2.3.1. Động cơ lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non
Để tìm hiểu động cơ lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Lý do nào khiến bạn lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non?”. Kết quả thể hiện ở bảng 9.
Bảng 9: Động cơ lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non
Sinh viên
Lý do
Năm thứ 2 Năm thứ 3 Chung Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Dễ xin việc 6/51 11,76 10/53 18,86 16/104 15,38
Yêu nghề, mến trẻ 43/51 84,3 45/53 84,9 88/104 84,61 Điểm tuyển thấp 8/51 15,68 15/53 28,3 23/104 22,11 Phù hợp với khả năng bản
thân
45/51 88,23 47/53 88,67 92/104 88,46
Sở thích 40/51 78,43 49/53 92,45 89/104 85,57
Lý do khác:…… 3/51 5,88 1/53 1,87 4/104 3,84
Qua số liệu ở bảng 9, chúng tôi thấy:
Có rất nhiều lý do khiến sinh viên lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non. Song phần lớn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của dạy học ở bậc giáo dục mầm non và lựa chọn những lý do rất đáng trân trọng và kích lệ như: “Yêu nghề, mến trẻ” (chiếm 84,61% sinh viên); Lý do về “Sở thích” (chiếm 85,57% sinh viên) và “Phù hợp với khả năng của bản thân”
(chiếm 88,46% sinh viên). Những lý do trên sẽ là mầm mống, những cơ sở cho thái độ học tập và tu dưỡng, rèn luyên đạo đức tích cực của bộ phận sinh viên này. Dạy học trong truờng mầm non là một công việc rất vất vả, mệt nhọc đòi hỏi lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm rất cao của người giáo viên. Bởi vậy, phải có lòng yêu thích trẻ thơ, ham mê, hứng thú với nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì mỗi sinh viên mới có thể trở thành người giáo viên mẫu mực trong tương lai.
Lý do: “Dễ xin việc” chiếm 15,38% sinh viên. Đây cũng là một trong số lý do rất dễ hiểu để sinh viên lựa chọn chuyên ngành này. Có 22,11% sinh viên lựa chọn lý do: “Điểm tuyển thấp”. Lựa chọn lý do này, có bạn tâm sự rằng:
“thi để chống trượt năm đầu thôi”. Như vậy, bên cạnh lý do như “yêu thích trẻ”,
“Phù hợp với khả năng của bản thân” và “sở thích” thì còn có những lý do thể hiện sự nhận thức sai lệch, thiếu đúng đắn về chuyên ngành đào tạo của mình.
Có 3,84% sinh viên lựa chọn: “Lý do khác”. Qua quá trình điều tra, chúng tôi được biết có bạn sinh viên tâm sự rằng: “Lý do để mình chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non là nó phù hợp với kinh tế gia đình”. Có bạn thì lại cho rằng: “thi chỉ để chống trượt năm đầu”. Có bạn thì do tình cờ mà thi vào chuyên ngành này.
2.3.2. Dự định của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non sau khi tốt nghiệp Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhận thức về dạy học trong trường mầm non đến thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp mà mình đã chọn, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Bạn hãy cho biết dự định của bạn sau khi tốt nghiệp”. Kết quả chúng tôi thu được thể hiên ở bảng 10
Qua số liệu chúng tôi thấy:
Xuất phát từ lý do như: “yêu thích trẻ”, “Phù hợp với khả năng của bản thân” và “sở thích”, cho nên có tới 51,94% sinh viên có dự định: “Trực tiếp đứng lớp” sau khi tốt nghiệp. Đây là mơ ước của phần lớn sinh viên, sau khi tốt nghiệp được làm đúng chuyên ngành của mình, để có thể áp dụng những tri thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn giảng dạy.
Có 33,65% sinh viên có dự định: “Làm lãnh đạo” và 9,61% sinh viên có dự định “Đi học tiếp” để giảng dạy ở các trường Đậi học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Tỷ lệ này thể hiện rằng: sinh viên luôn có ý thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và có ý chí tiến thủ trong công việc của mình.
Bảng 10: Dự định của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non
sau khi tốt nghiệp Sinh viên
Dự định
Năm thứ 2 Năm thứ 3 Chung
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
% Làm lãnh đạo 16/51 31,38 19/53 35,84 35/104 33,65 Chuyển nghề khác 3/51 5,88 2/53 3,77 5/104 4,8
Đi học tiếp 4/51 7,84 6/53 11,32 10/104 9,61
Trực tiếp đứng lớp 28/51 54,9 26/53 49,05 54/104 51,94
Bên cạnh những sinh viên có dự định đúng đắn, nghiêm túc thì có 4,8%
sinh viên lựa chọn: “Chuyển nghề khác” sau khi tốt nghiệp. Đây là một số nhỏ sinh viên chưa thực sự yên tâm với nghề, coi việc học chỉ như chơi, để có bằng cấp như bạn bè mà thôi.
Như vậy có nhiều lý do để sinh viên lựa chọn nghề dạy học ở bậc giáo dục mầm non. Những lý do đúng đắn, nghiêm túc sẽ là tiền đề quan trọng, là cơ sở thuận lợi cho những dự định về tương lai sau này của sinh viên: được làm đúng chuyên ngành đào tạo của mình, phục vụ hết mình cho sự nghiệp giáo dục trẻ thơ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Nhận thức về dạy học trong trường mầm non chính là việc nhận thức về tầm quan trọng, mục đích, hình thức, nội dung, phương pháp dạy học và yêu cầu về phẩn chất và năng lực của người giáo viên mầm non. Thông qua quá trình nhận thức đầy đủ, đúng đắn trên sẽ giúp cho sinh viên tích cực tích luỹ tri thức, tự giác tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất nhân cách, các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của dạy học trong trường mầm non nói riêng và giáo dục mầm non nói chung.
Phần lớn sinh viên của khoa Giáo dục Mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng của dạy học trong trường mầm non đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về tầm quan trọng của dạy học trong trường mầm non sẽ là cơ sở thuận lợi, nền móng vững chắc để mỗi sinh viên có ý thức cao hơn trong học tập, rèn luyện và luôn tự hào về chuyên ngành mà mình đã chọn.
Sinh viên cũng nhận thức tương đối đúng đắn, đầy đủ về mục đích của dạy học trong trường mầm non, về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học trong trường mầm non. Đây sẽ là cơ sở thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của sinh viên đạt hiệu quả cao.
Nhận thức về yêu cầu của dạy học trong trường mầm non đối với các phẩm chất và năng lực của người giáo viên là một vấn đề rất cần thiết, có vị trí rất quan trọng trong dạy học được sinh viên nhận thức tương đối đúng đắn, nghiêm túc. Phần lớn sinh viên đánh giá cao các phẩn chất: “Có lòng say mê nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc, có lối sống giản dị, tinh thần trách nhiệm cao đối với trẻ”; “Quan tâm, ân cần chu đáo, yêu thương trẻ như con mình” và các năng lực như: năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm hoá trẻ thơ,... Đây sẽ là cơ
sở định hướng cho sinh viên tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bên cạnh những sinh viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, nghiêm túc về dạy học trong trường mầm non, vẫn còn một bộ phận sinh viên có nhận thức sai lệch, không đúng đắn và thiếu cơ sở khoa học. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, thái độ về nghề nghiệp trong tương lai của một bộ phận sinh viên.
2. KIẾN NGHỊ