Trong quá trình thực tập tại trại, em đã tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho đàn lợnhậu bị, chăm sóc lợn đực.Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái như sau:
4.1.1. Đối với nái chửa
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn chia theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối nái sau khi phối xong cho ăn 2,5k/ngày trong 5 tuần đâu với loại cám 567SF.
Đối với nái chửa, 6 tuần đầu ăn thức ăn 566SF, khẩu phần 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày, nái hậu bị cho ăn 1,5 kg/ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF, khẩu phần 3 - 3,5 kg/con/ngày đặc biệt đối với những con gầy có thể cho 4 kg/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Với nái cai sữa ăn thức ăn 567SF, khẩu phần 2,5 kg/con/ngày.
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ.
Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.
Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 2,5 - 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm thức ăn để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con
bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày. Nếu nái nào quá gầy thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phần ăn tăng dần từ 2 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của chúng.
4.1.2. Đối với nái đẻ
4.1.2.1. Chuẩn bị cho lợn nái đẻ
- Trại có dãy chuồng lợn đẻ riêng biệt, yên tĩnh, trước khi chuyển lợn từ chuồng bầu sang chuồng đẻ, em tiến hành tẩy uế sát trùng chuồng đẻ trước khi chuyển sang (3 - 5 ngày). Sau đó chuyển lợn nái từ chuồng bầu sang chuồng đẻ 5 - 7 ngày trước ngày đẻ dự kiến.
- Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ em rửa sạch bụng và bầu vú, cắt cụt lông đuôi lợn mẹ, vệ sinh âm hộ bằng nước có pha thuốc sát trùng.
- Sàn lợn mẹ phải được lau khô ráo, sạch sẽ.
- Chuẩn bị ô úm, lót chuồng và dụng cụ đỡ đẻ (vải xô mềm, xô đựng nước, cồn i-ốt, bông, kéo, panh, chỉ buộc rốn,... đã được khử trùng).
- Lối đi được vệ sinh gọn gàng, vệ sinh rắc vôi bột vào lối đi dùng chổi quét cho đều.
- Thường xuyên vệ sinh để giữ cho lợn mẹ được sạch, tránh không để lợn mẹ nằm lên phân, nếu nằm lên phân chúng ta cần lấy nước sạch lau sạch.
- Kiểm tra núm uống cho lợn mẹ và lợn con xem có tắc không.
- Quét mạng nhện, tiêu diệt gián, chuột.
4.1.2.2. Công tác đỡ đẻ - Dự đoán ngày đẻ:
Em kiểm tra ngày đẻ dự kiến (114 ± 5 ngày kể từ ngày phối), nếu quan sát thấy biểu hiện của lợn nái như phản xạ làm tổ, vú đã có sữa thì em tiến hành chuẩn bị cho lợn nái đẻ.
- Chuẩn bị ô úm lợn con:
Ô úm rất quan trọng với lợn con, có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, dùng ô úm còn tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp sao cho hợp lý đặc biệt là những tháng mùa Đông. Ngoài ra, ô úm còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con. Cho nên em cọ rửa sạch sẽ và phun khử trùng rất kỹ, khâu úm, đồng thời lắp bóng úm và thảm lót để đảm bảo nhiệt độ cho lợn con mới sinh không bị lạnh.
- Chuẩn bị dụng cụ: Em chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sau: Dao, kéo, cồn sát trùng, vải màn, đèn úm, khay đựng dụng cụ, xô chậu, sổ sách ghi chép, một số thuốc như vetrimoxin LA, oxytocin, bcomplex.
+ Trực và đỡ đẻ cho lợn
Em trực tiếp quan sát những biểu hiện của lợn nái có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn nái.
Trong quá trình đỡ đẻ nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì em xem xét, xử lý và báo cho kỹ sư để có biện pháp can thiệp ngay. Khi lợn đẻ ra cả bọc thì em nhanh chóng xé bọc để tách màng thai ra tránh trường lợn con bị ngạt.
Tiến hành tuần tự các thao tác trên cho đến khi lợn đẻ xong. Sau khi đẻ xong em dùng thuốc tím 0,1% hoặc dung dịch rivanol 0,1 - 0,2% bơm vào âm đạo tử cung lợn mẹ rồi nhanh chóng vệ sinh chuồng trại và lợn mẹ đưa lợn con vào bú sữa đầu.
4.1.3. Đối với lợn đực
- Chuồng nuôi lợn đực.
- Nhiệt độ thích hợp từ 24 đến 26 độ.
- Lưu thông không khí tốt.
- Khô ráo,thoáng mát (nếu ẩm ướt dễ nhiễm trùng cà).
-Thời gian chiếu sáng 12 giờ /1 ngày.
- Sử dụng thuốc.
- Phun sát trùng 3 lần/1 tuần.
- Phun ghẻ 1 lần /2 tuần.
-Tiêm Bcomplex 1 lần /1 tuần.
- Điều trị cho lợn đực Sưng cà:
- Tách lợn đực vào chuồng khô ráo ,thoáng mát.
- Tiêm kháng sinh Vetrimoxin 1ml/10kg thể trọng kết hợp với Dexa 1ml/10kg thể trọng .
Tiêm 3-4 ngày liên tục cho nghỉ khai thác 2 tuần.
+ Quy trình sản xuất tinh:
1. Vệ sinh phòng tinh.
- Phòng tinh phải được vệ sinh lau rọn hằng ngày.
- Sắp xếp đồ dùng dụng cụ ngăn nắp gọn gằng đúng quy định . - Thực hiện 5s liên tục.
4.1.4. Phát hiện lợn nái động dục và thụ tinh nhân tạo cho lợn
Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật em thấy lợn nái động dục có những biểu hiện sau:
Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.
Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.
Lợn có biểu hiện bồn chồn, đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, đỏ, có dịch chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
Đối với lợn nái được phối xong để kiểm tra xem phối có đạt hay không thì ta thường kiểm tra vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ buổi chiều hay ta co thể phát hiện bằng cách lấy keo phèn của con đực cho vào nước nóng 370C phun trực tiếp vào mặt sau đó quan sát và phát hiện những con không đậu thai và động dục hay không.
Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, em đã tiến hành thụ tinh nhân tạo cho một số lợn nái, gồm các bước sau:
Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát biểu hiện động dục và xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng cần có trong một liều dẫn tinh 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.
Bước 4: Trước khi phối phải vệ sinh phần mông lợn sạch sẽ bằng nước sát trùng để hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn để tỷ lệ phối đạt hiệu quả cao.
Bước 6: Dẫn tinh
Bước 7: Sau khi dẫn tinh xong, vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.
Sau khi dẫn tinh được 18 - 23 ngày tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định thành quả trong chăn nuôi. Trong suốt thời gian thực tập, em đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi (luôn thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông). Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh thoát nước. Tham gia vệ sinh phun thuốc sát trùng chuồng trại và toàn bộ khu vực chăn nuôi.
4.1.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ
Sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và bệnh phân trắng lợn con.
Lợn con 4 - 7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.
Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
Lợn con được 18 - 22 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Lợn con ở đây được cai sữa sớm (18 – 22 ngày tuổi) và được cho tập ăn từ rất sớm (4 - 6 ngày tuổi) cho ăn tự do nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.