Quản lý rủi ro là việc xác định, đánh giá và ƣu tiên hóa rủi ro (định nghĩa trong ISO 31000 là ảnh hưởng của sự không chắc chắn về mục tiêu) tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hoá việc thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn này không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trong thị trường tài chính, các mối đe dọa từ thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất, hoặc vòng đời duy trì), trách nhiệm pháp lý, rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, tấn công từ đối thủ, hoặc các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trước. Có hai loại sự kiện, nghĩa là sự kiện tiêu cực có thể đƣợc phân loại là rủi ro trong khi sự kiện tích cực đƣợc phân loại là cơ hội. Một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã đƣợc một số tổ chức xây dựng bao gồm Viện Quản lý Dự án, Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, các hiệp hội về thống kê, và các tiêu chuẩn ISO. Các phương pháp, định nghĩa và mục đích của các tiêu chuẩn này rất khác nhau, tùy theo phương pháp quản lý rủi ro trong bối cảnh nào: quản lý dự án, an ninh, kỹ thuật, quy trình công nghiệp, danh mục đầu tƣ tài chính, đánh giá tính toán, hoặc y tế và an toàn công cộng.
Các chiến lƣợc để quản lý các mối đe dọa (sự không chắc chắn với hậu quả tiêu cực) thường bao gồm việc tránh né mối đe dọa, giảm tác động tiêu cực hoặc xác suất của mối đe dọa, chuyển tất cả hoặc một phần mối đe dọa cho bên khác, và thậm chí giữ lại một số hoặc toàn bộ các tiềm năng hoặc hậu quả thực tế của một mối đe doạ nhất định, và sự đối lập về cơ hội (các trạng thái không chắc chắn trong tương lai nhưng có lợi ích).
Một số khía cạnh của nhiều tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã bị chỉ trích vì không có cải thiện đáng kể về rủi ro; trong khi sự tin tưởng vào ước tính và quyết định dường như tăng lên. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng cứ một trong sáu dự án CNTT là "thiên nga đen" với chu phí dôi dƣ khổng lồ (chi phí quá mức trung bình là 200% và lịch trình dôi dƣ 70%).
Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với các yếu tố bên ngoài). Hậu quả của rủi ro sự cố thường rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Hầu hết các rủi ro sự cố đều xuất phát từ sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên….
43
Rủi ro cơ hội: Là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm các loại rủi ro liên quan đến đến giai đoạn trước, trong và sau khi ra quyết định.
Rủi ro thuần túy: là rủi ro tồn tại khi có 1 nguy cơ tốn thất nhƣng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể (rủi ro một chiều). Bất cứ khi nào rủi ro thuần túy xảy ra thì cả tổ chức, cá nhân hoặc xã hội sẽ bị mất mát, thiệt hại nhiều về tài sản cũng nhƣ tinh thần. Chẳng hạn như trong kinh doanh ngoại thương, rủi ro thuần túy bao gồm: tàu bị hỏng, bị mất tích, mắc cạn….
Rủi ro suy đoán: Là rủi ro vừa có khả năng có lợi vừa có khả năng gây tổn thất. Đây là rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh và đầu cơ. Việc đầu tƣ cổ phiếu là một ví dụ điển hình: khoản đầu tƣ này có thể lãi, lỗ hoặc hòa vốn. Biện pháp hạn chế rủi ro suy đoán này là né tránh rủi ro bằng cách không tham gia cuộc chơi mà trong đó có những rủi ro suy đoán. Nhƣng loại rủi ro này thường xuất hiện trong kinh doanh. Nên việc né tránh không phải bao giờ cũng có thể thực hiện đƣợc, bởi né tránh rủi ro tức là phải từ bỏ kinh doanh.
Rủi ro có thể phân tác là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (vd tài sản, tiền bạc….) và chia sẽ rủi ro.
Rủi ro không thể phân tác là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung.
- Lƣợng khách hàng không đủ hoặc bị thiếu nguyên liệu trong quá trình cung cấp sản phẩm.
- Nhà cung cấp đóng cửa hoặc ngừng cung cấp sản phẩm cho cửa hàng.
- Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới cung cấp sản phẩm tương tự như của cửa hàng.
- Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh khác sản phẩm nhƣng có khả năng thay thế cho đồ uống hiện tại mà cửa hàng kinh doanh.
- Khả năng gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường của các đối thủ cạnh tranh hiện tại của cửa hàng => điều này gây nên mức độ cạnh tranh tăng hoặc giảm dần, số lƣợng bán có thay đổi.
- Không có đủ vị trí để xe khách vào
- Quá trình đi lại khi nhận vận chuyển hàng, giao hàng.
44
- Vào giờ cao điểm thì tuyến đường này rất dễ kẹt xe…
5.2 BIỆN PHÁP
Những phương pháp kiểm soát rủi ro nhằm làm thay đổi nguy cơ rủi ro của tổ chức đƣợc thực hiện bằng cách:
+Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chận sự thâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu.
+Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản.
+Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra.
+ Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh tự nhiên.
+ Tăng cường kiểm soát rủi ro sẽ giúp tổ chức tránh được rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu những kết quả không mong muốn đối với tổ chức.
Mục đích của việc phân loại trong kiểm soát rủi ro là để dễ dàng kiểm soát mà không để thiếu xót những rủi ro có thể xảy đến trong kinh doanh. Vì vậy, công việc này hết sức quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro.
* Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh:
Rủi ro thực hiện hoạt động : nguồn lực, sự kiện, đối tƣợng
Rủi ro quá trình xử lý thông tin : ghi nhận, xử lý, cung cấp
Rủi ro hệ thống : phát triển, sử dụng, bảo quản
Nhƣ trên đã trình bày có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới, phức tạp hơn trước. Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau. Một số cách phân loại phổ biến nhất : phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống, phân loại rủi ro theo nguồn gốc , phân loại theo môi trường tác động, phân loại theo đối tượng rủi ro và phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động .
1. Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:
- Là hình thức chấp nhận rủi ro.
45
- Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc một ngành.
- Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại.
- Có hoạt động dự đóan mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm).
- Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm.
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhƣợc điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị nhƣ những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi ro cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số năm.
2. Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố về nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa nhƣ phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ.
3. Giảm bớt thiệt hại.
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.
4. Chuyển dịch rủi ro.
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại đƣợc chuyển từ cá nhân sang nhóm nhƣng khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm đƣợc rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện.
46