dự toán chính thức trình HĐND huyện tại kỳ họp gần nhất. HĐND huyện họp, thảo luận, quyết định ngân sách địa phương.