CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.3. BÀO CHẾ VIÊN NÉN HÀ THỦ Ô ĐỎ
4.3.1. Nghiên cứu công thức bào chế viên nén
Sử dụng phương pháp dập thẳng, phối hợp cao khô Hà thủ ô đỏ với các tá dược hay dùng để dập thẳng. Đây là phương pháp hay dùng để bào chế viên nén từ dược liệu, do nhược điểm của cao khô rất dễ bị ẩm khi tiếp xúc với không khí. Các bước bào chế được trình bày trong sơ đồ hình 3.3.2
Để người sử dụng thuốc đạt nồng độ điều trị tương ứng với khối lượng ghi trong Dược điển Việt Nam IV, đồng thời không uống quá nhiều thuốc trong một ngày, nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ cao khô trong công thức cho phù hợp (70 %). Việc lựa chọn tá dược với mục đích là làm cho viên rã nhanh, hòa tan hoạt chất nhanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu chiết xuất, đề tài xây dựng và khảo sát 3 công thức cho 1 viên nén được ghi trong bảng 3.4:
- Xuất phát từ đặc điểm cao khô rất dễ hút ẩm, đồng thời để đảm bảo độ chắc và độ rã tốt nên chọn các tá dược như aerosil, mg stearat, talc và tinh bột bắp (tinh bột bắp điều chế cao khô).
- Ngoài ra nghiên cứu còn thăm dò tỷ lệ sử dụng 2 tá dược avicel và DST để tìm ra công thức phù hợp cho kết quả viên nén đạt chỉ tiêu chất lượng theo DĐVN IV.
4.3.2. Kiểm soát bán thành phẩm
Bột hoàn tất của 3 công thức có độ trơn chảy tốt, có một số tính chất sau:
- Cảm quan: Bột màu nâu, có mùi đặc trưng.
- Độ ẩm: < 5 %.
Hình 4.6. Bột hoàn tất
46
Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất gồm cao khô với các tá dược được trình bày trong hình 4.6.
Hình 4.7. Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ Trong đó:
Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ.
Vết T: Bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ và tá dược Nhận xét:
Từ sắc ký đồ cho thấy vết bột hoàn tất có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf
của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu.
4.3.3. Kiểm soát thành phẩm viên nén
Tiến hành dập viên theo phương pháp dập thẳng và sử dụng tỉ lệ tá dược theo 3 công thức cho kết quả viên nén như các hình sau:
47
Hình 4.8. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 1
Hình 4.9. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 2
Hình 4.10. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 Bảng 4.5.Kết quả khảo sát tính chất viên nén
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Tính chất Viên màu nâu trắng,
lành lặn, nhẵn bóng, đồng nhất
Viên màu nâu trắng Viên bong mặt
Viên màu nâu trắng, lành lặn, nhẵn bóng,
đồng nhất Đường kính
(mm)
11 11 11
36'00" 35'00" 10'20" 10'35'' 11'00" 12'10"
48
Độ rã (phút) 38'00" 38'00" 12'00" 11'00" 11'30" 12'30"
40'00" 41'00" 11'10" 12'20" 13'00" 14'00"
Bảng 4.6.Kết quả khảo sát đồng đều khối lượng viên nén
Mẻ 1 Mẻ 2 Mẻ 3
Khối lượng viên (g)
0,4701 0,4804 0,4656 0,4541 0,4715 0,4816 0,4729 0,4613 0,4689 0,4587 0,4743 0,4692 0,4618 0,4620 0,4365 0,4790 0,4737 0,4718 0,4736 0,4754 0,4770 0,4811 0,4752 0,4690 0,4709 0,4613 0,4730 0,4631 0,4783 0,4790 0,4866 0,4612 0,4371 0,4703 0,4773 0,4617 0,4757 0,4797 0,4306 0,4649 0,4765 0,4714 0,4620 0,4746 0,4395 0,4398 0,4634 0,4625 0,4824 0,4535 0,4768 0,4580 0,4754 0,4884 0,4766 0,4618 0,4519 0,4534 0,4748 0,4743
KLTB (g) 0,4702 0,4590 0,4735
Nhận xét:
- Kết quả khảo sát cho thấy, công thức 1 tạo viên nén cứng, đẹp nhưng độ rã không đạt. Công thức 2 cho viên nén rã tốt nhưng viên bị bong mặt khi ra khỏi cối. Nguyên nhân thường do khối không khí trong hạt bị nén mạnh nhưng không thoát ra được và tạo thành một lớp đệm không khí, lớp đệm này trương nở nhanh ở thời kỳ giải nén.
Hiện tượng này thường gặp khi khối hạt có quá nhiều bột mịn hoặc khoảng cách giữa chày và cối quá nhỏ (loại trừ nguyên nhân này). Các nguyên nhân khác có thể là do thiếu tá dược trơn hoặc hàm ẩm của hạt quá cao.Khắc phục sự cố này có thể: Tăng lượng tá dược dính, thêm tá dược dính khô như tinh bột tiền gelatin hóa, PVP, gâm arabic…thay đổi tỷ lệ hoặc thay tá dược trơn bóng.
- Cả 3 công thức đều đạt chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng.
- Trong phương pháp nghiên cứu này đã lựa chọn thay đổi tỷ lệ tá dược rã (Sodium starch glycolat) và tá dược dính (avicel 101) và tỉ lệ tá dược công thức 3 cho kết quả viên nén đạt các chỉ tiêu chất lượng.
49
Hình 4.11.Kết quả sắc ký đồ viên nén Hà thủ ô đỏ Trong đó:
Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ.
Vết T: Viên nén Hà thủ ô đỏ.
Nhận xét:
Từ sắc ký đồ cho thấy vết viên nén có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf
của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy viên Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu.
Kết luận:
- Sử dụng phương pháp dập thẳng để bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ.
- Phối hợp các tá dược với cao khô Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 cho viên nén đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.
- Cao khô phải được cất giữ trong túi nhựa hay túi nhôm kín. Các thao tác từ cân, tán nghiền, rây trộn... đều phải thực hiện nhanh chóng trong phòng kín.
- Trước khi trộn cao khô với tá dược cần lưu ý cao khô sau khi sấy, được nghiền, rây qua lưới 1 mm.
- Khi dập viên các công thức được tính cho 700 viên mỗi công thức (tương đương với 260 g cao khô).
50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện khóa luận với thời gian có hạn, đã đạt được mục tiêu tổng quát của khóa luận là: Điều chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, với các nội dung cụ thể như sau:
Điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ: Lựa chọn được dung môi chiết là ethanol 40 % với phương pháp ngấm kiệt.
Lựa chọn tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ.
Bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ: Xây dựng công thức bào chế viên nén.
ĐỀ NGHỊ
Với khuôn khổ có hạn của một khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, đề tài mới chỉ thu được các kết quả nghiên cứu trên qui mô thí nghiệm nhỏ. Để tiến tới có thể áp dụng vào sản xuất, cao khô và viên nén Hà thủ ô đỏ cần được nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trên quy mô lớn hơn nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất với các trang thiết bị của xưởng GMP, đảm bảo chế phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng cần thiết theo quy định của Bộ Y Tế.
Nếu đề tài được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, đề nghị thực hiện một số việc:
Khảo sát thêm một số tá dược có khả năng độn trong quá trình làm cao khô giúp làm giảm lượng tá dược sử dụng, tăng hàm lượng cao dược liệu.
Kiểm soát, khảo sát các thông số tính chất cơ lý của khối bột hoàn tất để giúp giải thích và khắc phục sự cố khi dập viên.
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình bao phim với việc sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ trong thành phần dịch bao phim.
Xây dựng quy trình định lượng hoạt chất trong cao Hà thủ ô đỏ giúp tính toán liều lượng chính xác trong trường hợp sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ giúp làm tăng hàm lượng hoạt chất.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009). Dược Điển Việt Nam IV. Hà Nội. tr.772-773. PL-1.20. PL-3.5.
PL-5.4. PL-12.10.
2. Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1.
NXB Khoa học và kỹ thuật. tr.884-888.
3. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học.
Hà Nộitr.833-836.
4. Hoàng Ngọc Hùng,Vũ Chu Hùng (2006). Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. NXB Y học. Hà Nội. tr.164.tr.338.tr.371.
tr. 389.tr.523.tr.595.tr.607tr.620.
5. Jin-KangZhang,Liu Yang(2012). Protective effect of tetrahydroxystilbene glucoside against hydrogen peroxide-induced dysfunction and oxidative stress in osteoblastic MC3T3-E1. European Jounal of Pharmacology. p.31-37.
6. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học. Tập 1.
NXB Y học. Hà Nội. tr.221-229. tr.247-252. tr.257-269.
7. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học.Tập 2.
NXB Y học. Hà Nội. tr.168-216. tr.222-235.
8. Lê Thị Ánh (2007). Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam. Luận văn Dược sĩ đại học. Khoa Dược. Trường đại học Dược Hà nội.
9. Minjiang Wang, Vinh Hoa Zhao (2012). Lipid regulation effects of Polygoni Multiflori Radix, its processed products and its major substances on steatosis human liver cell line L02. Journal of Ethnopharmacology. p.287-293.
10. Ngô Vân Thu, Trần Hùng(2011). Dược liệu học.Tập 1. Nhà xuất bản Y Học.
Hà Nội. tr.340-342.
11. Từ Minh Koóng (2007). Kỹ thuật sản xuất dược phẩm. Tập 3. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội.tr.883-885
12. Võ Văn Chi(2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1. NXB Y Học. tr.537.
13. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc.Tập 1. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180.
14. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc. Tập 2. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180.
15. Wangen Wang,Yanran He(2014). In vitro effects of active components of Polygonum Multiflorum Radix on enzymes involved in the lipid metabolism.
Journal of Ethnopharmacology. p.763-770.
52
16. WenJuan Yao,WenJun Fan (2013). Proteomic analysis for anti-atherosclerotic effect of tetrahydroxystilbene glucoside in rats. Biomedicine &
Pharmacotherapy. p.140-145.
17. Xiaoquing Wu, Xiaozhen Chen (2012). Toxicity of raw and processed roots of Polygonum multiflorum. Fitoterapia. p.469-475.
18. Ya Nan Sun, Long Cui (2013). Promotion effect of constituents from the root of Polygonum multiflorum on hair growth. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters. p.4801-4805.
Website:
19. A thực phẩm (2017). Cao Hà thủ ô đỏ. http://athucpham.com/hotdeal/cao/cao- ha-thu-o-do-binh-minh-209.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
20. Công ty Domesco (2016). Viên Hà thủ ô đỏ. http://www.domesco.com/c/ha- thu-o/. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017.
21. Công ty D’Vi Beauty (2016). https://dvibeauty.com/cua-hang/dvi-beauty/dau- goi-ha-thu-o-320ml.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
22. Huy Vu (2017). Trà Hà thủ ô đỏ. http://tinhdauhoabuoi.com/tra-thao-duoc/tra- ha-thu-o-tui-loc-30-goi.html. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017.
23. N.Ha (2016). Cây Hà thủ ô đỏ. http://camnangcaytrong.com/cay-ha-thu-o-do- cd56.html. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
24. Sơn Anh (2016). Công dụng của Hà thủ ô đỏ. http://dongamruou.vn/cong-dung- cua-ha-thu-o-do/. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
PHỤ LỤC
Phụ lục: Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Hà thủ ô đỏ.