Giới Thiệu Về 12 Loại Thuốc Sử Dụng Trong Thí Nghiệm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐẾN SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard (Agromyzidae Diptera) TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 23 - 31)

Tên hóa học: N – cyclopropyl – 1, 3, 5 – triazine - 2, 4, 6 - triamine Nhóm hóa học: Triazine

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể trắng, điểm nóng chảy 219 - 2220C, tan ít trong nước (1,1% ở 200C), trong methanol (1,7 %). Không ăn mòn kim loại, bền vững ở pH

= 5 – 9.

Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng 3387 mg/l, LD50 qua da 3100 mg/kg. Rất độc với cá ( LC50 = 87.9 – 92.4 mg/l trong 96 giờ), không độc với ong, TGCL 7 ngày.

Là thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng, tác động tiếp xúc, vị đôc

Sử dụng: Chủ yếu dùng trừ các loại ruồi đục quả, đục lá hại rau, đậu, cây cảnh, trừ ruồi hại gia súc và bọ gậy.

Liều lượng sử dụng: Trigard 100 SL dùng 0,75 – 1,0 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 0,2 %.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.2 Bralic Tỏi Tỏi 12,5 DD – hoạt chất tinh dầu tỏi Tên hóa học: Allicin

Công thức hóa học:

Sử dụng: Sử dụng trừ sâu khoang, dòi đục lá, dòi đục trái, bọ nhảy, rầy xanh, bù lạch, rêp sáp, ốc sên…trên cải thảo, đậu Hà Lan, bó xôi, cải bông trắng, chè và nhiều cây trồng khác, đặc biệt ốc bưu vàng trên cây lúa.

Không có thời gian cách ly

Liều lượng sử dụng: Bralic Tỏi Tỏi 12,5 DD dùng 15ml/8 lít nước, phun 4 – 5 bình cho 1000 m2, phun khi sâu còn nhỏ, sâu mới xuất hiện, hiệu quả nhất khi sâu giai đoạn trứng và tuổi 1. Mỗi lần phun cách nhau 7 – 14 ngày tùy mật độ sâu nhiều hay ít.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với một số thuốc trừ sâu có hoạt chất từ Endesulfan, Methamidofos, Cypermetrine, thuốc trừ bệnh gốc captan, Mancozeb, Maneb và phân bón lá. Không được pha chung với thuốc trừ nấm bệnh gốc Đồng.

2.4.3 Secure 10 EC - hoạt chất chlorfenapyr

Tên hóa học: 4 - bromo – 2 - (4 - chlorophenyl) – 1 – ethoxymethyl – 5 – trifluoromethylpyrrole – 3 - carbonitrile.

Công thức hoá học:

Nhóm hoá học: Hợp chất của Pyrrole.

Tính chất: Tan rất ít trong nước (0,12 ml/l), nhóm độc II, LD50 qua miệng 441 - 1152 mg/kg.

Thuốc trừ sâu và nhện, tác động tiếp xúc va vị độc, phổ tác dụng rộng

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và nhện hại rau, đậu, bông, cây ăn quả, cây công nghiệp.

Liều lượng sử dụng: Sử dụng liều lượng 0,75 – 1,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 03 % phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.4 Abatin 5,4 EC – hoạt chất abamectin

Tên hoá học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Abamectin B1a (80 %) và B1b (20 %).

N

Br CN

CF3

CH2 O C2H5

Cl

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 - 1550C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong, thời gian cách ly 14 ngày.

Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, phổ tác dụng tương đối hẹp.

Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác.

Liều lượng sử dụng: Trừ sâu từ 10 – 20 g.a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25 g.a.i/ha.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.5 Sherpa 25 EC – hoạt chất cypermethrin

Tên hóa học: (±) α – cyano 3 – phenoxylbenzyl (±) – cis, trans – 3 (2, 2 – dichlor – oxynyl) – 2, 2 dimethylcyclopropancarboxylate.

Phân tử lượng: 416,3.

Nhóm hóa học: Pyrethroid.

Tính chất: Thuốc kỹ thật ở dạng sệt, điểm nóng chảy 60 – 800C, điểm cháy 115,60C. Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như methanol, acetone, xylene, methylene dichlorid, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm. Không ăn mòn kim loại.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 1600 mg/kg, độc với cá, độc với ong, TGCL với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải 14 ngày, hành 21 ngày.

Tác động tiếp xúc, vị độc, ngoài ra còn có tác động xua đuổi và làm sâu biếng ăn.Phổ tác dụng rộng

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, rệp hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu, thuốc lá, sâu xanh, sâu hồng, bọ xít, rệp, nhện đổ hại bông, bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ hại chề, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả, còn dùng trừ ve, trừ ruồi muổi trong nhà.

Liều lượng sử dụng: Từ 50 – 100 g.a.i/ha. Chế phẩm 25 EC dùng 0,2 – 0,4 l/ha pha với 300 – 400 lít nước phun cho rau, màu, pha với nồng độ 0,05 – 0,1 % phun ướt đều lên lá cây ăn quả.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Chlorpyriphos, Dimethoate, Endosulfan, Naled, Profenofos (Polytrin – P), Isoprocard (Metox). Ngoài ra, khi sử dụng còn có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.6 Vicidi-M 50 ND – hoạt chất phenthoate 48 % + entofenprox 2 % Phenthoate:

+ Tên hóa học: S – α – ethoxycarbonylbenzyl) 0,0 – dimethyl phosphorodithioate.

+ Phân tử lượng: 320,4.

+ Nhóm hóa học: Lân hữu cơ.

+ Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, màu vàng nâu. Tỷ trọng 1,22. Rất ít tan trong nước (0,02 % ở 200C), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, xylene, acetone, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ.

Entofenprox:

+ Tên hóa học: 2 – (4 – ethoxyphenyl) – 2 – methylpropyl – 3 – phenoxybenzylether.

+ Phân tử lượng: 376,49.

+ Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể rắn, màu trắng, điểm nóng chảy 36,4 – 380C.

Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, bền trong acid và kiềm.

Thuốc trừ hỗn hợp, nhóm độc II, TGCL 14 ngày Tác dụng tiếp xúc, vị độc, phổ tác dụng rộng

Sử dụng: Phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, bọ xít, bọ trĩ, rệp cho rau, dưa, lúa, bông, thuốc lá, cà phê, cây ăn quả.

Liều lượng sử dụng: 1 – 2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 % – 0,3 % phun ướt đều lên lá.

2.4.7 Sago – Super 20 EC – hoạt chất chlorpyrifos methyl

Tên hóa học: 0,0 – dimethyl 0 – (3, 5, 6 – trichloro – 2 – pyridinyl) phosphorothioate.

Nhóm hóa học: Lân hữu cơ.

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể rắn, ít tan trong nước, tan trong acetone, benzene, ethanol và nhiều dung môi hữu cơ khác.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1.100 – 2.250 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg, tương đối độc với ong và cá, TGCL 7 – 10 ngày.

Tác động tiếp xúc vị độc và xông hơi, phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng, dùng trừ côn trùng y tế, thú y, xữ lý sâu mọt trong kho.

Sử dụng: Sago – Super 20EC dùng trừ rệp sáp hại cà phê và nhiều loại cây khác, sâu đục thân lá nhãn, sâu đục quả vải. Pha nước theo nồng độ 0,3 – 0,4 %.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.8 Regent 800 WG – hoạt chất fipronil

Tên hoá học: (±) 5 – Amino -1 - (2, 6 – diclo – α, α, α - triflo – p - topyl) – 4 - triflomethylsulfinyl - pyrazole 3- carbonitril.

Công thức hoá học:

Nhóm hóa học: Firproles.

Tính chất: Thuốc kỹ thuật thể rắn, không màu. Tan rất ít trong nước, tan trong acetone và một số dung môi hữu cơ khác. Thủy phân ở pH > 9, bền vững ở nhiệt độ cao, phân giải nhanh trong dung dịch nước dưới tác động của ánh sáng trực xạ.

Nhóm độc I, LD50 qua miệng 77 - 95 mg/kg, LD50 qua da 354 - 2000 mg/kg. Độc với cá, rất độc với ong. TGCL là 14 ngày. Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.

Sử dụng: Phòng trừ rất nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều cây trồng (lúa, rau, mía, bông, cây ăn quả).

Liều lượng sử dụng: 0,2 – 0,3 kg/ha pha nướcvới nồng độ 0,05 % phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

F3C S

H2N Cl F3C S

H2N Cl

N N

CF3

Cl O

2.4.9 ViCarben 50 HP – hoạt chấtcarbendazim

Tên hóa học: 2 – (methyoxycarbolamino) – benzimidazole.

Nhóm hóa học: Carbamate.

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột rắn, không màu. Không tan trong nước, tan ít trong dung môi hữu cơ.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 15.000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg, ít độc với ong và cá, TGCL 7 ngày

Thuốc trừ nấm tác dụng nội hấp, phổ tác dụng rộng, có hiệu lực cao với các nấm lớp nang khuẩn (Ascomycetes), lớp nấm bất toàn (Fungi imperfecti), một số đảm khuẩn (Basidimycetes)

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại bệnh cho nhiều loại cây trồng như:

+ Lúa: Các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá, lem lép hạt.

+ Đậu, rau, dưa, cà chua, bầu, bí, ớt, khoai tây: Các bệnh lở cổ rễ, đốm lá, thán thư, mốc xám, phấn trắng, mốc sương.

+ Cà phê: Các bệnh đốm lá, thán thư.

+ Cây ăn quả: Các bệnh mốc xám, thán thư, đốm lá, thối quả.

+ Cây hoa cảnh: Các bệnh sương mai, mốc xám.

Liều lượng sử dụng: Chế phẩm huyền phù, nước 50 – 60 % hoạt chất sử dụng liều lượng 0,4 – 0,6 l/ha, pha nước với nồng độ 0,1 – 0,15 % phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có nhiều dạng hỗn hợp với Maneb, Mancozeb, Hexaconazole, Sulfur. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu khác.

2.4.10 Aliette 800 WG – hoạt chất fosetyl aluminium Tên khoa học: Aluminium tris (O - ethyl phosphonate) Công thức hoá học:

Nhóm hóa học: Phosphonate

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột rắn, tan trong nước (120 g/l), không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, phân hủy trong môi trường kiềm và acid. Không ăn mòn kim loại, không cháy.

O O P O C2H5

H

Al+++

3

Nhóm độc III, LD50 qua miệng 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg, ít độc đối với ong, độc với cá, TGCL 7 ngày

Thuốc trừ nấm nội hấp, có khả năng lưu dẫn mạnh trong cây, có tác dụng chủ yếu với các nấm lớp tảo khuẩn (Phycomycetes), ngoài ra còn có khả năng hạn chế được vi khuẩn.

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh sương mai, phấn trắng hại rau, dưa, hành, tỏi, bệnh thối nhũn thuốc lá, bệnh thối nõn dứa, bệnh nứt thân xì mủ cam, quýt, bưởi, sầu riêng, bệnh chết nhanh hồ tiêu, bệnh loét mặt cạo cao su, bệnh thối quả nhãn, bệnh thối lá, thối rễ cây hoa cảnh.

Liều lượng sử dụng: 0,8 – 1,2 kg/ha. Pha nước với nồng độ 0,2 % phun ướt đều lên cây, pha 20 g/l nước quét lên mặt cạo cao su hoặc chỗ nứt thân xì mủ cam, quýt, sầu riêng.

Khả năng hỗn hợp: Có tác dụng hỗn hợp với các Folpet, Mancozeb. Khi sử dụng có thể pha chung vơi nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.11 Polyram 80 DF - hoạt chất metiram complex

Tên hóa học: Tris [ammine – [ethylen bis (dithiocarbamate)] zinc (II)]

[tetrahydro – 1, 2, 4, 7 – dithiadiazocine – 3, 8 – dithione] polymer.

Phân tử lượng: (1088,3)x.

Nhóm hóa học: Ethylene bis dithiocarbamate.

Tính chất: Là một phức chất của muối kẽm. Thuốc kỹ thuật dạng bột màu vàng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, không bền trong acid và kiềm mạnh.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng 6.810 – 10.000 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Tương đối độc với cá, không độc với ong. TGCL 14 ngày.

Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc. Phổ tác dụng rộng. Polyram 80 DF được chế tạo ở dạng bột cực mịn nên khả năng tan trong nước nhanh và bám dính tốt.

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh mốc sương, thán thư, đốm lá cho rau, hành, tỏi, đậu, bệnh cháy lá, nứt thân dưa hấu, bệnh mốc xám, sẹo, đốm lá, thán thư hại cây ăn quả, bệnh thán thư chè, cà phê, bệnh đốm lá, gỉ sắt hoa, cây cảnh.

Liều lượng sử dụng: 1 – 2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,4 % phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Copper Oxychloride, Maneb, Cymoxanil. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

2.4.12 Romil 72 WG – hoạt chất metalaxyl 8 % + mancozeb 64 % Metalaxyl:

+ Tên hóa học: N – (2,6 – Dimethylphenyl) – N – (methoxyacetyl) – DL – alanine methyl ester

+ Nhóm hóa học: Alanine.

+ Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột, tan trong nước (7,1 g/l), tan 65 % trong methanol, 55 % trong benzene.

Mancozeb:

+ Tên hóa học: Manganese ethylene bisdithiocarbamate phức hợp với kẽm.

+ Nhóm hóa học: Dithiocarbamate.

+ Tính chất: Mancozeb là một phức chất của kẽm và muối Mangan. Là bột màu vàng hung, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi trường khô nhưng dễ thủy phân trong môi trường nóng ẩm.

Thuốc hỗn hợp trừ nấm, nhóm độc III, TGCL 7 ngày Tác động tiếp xúc và nội hấp, phổ tác dụng rộng

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh sương mai, đốm lá, thán thư, thối quả, thối rễ hại cà chua, khoai tây, rau cải, ớt, dưa, bông, thuốc lá, nho, dứa, cây hoa cảnh, bệnh nứt thân xì mũ cam quýt, sầu riêng, bệnh loét mặt cạo cao su.

Liều lượng sử dụng: 1,5 – 3 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,3 – 0,5 % phun ướt đều trên cây.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐẾN SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard (Agromyzidae Diptera) TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)