Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất
Trong suốt quá trình thực tập tại trại VM, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:
* Công tác chăn nuôi
- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn các tấm lưới ngăn cách giữa các lô. Sau đó tiến hành phun thuốc khử trùng bằng dung dịch OMNICID với nồng độ 1:125.
Dải trấu làm đệm lót, phun thuốc khử trùng đệm lót.
Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống, … đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc khử trùng OMNICID trong vòng 20 phút với tỷ lệ 1:125, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.
- Công tác chọn giống
Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 38 – 39 gam.
- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp.
+ Giai đoạn úm gà con: Trước khi nhập gà ta phải pha nước uống cho gà.
Nước uống phải sạch và pha đường glucozo 5%, thắp bóng đèn chụp sưởi sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi gà về 1 tiếng để đảm bảo cho gà. Khi nhập gà về chúng tôi tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và
30
thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống nước. Đợi cho gà uống hết lượt sau 2 – 3 giờ, thì bỏ toàn bộ khay ra rửa sạch, lau khô để gà bắt đầu ăn.
Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, trong ô úm là 33 oC, sau một tuần tuổi thì nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của gà là 22 oC.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.
+ Giai đoạn nuôi thịt: Ở giai đoạn này thì ta thay dần khay ăn tròn bằng máng ăn dành cho gà lớn, thay mang uống gallon bằng máng uống tự động. Những dụng cụ được thay thế và những dụng cụ thay thế phải được cọ rửa, khử trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều phải tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo thời tiết. Sau khi cho gà uống nước khoảng 15 phút sau đó tiến hành cho gà ăn, ở giai đoạn này cho gà ăn tự do đến khi xuất bán.
- Chế độ chiếu sáng
Chúng tôi điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn úm, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượng gà mổ nhau.
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin
Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng
7 ngày tuổi IB - ND lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt
21 ngày tuổi IB - ND lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt 45 ngày tuổi ND Clone – 45 Tiêm dưới da cổ
31
* Công tác thú y
- Phòng và sử dụng các loại vắc-xin:
Tất cả gà thí nghiệm đều được tiêm các loại vắc-xin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:
Bệnh Bạch lị
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.
- Triệu chứng:
+ Ở gà con: Gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng dám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh.
+ Ở gà lớn: Gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt, …
- Bệnh tích: Ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử.
- Phòng bệnh:
+ Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ không bị bệnh Salmonella, đây là cách tốt nhất, tuy nhiên về thực tế, cơ sở bán giống cho chúng tôi không có cam kết bảo hành điều này.
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà.
+ Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh.
+ Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.
32
+ Dùng dung dịch Profil (0,2%) khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
- Điều trị: Dùng Norfacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B - Complex: 1 g/1 lit nước, vitamin C: 1 g/1 lit nước. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Bệnh CRD
- Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
Gà 2 – 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.
- Triệu chứng:
+ Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày.
+ Gà trưởng thành và gà đẻ: Tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
+ Gà thịt: Xảy ra giữa 4 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E. coli) vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli-CRD (C - CRD) với các triệu chứng: Âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc.
- Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh.
- Điều trị: Tilmicox liều 10 mg – 20 mg/kg P, pha 20 – 30 ml + 100 lít nước cho uống 5 ngày.
* Tham gia các hoạt động khác
Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà thí nghiệm, bản thân tôi còn tham gia một số công việc như sau:
- Tham gia cải tạo khu vực đất trồng rau và cây xung quanh trại, loại bỏ cây tạp và cỏ dại.
- Sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay rèm che, bóng điện hỏng.
- Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh.
- Chăm sóc những con gà khác không thuộc đàn gà thí nghiệm.
33
- Quét dọn kho để trấu và thức ăn, đi đóng trấu.
- Loại bỏ những gà dị tật.
- Tham gia bắt, cân và bán gà.
* Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Sau 6 tháng thực tập kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng dưới đây:
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất
Nội dung công việc Số lƣợng (con)
Kết quả (Khỏi bệnh/an toàn) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Chăn nuôi gà
Nuôi gà thịt 900 900 100
2. Phòng bệnh ở gà
Tiêm vắc-xin Newcastle 900 900 An toàn
Nhỏ vắc-xin Gumboro 1200 1200 An toàn
Nhỏ vắc-xin IB- ND 1200 1200 An toàn
3. Chữa bệnh cho gà
Bệnh Cầu trùng 600 600 100
Bệnh CRD 600 600 100