Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới chuyên đề
Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.
John C. Rea (1996) [20] cho biết: Âm đạo của lợn khỏe mạnh có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm Gram (+), Gram (-) hiếu khí và Gram (+), Gram (-) yếm khí. Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp, Staphylococcus sp, Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococcus sp. Số lượng vi khuẩn tăng lên một cách đều từ phần đầu đến phần cuối của âm đạo, khi phối giống hoặc sau khi đẻ cổ tử cung mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập vào tử cung.
Theo Popkov (1999) [25]: Mỗi thể viêm tử cung khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu sức khỏe nái giảm sút, bệnh không được can thiệp sớm, vi trùng có thể vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ tuyến vú hoặc gây nhiễm trùng máu tạo nên thể điển hình của hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Để chẩn đoán người ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Lợn nái luôn ở tư thế rặn đái. Kiểm tra trực tiếp tử cung lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung mở, niêm dịch từ tử cung, âm đạo chảy ra nhiều dịch lẫn mủ màu trắng đục, mùi hôi khắm,...
Trong trường hợp nái mắc bệnh ở thể ẩn, khó phát hiện, có thể chẩn đoán lúc động hớn qua lượng niêm dịch chảy ra nhiều, đôi khi có những đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra. Ngoài ra lợn nái mắc bệnh thường thụ tinh nhiều lần mà không có kết quả.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu số con cai sữa/nái/năm.. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi.
Theo Madec F và Neva C. (1995) [24], những bất thường trong cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các kiểu rối loạn như viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng.
Khi mổ khám những lợn vô sinh Winson đã xác định, trong cơ quan sinh sản của 52,5% số lợn nái đẻ lứa đầu, 32,1% số lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ,...
Theo Madec F và Neva C. (1995) [24], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ.
- Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn tử cung để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
Theo Kemper and Gerjets (2009) [22], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,4oC thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa
> 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng viêm tử cung - viêm vú- mất sữa: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng tử cung, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn , trong đàn có nhiều nái m ới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động.
2.2.2.2. Tình hình nhiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm tử cung. Nhưng những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít.
Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Nguyễn Văn Thanh (2002) [12] cho biết, lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm
khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1000 lợn nái khảo sát).
Tuy nhiên, Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [5] đưa ra nhận định rằng do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. Do lợn đực nhảy trực tiếp, mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền sang lợn nái.
Theo Nguyễn Đức Lưu ( 2004) [7], trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung.
Các báo khuyến nông cũng có nhiều nghiên cứu về tình hình mắc các bệnh sinh sản của lợn như sau:
Nguyên nhân bệnh bại liệt sau khi đẻ là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong thức ăn thiếu lượng canxi, phospho. Chuồng trại thiếu ánh sáng, nhất là ánh sáng buổi sáng, lợn không được tắm nắng nên cơ thể thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm.
Hội chứng viêm tử cung –viêm vú-mất sữa là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E. coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng
ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung –viêm vú- mất sữa. Và cũng đưa ra những lý do mắc bệnh sản ở nái là do 2 nguyên nhân:
+ Điều kiện nuôi dưỡng: Lê Văn Năm và cs (1997) [10] cho rằng có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung).
Phần 3