4.3 Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ bệnh hại lá đậu côve đối với sâu non Liriomyza sativae
4.3.3 Ảnh hưởng của của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ bệnh hại lá đậu côve đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae
Kết quả thí nghiệm thu được dưới bảng 4.9
Khả năng phát triển của sâu non L. sativae sau xử lý thí nghiệm ở bảng 4.9 cho thấy TLHN có giảm tương đối cao so với đối chứng, các TLVH, TLGT mức độ ảnh hưởng không đáng kể, cụ thể TLHN và TLVH ở các nghiệm thức xử lý thuốc trừ bệnh Vicarben 50 HP, Polyram 80 DF và Romil 72 WP giảm 23,08 % - 36,75 % và 4,52 % - 7,57 %, nghiệm thức Aliette 800 WG giảm mạnh hơn 61,54 % và 18,35 % so với đối chứng. Tỷ lệ ruồi cái cái ở nghiệm thức Aliette 800 WG và Romil 72 WP tăng 2,33 % và 7,86 % còn nghiệm thức Vicarben 50 HP và Polyram 80 DF giảm 6,17 % và 6,24 % so với dối chứng.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ bệnh hại lá đậu côve đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae sau xử lý thuốc thí nghiệm
76,15
% so với
Đ/C TLVH
Đơn vị: %
TLHN
+2,33
69,17 -29,06
-6,17 57,29
-18,35 -7,51 61,67
62,48 -36,75
-4,52 65,86 +7,86 -6,24 57,25
-7,27 1. Vicarben 50 HP
(16 ml/8 lít)
88,14 85,60 -23,08
75,00 Nghiệm Thức
4. Romil 72 WP (35 g/8 lít) 5. Đối chứng (nước cất) 2. Aliette 800 WG (20 g/8 lít) 3. Polyram 80 DF (40 g/8 lít)
% so với Đ/C
97,50 92,31 61,06
% so với Đ/C
TLGT (cái)
37,50 -61,54
Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học khuyến cáo trừ bệnh đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae
75,37
Ghi chú: Nhiệt độ: 30 ± 20C; Ẩm độ: 75 ± 5%. NT: Nghiệm thức, TGTD: Thời gian theo dõi, Đ/C: Đối chứng, TLHN: Tỷ lệ hóa nhộng, TLVH: Tỷ lệ vũ hóa, TLGT: Tỷ lệ giới tính, K/C: Khuyến cáo, TLR cái: Tỷ lệ ruồi cái.
Đánh giá ảnh hưởng của các nhóm thuốc thí nghiệm đến khả năng phát triển của ruồi đục lá sau xử lý thuốc so với đối chứng thì tỷ lệ hóa nhộng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhóm thuốc khuyến cáo trừ dòi đục lá (Tỏi Tỏi 12,5 DD) giảm 87,07 %, nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu giảm 38,14 % - 73,73 %, nhóm thuốc khuyến cáo trừ bệnh giảm 23,08
% – 61,54 %. Tiếp theo là tỷ lệ vũ hóa, nhóm thuốc khuyến cáo trừ dòi đục lá (Tỏi Tỏi 12,5 DD) giảm mạnh đến 91,81 %, nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu giảm 22,91 % - 29,97 %, nhóm thuốc khuyến cáo trừ bệnh giảm 4,52 % - 18,35 %. Tỷ lệ giới tính xem như không bị ảnh hưởng, tỷ lệ ruồi cái ở nhóm thuốc khuyến cáo trừ dòi đục lá (Tỏi Tỏi 12,5 DD) giảm 15,21 %, nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu giảm 0,07 % - 3,11 % và tăng 4,32 % (Regen 800 WG), nhóm thuốc khuyến cáo trừ bệnh giảm 6,24 % - 6,7 % và tăng 2,33 – 7,6 %.
Với mục đích ngiên cứu của đề tài là tìm biện pháp phối hợp để sử dụng hợp lý các thuốc hóa học trừ các loài dịch hại trên cây đậu côve, đề tài đã tiến hành so sánh các kết quả về hiệu lực trừ sâu non ruồi đục lá của các loại thuốc thí nghiệm ở biểu đồ 4.1
0 20 40 60 80 100
1 2 3
Trigad 100 Sl Toi Toi 12,5 DD Secure 10 EC Abatin 5,4 EC Sherpa 25 EC Vicidi-M 50 ND Sago-super 20EC Regent 800 WG Vicarben 50 Hp Aliette 800 WG Polyram 80 DF Romil 72 WP NTTN
Hieu luc (%)
Biểu đồ 4.1: Hiệu lực (%) trừ sâu non ruồi đục lá L. sativae của 3 nhóm thuốc thí nghiệm ở 4 ngày sau xử lý
1. Nhóm thuốc khuyến cáo trừ ruồi đục lá; 2. Nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả Maruca testulalis;
3. Nhóm thuốc khuyến cáo trừ bệnh hại lá đậu côve
Biểu đồ 4.1 cho thấy sau 4 ngày xử lý thuốc, hiệu lực (%) trừ sâu non L. sativae của 3 nhóm thuốc thí nghiệm là khác nhau rất rõ. Trong đó, các thuốc Trigard 100 SL (23 ml/8 lít), Secure 10 EC (10 ml/8 lít) và Abatin 5,4 EC (8 ml/16 lít) đã làm chết 100 % số sâu non ruồi đục lá thí nghiệm. Thuốc Tỏi Tỏi 12,5 DD (15 ml/8 lít) và các loại thuốc hóa học khác như Sherpa 25 EC (25 ml/8 lít), Vicidi – M 50 ND (40ml/8 lít) và Sago – Super 20 EC (10 ml/8 lít) và thuốc trừ bệnh Aliette 800 WG (20 g/8 lít) có hiệu lực trừ sâu non ruồi đục lá khá cao (61,63 % - 87,09 %). Các loại thuốc còn lại trong thí nghiệm như Regent 800 WG (0,8 g/8 lít), Vicarben 50 HP (16 ml/8 lít), Polyram 80 DF (40 g/8 lít) và Romil 72 WP (35 g/8 lít) là có hiệu lực trừ sâu non ruồi đục lá thấp (22,98 % - 39,90 %).
Các kết quả thí nghiệm ở trên đã cho thấy khi cây đậu côve bị ruồi đục lá gây hại nặng thì có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc Trigard 100 SL, Secure 10 EC và Abatin 5,4 EC để phòng trị. Ở giai đoạn cây cho hoa và quả rộ thường bị nhiều loại dịch hại tấn công thì có thể chọn sử dụng kết hợp Tỏi Tỏi 12,5 DD, Sherpa 25 EC và Aliette 800 WG để quản lý một số loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây.