ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà sữa trên địa bàn tphcm (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

3.1 ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

a. Doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) định nghĩa doanh thu (của hoạt động kinh doanh) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản đóng góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính.

b. Chi phí

Chi phí của hoạt động kinh doanh thường bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí sản xuất (nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung) liên quan tới sản phẩm đƣợc tiêu thụ hoặc dịch vụ được thực hiện. Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá mua vào của các sản phẩm đƣợc tiêu thụ.

c. Giá thành

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tƣ, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng nhƣ tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Những chi phí đƣa vào giá thành sản phẩm phản ánh đƣợc giá trị thực của các tƣ liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống. Kết quả thu đƣợc là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá đƣợc mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.

d. Lợi nhuận

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh và chi phí của hoạt động kinh doanh. Trên báo cáo kết quả kinh doanh thường có hai chỉ tiêu: lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh.

e. Điểm hòa vốn

Có nhiều khái niệm khác nhau về điểm hòa vốn, tùy theo từng các tiếp cận nhƣ:

21

- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí (Tổng doanh thu = Tổng chi phí)

- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận góp của doanh nghiệp tạo ra vừa đủ bù đắp tổng định phí (Tổng lợi nhuận góp = Tổng định phí).

- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ (Lợi nhuận bằng 0).

Theo bất cứ khái niệm nào thì điểm hóa vốn cũng là một "ngƣỡng" quan trọng của các nhà quản trị kể từ khi tiến hành sản xuất. Khi doanh nghiệp qua khỏi

"ngƣỡng" đó nhà quản trị tự tin trong các quyết định kinh doanh để mau chóng tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường.

Điểm hòa vốn đƣợc xác định theo 3 tiêu chí:

- Sản lƣợng sản phẩm hòa vốn

- Doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn - Thời gian đạt điểm hòa bốn

Để các định điểm hòa vốn cần phân loại chi phí thành biến phí và định phí.

Cầm xác định giới hạn của quy mô hoạt động trong phạm vi cho phép. Việc xác định giới hạn của quy mô hoạt động là cơ sở tiền đề để xác định định phí cho doanh nghiệp. Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị, bởi nó là căn cứ để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án kinh doanh, chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, xác định mức sản lƣợng doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn.

3.1.2 Các báo cáo tài chính

a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh các đối tƣợng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tƣợng quan tâm nhận diện rõ các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh, từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai cho doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng nhƣ thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của

22

mình, trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các đối tƣợng quan tâm đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tao ra lợi nhuận tức là doanh nghiệp đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội (lực lƣợng lao động và các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh).

b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện các dòng tiền thu – chi trong doanh nghiệp theo ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Do đó cung cấp thông tin tổng hợp và tách biệt về từng mặt hoạt động của doanh nghiệp trong kì cho các đối tượng sử dụng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp các đối tƣợng sử dụng đánh giá doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh thành công hay không (phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh), doanh nghiệp đã đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của mình nhƣ thế nào (phần lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư) và doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn nhƣ thế nào để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tƣ đó (phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính).

Nếu như báo cáo kết quả kinh doanh chịu sự ảnh hưởng của các chính sách (phương pháp và giả định) kế toán do việc ghi nhận doanh thu và chi phí trên cơ sở dồn tích thì thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp và giả định kế toán vì được thực hiện trên cơ sở dòng tiền thực thu, thực chi, từ đó cung cấp thêm một nguồn thông tin tin cậy cho các đối tƣợng sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

c. Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán phải đƣợc lập theo mẫu dành cho DNNVV đƣợc Bộ Tài chính quy định.

Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp

(doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Tài sản cố định gồm:

23

Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác

Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tƣ dài hạn

Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:

Cổ phiếu

Bán thành phẩm

Tiền nợ của khách hàng Tiền mặt tại ngân hàng Các khoản đầu tƣ ngắn hạn

Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê

Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm:

Tiền nợ các nhà cung cấp

Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác

Thuế phải trả trong một năm Các khoản nợ dài hạn, gồm:

Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà sữa trên địa bàn tphcm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)