Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học
4.2.5. Tỷ lệ, cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm
4.2.5.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra mẫu phân Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập và xét nghiệm 360 mẫu phân gà ở các lô thí nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra mẫu phân
Lô
Số mẫu kiểm tra
Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm
n %
+ ++ +++ ++++
n (%) n (%) n (%) n (%)
Lô TN 180 55 30,56 20 36,36 17 30,91 16 29,09 2 3,64 Lô ĐC 180 68 37,78 26 38,23 21 30,88 17 25,00 4 5,89 Qua bảng 4.10 cho thấy: Cả 2 lô có bổ sung Acid pak 4 way và không bổ sung đều nhiễm bệnh Cầu trùng. Tuy nhiên tỷ lệ và cường độ nhiễm của 2 lô là khác nhau, cụ thể: Lô đối chứng có 68 mẫu nhiễm Cầu trùng, chiếm tỷ lệ nhiễm là 37,78 %, cao hơn lô thí nghiệm là 7,22 % (30,56 %). Trong đó, số mẫu nhiễm cầu trùng với cường độ rất nặng (++++) ở lô đối chứng là 4 mẫu chiếm 5,89 % cao hơn lô thí nghiệm là 2,25 % (2 mẫu chiếm 3,64 %). Như vậy, bổ sung Acid pak 4 way đã góp phần làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng trên gà F1 (Ri x Lương Phượng).
4.2.5.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm theo tuần tuổi
Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu phân, sử dụng phương pháp phù nổi Fulleborn để quan sát và tìm noãn nang Cầu trùng bằng kính hiển vi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.11 và 4.12, hình 4.4 và 4.5.
44
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của axit pak 4 way tới tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuần tuổi của gà thí nghiệm
Tuần tuổi
Số mẫu kiểm tra
mỗi lô
Lô TN Lô ĐC
Số mẫu nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%)
Số mẫu nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%)
1 15 0 0,00 0 0,00
2 15 2 13,33 3 20,00
3 15 3 20,00 4 26,67
4 15 3 20,00 7 46,67
5 15 5 33,33 7 46,67
6 15 7 46,67 8 53,33
7 15 7 46,67 7 46,67
8 15 6 40,00 6 40,00
9 15 7 46,67 8 53,33
10 15 7 46,67 8 53,33
11 15 5 33,33 6 40,00
12 15 3 20,00 4 26,67
Tổng 180 55 30,56 68 37,78
Qua bảng 4.11 cho thấy: Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và có công tác phòng bệnh Cầu trùng từ 5 đến 63 ngày tuổi là như nhau nhưng tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà ở lô thí nghiệm luôn thấp hơn lô đối chứng. Thời điểm cuối của thí nghiệm (từ tuần tuổi thứ 9 đến 12) tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở cả 2 lô cao là do sự bất lợi của thời tiết nắng nóng mưa nhiều cộng với thời gian tiếp xúc với mầm bệnh lâu nên khả năng mang trùng cao, cụ thể:
Tuần tuổi thứ 1, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô mỗi tuần chúng tôi không tìm thấy noãn nang Cầu trùng.
- Tuần tuổi thứ 2, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
45
Ở lô thí nghiệm có 2 mẫu nhiễm chiếm 13,33 %, ở lô đối chứng có 3 mẫu nhiễm chiếm 20,00 % cao hơn lô thí nghiệm 6,67%.
- Tuần tuổi thứ 3, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm chiếm 20,00 %, ở lô đối chứng có 6 mẫu nhiễm chiếm 26,67 % cao hơn lô thí nghiệm 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 4, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm chiếm 20,00 %, ở lô đối chứng có 7 mẫu nhiễm chiếm 46,67 % cao hơn lô thí nghiệm 26,67 %.
- Tuần tuổi thứ 5, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 5 mẫu nhiễm chiếm 33,33 %, ở lô đối chứng có tới 10 mẫu nhiễm chiếm 46,67 % cao hơn lô thí nghiệm 13,34 %.
- Tuần tuổi thứ 6, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 7 mẫu nhiễm chiếm 46,67%, ở lô đối chứng có 8 mẫu nhiễm chiếm 53,33 % cao hơn lô thí nghiệm 6,66 %.
- Tuần tuổi thứ 7 và 8, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô mỗi tuần chúng tôi thấy: Cả 2 lô đều có tỷ lệ nhiễm như nhau, tuần thứ 7 có 7 mẫu nhiễm chiếm 46,67 %, tuần thứ 6 có 6 mẫu nhiễm chiếm 40,00 %.
- Tuần tuổi thứ 9 và 10, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô mỗi tuần chúng tôi thấy: Ở lô thí nghiệm có 7 mẫu nhiễm chiếm 46,67 %, ở lô đối chứng có 8 mẫu nhiễm chiếm 53,33 % cao hơn lô thí nghiệm 6,66 %.
- Tuần tuổi thứ 11, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy: Ở lô thí nghiệm đều có 5 mẫu nhiễm chiếm 33,33 %, ở lô đối chứng có 6 mẫu nhiễm chiếm 40,00 % cao hơn lô thí nghiệm 6,67 %.
- Tuần tuổi thứ 12, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm chiếm 20,00 %, ở lô đối chứng có 4 mẫu nhiễm chiếm 26,67 % cao hơn lô thí nghiệm 6,67 %.
46
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của Acid pak 4 way tới cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuần tuổi của gà thí nghiệm
Tuần tuổi
Lô TN Lô ĐC
Cường độ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (%)
+ ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++
1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
2 100,00 00,00 0,00 0,00 66,67 33,33 0,00 0,00 3 66,67 33,33 0,00 0,00 75,00 25,00 0,00 0,00 4 66,67 33,33 0,00 0,00 71,43 28,57 0,00 0,00 5 60,00 20,00 20,00 0,00 71,42 14,28 14,28 0,00 6 57,15 28,57 14,28 0,00 50,00 25,00 25,00 0,00 7 42,85 28,57 28,58 0,00 57,15 28,57 14,28 0,00 8 66,67 0,00 16,67 16,67 66,67 0,00 16,67 16,67 9 57,15 14,29 14,28 14,28 62,50 0,00 12,50 25,00 10 42,85 28,57 28,58 0,00 50,00 25,00 12,50 12,50 11 40,00 40,00 20,00 0,00 50,00 33,33 16,67 0,00 12 33,33 66,67 0,00 0,00 50,00 25,00 25,00 0,00 Tổng 54,54 25,46 16,36 3,64 60,29 20,60 13,23 5,88
Qua bảng 4.12 cho thấy, cường độ nhiễm Cầu trùng có sự khác nhau giữa các tuần tuổi, cụ thể như sau:
- Tuần tuổi thứ 1, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm và lô đối chứng đều không nhiễm Cầu trùng.
- Tuần tuổi thứ 2, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 %. Ở lô đối chứng có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 66,67 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %, 0 mẫu nhiễm mức (+++).
- Tuần tuổi thứ 3, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
47
Ở lô thí nghiệm có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 66,67 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %, 0 mẫu nhiễm mức (+++) và (++++). Ở lô đối chứng có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 75,00% cao hơn lô TN là 8,33 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25,00 %, 0 mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 4, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 66,67 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33%, 0 mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++). Ở lô đối chứng có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 71,43 % cao hơn lô TN là 4,76 % 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %, 0 mẫu nhiễm mức (++++).
-Tuần tuổi thứ 5, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 60 %, có 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 20 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 20 %, 0 mẫu nhiễm mức (++++).
Lô đối chứng có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 71,42 % cao hơn lô thí nghiệm là 11,42 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 14,28 % và 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 14,28 %, 0 mẫu nhiễm mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 6, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 57,15 % , 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 14,28 %, 0 mẫu nhiễm mức (++++). Ở lô đối chứng có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25 % , 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 25 % cao hơn lô TN là 10,72 % và 0 mẫu nhiễm mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 7, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 42,85 % , 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %, 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 28,57 % và 0 mẫu nhiễm mức (++++). Ở lô đối chứng có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 57,15 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 14,28 % và 0 mẫu nhiễm mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 8, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
48
Ở lô thí nghiệm và lô đối chứng có số mẫu nhiễm với các cường độ như nhau:
4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 66,67 %, 0 mẫu nhiễm mức (++), 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 16,67 %, 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 16,67 %.
Tuần tuổi thứ 9, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 57,15 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 14,29 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 14,28 %, 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 14,28 %. Ở lô đối chứng có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 62,50 %, 0 mẫu nhiễm mức (++), 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 12,50 % và 2 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 25 % cao hơn lô TN là 10,72 %.
- Tuần tuổi thứ 10, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 42,85 % , 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 28,57 %, 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 28,58 %, 0 mẫu nhiễm mức (++++). Ở lô đối chứng có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25 % , 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 12,50 %, 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 12,50 % cao hơn lô TN là 12,50 %.
- Tuần tuổi thứ 11, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 40,00 % , 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 40,00 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 20,00 % và 0 mẫu nhiễm mức (++++). Ở lô đối chứng có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 %, 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 16,67 % 0 mẫu nhiễm mức (++++).
- Tuần tuổi thứ 12, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy:
Ở lô thí nghiệm có 1 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 33,33 %, 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 66,67 %, 0 mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++). Ở lô đối chứng có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 %, 1 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25 % , 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 25 %.
Như vậy, Acid pak 4 way đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm Cầu trùng với cường độ rất nặng trên gà thí nghiệm, giảm số gà mang trùng từ đó hạn chế mầm bệnh lây lan ra môi trường.
49
Hình 4.4: Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô TN
Hình 4.5: Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô ĐC
50