Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS CẬP NHẬP CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH THẮNG HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 23 - 28)

II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

II.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ

Hệ thống bản đồ số địa chính của xã hiện nay được lưu trữ theo định dạng file

*.dgn tương thích với phần mềm microstation. Do đó, để đưa vào VILIS quản lý phải tiến hành chuẩn hoá các lớp bản đồ theo đúng quy phạm, tạo bản đồ chuyên đề mục tiêu là chuyển tất cả các tờ bản đồ từ file *.dgn sang file *.shp mới có thể sử dụng phần mềm Vilis để quản lý tất cả các thông tin trên bản đồ và hồ sơ. Do đó cần phải tiến hành chuẩn hoá các nội dung sau:

1. Chuẩn hoá cơ sở toán học của bản đồ địa chính:

Hệ thống bản đồ số của địa phương được sử dụng theo hệ quy chiếu VN 2000 kinh tuyến gốc 1050 45' múi chiếu 60. Do đó, không cần phải chuẩn hoá cơ sở toán học BĐĐC

2. Kiểm tra các lớp bản đồ trên từng tờ bản đồ và chuyển đổi các lớp thông tin về đúng các level cần thiết. Nội dung chuẩn hoá level được thực hiện theo đúng bảng phân lớp thông tin BĐĐC, thực hiện các thao tác sau:

a) Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Main và thanh Primary Tool trên Microstation để chuẩn hoá phân lớp: chọn lớp thông tin để hiệu chỉnh cho các đối tượng đường, vẽ đối tượng điểm để hiệu chỉnh cho các đối tượng điểm, cell, chọn kiểu chữ để hiệu chỉnh cho các đối tượng chữ mô tả

Hình 1: thanh công cụ Primary Tool Trên Micrrostation

Hình 2: thanh công cụ Main trên Microstation

b) Chủ yếu sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Modify và thanh Linear Elements để vẽ các đường line đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như:

đường giao thông, kênh, mương…vì theo quy định ,các nhóm đối tượngnày có diện tích cũng coi như một dạng thửa đất và cần xác định dường bao khép kín. Thông thường các đối tượng hình tuyến có diện tích sẽ nằm trên nhiều tờ bản đồ. Vì vậy cần vẽ thêm các đường bao giứi hạn các đối tượng này và khép kín

Hình 3: thanh công cụ Modify trên Microstation

Hình 4: thanh công cụ linear Elament trên Microstation

c) Trên thanh menu File, chọn file\Reference xuất hiện hộp thoại Reference File, chọn Tool\Attach, chon đường dẫn tới tờ bản đồ lân cận cần tiếp biên, chủ yếu xem xét dọc theo biên và kiểm tra các line đóng vùng những đối tượng hình tuyến có diện tích như: đường, kênh, mương…không được phép trùng nhau giữa các từ bản đồ. Nếu trùng nhau ta sử dụng công cụ Delete Element xoá nhữnh đối tượng trùng lập

Hình 5:giao diện chọn File ghép tờ bản đồ.

d) Khởi động chức năng tự động tìm sửa lổi trong phần mềm Famis

Hình 6: Giao diện khởi động chức năng sửa lỗi tự động Màn hình xuất hiện hộp thoại MRF Clean

Hình 7: Giao diện Mfr Clean trong Famis

Từ cửa sổ MRF Clean chọn để khai báo các thông số cần thiết

Kiểm tra lổi đồ hoạ bằng MrfClean và MrfFlag có trong Famisvowis tất cả các lớp tham gia tao thửa khép kín như: ranh thửa (10), chỉ giới đường (23), kênh mương (32), địa giới hành chính (42,44,46), đóng vùng (1) với tham số Tolerence là 0,01

Hình 8: Bảng lựa chọn các lớp sửa lỗi

Sau khi sửa lổi tự độngthì sửa lổi bằng Flag được thực hiện như sau:

Vào CSDL bản đồ Tạo Topology sửa lổi Flag xuất hiện hộp thoại:

Hình 9: Giao diện sửa lỗi Flag

Sử dụng công cụ Modify Element trên thanh công cụ main của Microstation để sửa các lổi

Hình 10: Thanh công cụ Modify Element e) Tạo vùng và gán dữ liệu

Dùng lệnh Topology để tạo vùng cho thửa đất,kiểm tra lại xem có sót vùng không được đóng kín hay không. Thông qua đối chiếu tâm thửa với nhãn thửa đã có trước đây trên bản đồ.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng. Xuất hiện hợp thoại:

Hình 11: Giao diện tạo vùng

Đánh các lớp cần tạo vùng ở Tab Level tạo và tự chọn một số khai báo phù hợp nếu thấy cần thiết rồi nhấn tạo vùng

Hình 12: Giao diện thông báo kết nối CSDL

Lúc này, các vùng vừa được tạo trên Famis sẽ tự động tính diện tích và xuất hiên tâm thửa nằm giữa mỗi vùng được tạo và hệ thống sẽ yêu cầu kết nối với cơ sở dữ liệu nhằm liên kết tờ bản đồ vừa được tạo vùng trong Microstation với CSDL thuộc tính của nó

Gán dữ liệu : gán dữ liệu từ nhãn thửa cũ cho thửa bao gồm: số hiệu thửa, loại đất, diện tích pháp lý.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu Gán dữ liệu từ nhãn. xuất hiện hộp thoại

Hình 13: bảng gán thông tin của Famis Các nguyên tắc cần tuân thủ khi gán dữ liệu:

+ Đối với những đất giao thông,thuỷ lợi chỉ cân gán loại đất không cần không cần gán số hiệu thửa(giữ nguyên trạng thái bản đồ cũ)

+ Số hiệu thửa không được bằng không + Số hiệu thửa không được phép trùng nhau

Chọn một số trường cần gán thông tin rồi nhấn gán để Famis tự động gán dữ liệu từ nhãn cũ bản đồ. Sau khi gán xong, BĐĐC sẽ có tương đối đầy đủ các thông tin về thửa đất như: số hiệu thửa, loại đất, diện tích, địa chỉ….

f) kiểm tra dữ liệu: kiểm tra số hiệu thửa,loại đất, diện tích pháp lý

Hình 14: Giao diện sữa bảng nhãn thửa Kiểm tra:

- Nhấn hiển thị để hiển thị thửa được chọn và nhãn được gán ra tâm màn hình.

- Nhấn tìm kiếm: cho phép tìm kiếm các thửa theo diều kiện cần tìm.

- Tiến hành sửa các thông tin sai,sau đó nhấn ghi chấp nhận thông tin vừa sửa.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS CẬP NHẬP CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH THẮNG HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)