Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu đối với sâu non ruồi đục lá L. sativae

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐẾN SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard (Agromyzidae Diptera) TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44 - 47)

4.2.1. Tỷ lệ chết (%) của sâu non L. sativae trên các nghiệm thức thí nghiệm

Kết quả theo dõi tỷ lệ chết của sâu non ruồi đục lá L. sativae sau xử lý thuốc thí nghiệm thu được ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Tỷ lệ chết (%) của sâu non ruồi L. sativae trên các nghiệm thức thí nghiệm xử lý thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu Maruca testulalis

% so với Đ/C 4 NSXL

56,67 ab 62,50 a

70,83 a 70,00 a

63,33 b Nghiệm Thức

5. Đối chứng (nước cất)

+72,50 74,17 a

70,83 a

63,33 a +61,66

+69,16

39,17 b 39,17 b

2. Vicidi – M 50 ND (40 ml/8 lít) 3. Sago – Super 20 EC (25 ml/8 lít)

4. Regent 800 WG (0,8 g/8 lít) 1. Sherpa 25 EC

(10 ml/8 lít) 52,50 a

1,67 c 1,67 c

38,33 c +37,05

1,67 d

Đơn vị: %

CV (%) 6,19 9,12 10,14

Tỷ lệ chết (%) của sâu non L. sativae trên các nghiệm thức xử lý thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu

4NSXL 3NSXL

2NSXL

Ghi chú: Nhiệt độ: 30 ± 20C; Ẩm độ: 75 ± 5%. Các giá trị trong cùng một cột có các kí tự khác nhau thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức P < 0,01. Số liệu đã được chuyển sang dạng Arcsin (P)1\2 trước khi phân tích thống kê. NSXL: Ngày sau xử lý, Đ/C: Đối chứng, CV: Hệ số biến thiên.

Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy giữa các nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu đục quả đậu ở 2 NSXL tỷ lệ (%) ruồi chết trên NT Sago – Super 20 EC là 56,67 % và sự khác biệt thống kê là không có ý nghĩa với NT Sherpa 25 EC (52,50 %) và Vicidi – M 50 ND (63,33 %), giữa NT Sherpa 25 EC và Vicidi – M 50 ND có sự khác biệt thống kê rất có ý nghĩa. Nhưng

cả 3 NT Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC đều có sự khác biệt thống kê rất có ý nghĩa với NT Regent 800 WG (38,33 %).

Ở 3 và 4 NSXL, tỷ lệ (%) ruồi đục lá chết khá cao và tăng đều các NT Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 và Sago – Super 20 EC ND là 62,50 % - 74,17 % và giữa các NT này sự khác biệt thống kê không có ý nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa với NT 4 Regent 800 WG (39,17 %).

Ở NT đối chứng không xử lý thuốc tỷ lệ sâu non L. sativae chết chiếm 1,67 % ở cả 2,3 và 4 NSXL là rất thấp và có sự khác biệt thống kê rất có ý nghĩa giữa NT đối chứng với các NT xử lý thuốc (39,17 % – 74,17 %, ở 4 NSXL). Như vậy so với tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non ruồi đục lá ở đối chứng thì tỷ lệ chết ở các NT xử lý thuốc trừ sâu đục quả đậu hiệu quả khá cao, ở 4 NSXL, các NT Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND, Sago – Super 20 EC so với đối chứng tăng lần lượt là 72,50 %, 69,16 %, 61,66 % còn ở NT Regent 800 WG chỉ tăng 37,05 %.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các thuốc Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC làm chết số sâu non L. sativae là khá lớn so với tỷ lệ chết tự nhiên của chúng ở đối chứng. Như vậy, sử dụng các thuốc trừ sâu Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND, Sago – Super 20 EC trừ sâu non ruồi đục lá là khá hiệu quả.

4.2.2. Hiệu lực (%) trừ sâu non L. sativae của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu

Kết quả thí nghiệm thu được dưới bảng bảng 4.5 cho thấy hiệu lực (%) trừ sâu non ruồi đục lá của nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu là khá cao (38,12 % - 73,82

% ở 4 NSXL). Trong đó các thuốc Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC có độ hữu hiệu cao nhất và tăng dần qua 2, 3 và 4 NSXL (51,69 % - 73,83 %). Và giữa các NT này sự khác biệt thống kê là không có ý nghĩa nhưng đều rất có ý nghĩa với NT Regent 800 WG (37,27 % ở 2 NSXL, 38,12 % ở 3 và 4 NSXL).

Bảng 4.5: Hiệu lực (%) trừ sâu non L. sativae của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu Maruca testulalis

73,83 a 69,49 a

55,90 a

38,12 b

70,34 a 70,41 a

1. Sherpa 25 EC

(10 ml/8 lít) 51,69 a 62,69 a

38,12 b 62,69 a 61,86 a

Đơn vị: % Nghiệm Thức

2. Vicidi – M 50 ND (40 ml/8 lít) 3. Sago – Super 20 EC (25 ml/8 lít)

4. Regent 800 WG (0,8 g/8 lít)

9,12 4NSXL

Hiệu lực (%) trừ sâu non L. sativae của một số thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu

37,27 b

8,22 9,06

CV (%)

3NSXL 2NSXL

Ghi chú: Nhiệt độ: 30 ± 20C; Ẩm độ: 75 ± 5%. Các giá trị trong cùng một cột có các kí tự khác nhau thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức P < 0,01. Số liệu đã được chuyển sang dạng Arcsin (P)1\2 trước khi phân tích thống kê. NSXL: Ngày sau xử lý, CV: Hệ số biến thiên.

Như vậy trong nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu thuốc Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC có hiệu lực trừ sâu non L. sativae khá cao (62,69

% - 73,83 %). Vì vậy có thể khuyến cáo nông dân kết hợp sử dụng các thuốc Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC để trừ sâu đục quả đậu với sâu non L. sativae trong thời gian cây đậu côve ra hoa đến khi thu hoạch quả.

4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae

Kết quả theo dõi thí nghiệm thể hiện dưới bảng 4.6

Bảng 4.6 cho thấy khi theo dõi ảnh hưởng của nhóm thuốc khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu đến sâu non L. sativae thì tỷ lệ hóa nhộng của sâu non bị giảm tương đối cao (38,14

% - 73,73 %) so với đối chứng còn tỷ lệ vũ hóa, tỷ lệ giới tính ảnh hưởng không đáng kể.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae sau xử lý thuốc thí nghiệm

+4,23 -3,11 58,89

% so với TLVH Đ/C

25,83 -73,73 64,45

-7,21 -0,07 TLGT

(cái)

60,74

-22,91

56,40 -29,97

63,49

63,35 60,83 -38,14 69,89

65,83

-28,91 1. Sherpa 25 EC

(10 ml/8 lít)

-27,39

-62,71 36,67

2. Vicidi–M 50 ND (40 ml/8 lít) 3. Sago–Super 20 EC (25 ml/8 lít)

29,17 -70,33 Nghiệm Thức

Đơn vị: %

5. Đối chứng

(nước cất) 98,33 90,66 60,78

% so với TLHN Đ/C

Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học khuyến cáo trừ sâu đục quả đậu đến tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu non L. sativae

% so với Đ/C

4. Regent 800 WG (0,8 g/8 lít)

Ghi chú: Nhiệt độ: 30 ± 20C; Ẩm độ: 75 ± 5%. Đ/C: Đối chứng, TLHN: Tỷ lệ hóa nhộng, TLVH: Tỷ lệ vũ hóa, TLGT: Tỷ lệ giới tính, TLR cái: Tỷ lệ ruồi cái.

Cụ thể, các thuốc Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC có ảnh hưởng mạnh hơn Regent 800 WG, ở các NT Sherpa 25 EC, Vicidi – M 50 ND và Sago – Super 20 EC tỷ lệ hóa nhộng giảm 62,71 % - 73,73 %, tỷ lệ vũ hóa giảm từ 27,39 % - 29,97

%, tỷ lệ ruồi cái giảm 0,07 % - 7,21 %. NT Regent 800 WG tỷ lệ hóa nhộng giảm 38,14 %, tỷ lệ vũ hóa giảm 22,91 %, tỷ lệ ruồi cái tăng 4,23 % so với NT đối chứng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐẾN SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard (Agromyzidae Diptera) TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)