CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trí địa lý của một địa phương chẳng hạn như gần các trung tâm kinh tế lớn hay vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi NSNN. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là một tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi
nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát triển của địa phương.
Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, cơ sở giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.
Khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi NSNN. Lực lƣợng sản xuất phát triển cao, kết cấu hạ tầng bền vững, đảm bảo cho yêu cầu phát triển thì quy mô tích luỹ ngày càng lớn, quy mô thu NSNN ngày càng đƣợc mở rộng, nguồn thu NSNN ngày càng bền vững. Do vậy, chi cho đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh sẽ ngày mở rộng và tăng dần theo đầu tƣ chiều sâu, nền KT-XH của tỉnh sẽ ngày càng phát triển.
Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ KT-XH của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền KT-XH nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của tỉnh. Khi KT- XH của tỉnh phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hướng quy hoạch của địa phương, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của NSNN.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ quản lý NSNN
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSNN đƣợc triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ
phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý đƣợc bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.
Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách.
Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lƣợng của công tác quản lý ngân sách.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lƣợc trong hoạt động ngân sách; đƣa ra đƣợc các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ƣơng cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vƣợt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy đƣợc sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách.
Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lƣợng của công tác quản lý chi ngân sách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi ngân sách cấp huyện và quản lý chi ngân sách cấp huyện. Trong đó, làm rõ:
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý chi NSNN ở huyện;
- Năm nội dung cơ bản trong quy trình quản lý chi NSNN ở huyện bao gồm: Lập dự toán; chấp hành dự toán; kiểm soát, thanh toán các khoản chi;
quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra ngân sách;
- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN tại huyện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY