Sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trong dạy học phân hóa ở lớp 5

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học phân hóa trong dạy học toán 5 (Trang 35 - 45)

Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC TOÁN 5

2.2. Tổ chức hoạt động dạy học phân hóa trong dạy học Toán 5

2.2.1. Sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trong dạy học phân hóa ở lớp 5

Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa trong dạy học bao gồm các bước sau:

1) Phân tích nội dung dạy học

Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung chương trình môn học do Bộ giáo dục và Đào tại ban hành. Trên cơ sở đó phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức để đƣa vào bài học, để xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho phù hợp.

Trong quá trình phân tích nội dung chương trình vào SGK, giáo viên nên lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của học sinh, để có thể giảm bớt những nội dung cần thiết trong SGK. Giáo viên cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng câu hỏi và bài tập phân hóa giúp học sinh lĩnh hội đƣợc đầy đủ kiến thức và chính xác.

2) Xác định mục tiêu

Giáo viên xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của bài dạy,…

3) Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi và bài tập

Với việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK. Giáo viên có thể phân ra từng phần kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó tìm những nội dung có thể đặt câu hỏi hoặc xây dựng thành bài tập.

4) Diễn đạt các nội dung kiến thức thành câu hỏi và bài tập (Đây là bước quan trọng trong dạy học phân hóa)

Trong dạy học phân hóa, để đảm bảo thiết kế tốt câu hỏi và bài tập phân hóa tương ứng với các khâu của quá trình dạy học. Chúng tôi xin đề xuất một số kỹ thuật cơ bản khi diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiên thức thành câu hỏi và bài tập để tổ chức hoạt động tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.

Theo Tôn Thân (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9/1992), quy trình soạn bài tập phân hóa tác động đến 3 đối tƣợng học sinh theo sơ đồ sau:

Kỹ thuật thiết kế câu hỏi và bài tập phân hóa

+ Giáo viên có thể sáng tạo đƣợc từ một bài tập (nội dung kiến thức trong quá trình dạy học) trong sách giáo khoa, nhằm khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực tƣ duy cho các đối tƣợng học sinh thông qua những dạng bài “nguyên mẫu”, những bài có “quan hệ gần”, những bài có “quan hệ xa” (quan hệ về nội dung, quan hệ về hình thức, quan hệ về phương pháp), nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng tiết học và đáp ứng nhu cầu các đối tƣợng học sinh.

Ví dụ 1: Sau khi dạy xong nội dung bài “Diện tích hình tam giác” (SGK Toán 5 – tr 87), giáo viên có thể soạn bài tập phân hóa nhƣ sau:

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy ……... nhân với …………..

(cùng một đơn vị đo) rồi …… cho 2.”

Bài 2: Tính diện tích hình tam giác có : Độ dài đáy là 8cm và chiều cao là 6cm.

Độ dài đáy là 2,3dm và chiều cao là 1,2dm.

Độ dài đáy là 16dm và chiều cao là 5,3m.

Kiến thức cơ bản ( hoặc bài tập trong SGK )

Bài tập nguyên mẫu

- Vận dụng trực tiếp - Tương tự

Bài tập “ Quan hệ gần ”

- Qua 1,2 bước trung gian - Đặc biệt hóa

Bài tập “ Quan hệ xa ”

- Qua nhiều bước trung gian - Tổng quan hóa

Tác động

Học sinh yếu kém

Tác động

Tác động

Học sinh Trung bình

Học sinh khá giỏi

Bài 3: Tính diện tích hình tam giác vuông ABC.

Bài 4: Mảnh vườn hình chữ nhật MNPQ có các kích thước như hình vẽ. Trong đó diện tích mảnh vườn QEP dùng để trồng hoa hồng. Tính diện tích phần đất trống còn lại?

Đối với học sinh gặp khó khăn trong học toán, GV yêu cầu làm bài 1, 2 vì:

+ Bài 1: Chỉ yêu cầu HS nhớ lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.

+ Bài 2: Yêu cầu HS biết vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác.

Đối với HS trung bình GV yêu cầu làm bài 1, 2, 3 vì ở bài 3 tam giác ABC vuông – đây là trường hợp đặc biệt, HS phải nhận ra trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác. Như vậy, để tính diện tích của hình tam giác vuông ta lấy tích số đo hai cạnh góc vuông rồi chia cho 2.

Đối với HS có năng khiếu GV yêu cầu làm cả 4 bài tập trên, vì với bài 4 HS phải giải bài toán có nội dung thực tiễn và phải qua nhiều bước trung gian mới đưa ra đƣợc kết quả.

Với bài toán này, HS có thể giải theo 2 cách: Diện tích phần đất trống bằng:

+ Tổng diện tích hai tam giác MEQ và NEP.

+ Diện tích hình chữ nhật MNPQ trừ diện tích tam giác QEP.

2.2.1.2. Quy trình sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trong dạy học phân hóa ở lớp 5

Dạy học cho nhiều đối tượng khác nhau theo định hướng phân hóa thể hiện rõ nhất ở quy trình trên lớp. Quy trình lên lớp là quá trình hiện thực hóa kịch bản mà người giáo viên đã hình dung ra trong giáo án. Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập dù đƣợc biên soạn nhƣng không thực hiện đƣợc khi lên lớp, không thể hiện đƣợc ý đồ sư phạm của người soạn thì cũng chẳng có tác dụng gì. Chính vì vậy, quá trình

A

B C

3cm

4cm

M N

Q P

E

1 m 3 m

30 dm

dạy học trên lớp có một vai trò vô cùng quan trọng và thể hiện rõ nhất tài năng sƣ phạm, nghệ thuật dạy học của mỗi giáo viên.

Trong dạy học phân hóa, giờ học đƣợc tổ chức theo tiến trình:

Hoạt động 1: GV giao nhiệm vụ cho HS bằng cách giao cho mỗi đối tƣợng một câu hỏi hoặc bài tập đảm bảo trình độ xuất phát để tạo hứng thú hoạt động học tập của HS (hạn chế thời gian).

Hoạt động 2: GV theo dõi hoạt động học tập của HS, có thể giải đáp những thắc mắc hoặc đưa ra những hướng dẫn hay gợi ý cho mỗi đối tượng (nếu cần thiết).

HS độc lập hoạt động một cách tích cực tự giác hoặc hợp tác với nhau trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ của nhóm.

Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép. Cổ vũ, khuyến khích những HS làm đúng, làm nhanh. Còn những HS chƣa hoàn thành nhiệm vụ kịp thời thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh. GV cần chú ý giúp HS lấp đƣợc những lỗ hổng kiến thức.

Hoạt động 4: GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức. thông qua hoạt động này giúp HS nắm được tri thức và phương pháp học tập.

Nhƣ vậy, việc sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trên lớp học có thể tóm tắt nhƣ sau:

Các bước

thực hiện Giáo viên Học sinh

Bước 1 Nêu câu hỏi hoặc giao bài tập phù hợp

với đối tƣợng HS. Tìm hiểu đề bài.

Bước 2 Kiểm tra, gợi ý và giải đáp thắc mắc. Tự nghiên cứu tìm lời giải.

Bước 3 Kết luận, đánh giá kết quả làm việc

của HS. Tự kiểm tra tự điều chỉnh.

Bước 4 Kết luận, chuẩn hóa kiến thức. Ghi nhận kiến thức và phương pháp học tập.

Ví dụ 2: Tiết hình thành kiến thức mới

Để dạy hình thành một tri thức mới giáo viên mã hóa nội dung kiến thức của bài học thành những bài tập giúp học sinh sau khi hoàn thành xong bài tập thì đƣa ra đƣợc kết luận cần thiết của bài học đó dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Các bài tập đó có độ khó khác nhau để tất cả các học sinh trong lớp đƣợc cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu tri thức mới. Thực hiện xong các bài tập dưới sự dẫn dắt của giáo viên bằng các câu hỏi gợi mở (các câu hỏi dễ cho học sinh còn gặp khó khăn trong học tập môn toán và các câu khó hơn cho các em có năng khiếu), học sinh tự mình đƣa ra kết luận cần hình thành.

Tiết 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN 1) Mục tiêu

Giúp HS:

- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

2) Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, phiếu học tập.

- HS: SGK, VBT, đồ dùng học tập.

3) Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách cộng hai số thập phân và giải các bài toán về cộng hai số thập phân.

HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

2. Dạy học bài mới

HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân

* GV giao nhiệm vụ cho các em (với phiếu học tập riêng cho mỗi em)

Tìm hiểu đề bài.

Làm việc cá nhân.

+ HS có năng khiếu thực hiện phiếu học tập 1

+ HS trung bình và HS gặp khó khăn trong học toán thực hiện phiếu học tập 2

Phiếu học tập 1

Bài 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

Bài 2: Đặt tính rồi tính: 15,9 + 8,75 Phiếu học tập 2

Bài 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

A B

C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1,84m = … cm

2,45m = … cm

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

… + … = … (cm) = … (m) Vậy: 1,84 + 2,45 = … (m)

Bài 2: Tính

..

...

75 , 8

9 ,

 15

*Yêu cầu HS làm bài 1 trong phiếu học tập trong 5 phút

- Kiểm tra, gợi ý và giải đáp thắc mắc.

(Gợi ý:

+ Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta làm nhƣ thế nào?

+ Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

+ Để tính độ dài đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là một tổng của hai số thập phân. Ta có thể đƣa về phép cộng hai số tự nhiên hoặc cộng hai phân số)

* Mời 2 HS lên bảng chữa bài 1 ( bài 1 ở phiếu 1 và 2)

- Vậy 1,84 + 2,45 bằng bao nhiêu?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84m + 2,45m các em đã phải đổi từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tính, sau khi có đƣợc kết quả lại đổi về đơn vị mét. Làm nhƣ vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

- GV hướng dẫn HS đặt tính như SGK (vừa

- Thực hiện bài 1 trong phiếu học tập.

- 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29

- HS cả lớp theo dõi thao tác của GV.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau (đơn vị thảng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

* Tính : Thực hiện phép cộng nhƣ cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,45.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy ở kết quả trong phép tính cộng hai số thập phân.

m 29 , 4

45 , 2

84 ,

1

- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp.

- HS thực hiện:

429

245

184

- HS so sánh hai phép tính:

429

245

184

và 29 , 4

45 , 2

84 ,

1

Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

- Trong phép tính cộng hai số thập phân (viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

*Yêu cầu HS làm bài 2 trong phiếu học tập trong 2 phút.

- Kiểm tra, gợi ý và giải đáp thắc mắc.

* Mời 2 HS lên bảng chữa bài 2 ( bài 2 ở phiếu 1 và 2)

- HS làm bài 2 trong phiếu học tập.

- 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

* Đặt tính: Viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới 15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

* Thực hiện phép cộng nhƣ cộng các số tự nhiên.

* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

HĐ 2: Ghi nhớ

- GV hỏi: qua 2 bài tập trên, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai

số thập phân?

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét

- HS tự học thuộc ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.

3. Luyện tập - thực hành

Ở hoạt động này nội dung vận dụng dạy học phân hóa giúp cho tất cả học sinh đều đƣợc cùng tham gia vào xây dựng quy tắc cộng hai số thập phân. Điều đó giúp cho các em cảm thấy mình có đóng góp công sức vào bài học, tạo hứng thú học tập cho các em.

Vận dụng dạy học phân hóa vào tiết dạy lý thuyết giúp cho tất cả các em đều có thể góp một phần công sức xây dựng nên kiến thức sẽ để lại trong trí óc của các em ảnh hưởng vững chắc và sâu sắc hơn rất nhiều cái mà người khác làm sẵn cho các em.

Ví dụ 3: Tiết luyện tập - thực hành

Tiết luyện tập thực hành góp phần giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng giải toán vận dụng kiến thức vừa học đƣợc. Trong quá trình thực hành giáo viên quan sát, có thể hỗ trợ một số học sinh bằng cách phối hợp các phương pháp trực quan, gợi mở, vấn đáp... khi cần thiết. Cần tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thực hành - luyện tập nhiều và đặc biệt cần tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động, tích cực,

Tiết luyện tập thực hành chúng ta có thể dựa vào nội dung có ở sách giáo khoa hoặc chúng ta có thể điều chỉnh thêm hoặc bớt các bài tập khác cho phù hợp với kiến thức định rèn ở lớp mình dạy, cũng có thể dựa vào nội dung ở sách giáo khoa xây dựng các bài tập tương tự để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh. Kết hợp các ví dụ minh họa với các câu hỏi dẫn dắt để học sinh tiếp cận với kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lại có hiệu quả cao.

Tiết 54: LUYỆN TẬP CHUNG 1) Mục tiêu

Giúp HS:

- Kỹ năng cộng trừ hai số thập phân.

- Tìm thành phần chƣa biết của phép tính cộng, trừ với các số thập phân.

- Sử dụng các tính chất đã học của phép cộng, phép trừ để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện.

- Giải bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ các số thập phân.

2) Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, Bảng phụ viết sẵn đề bài 1 và 2.

- HS: SGK, VBT, đồ dùng học tập.

3) Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1:

+ Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm một số bài tập luyện tập về các phép tính cộng trừ với các số thập phân.

+ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS đặt tính với ý a,b (HS trung bình, khó khăn),

ý c (HS năng khiếu)

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương và cho điểm học sinh.

HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.

a)

56 , 822

3 , 217

26 , 605

b)

08 , 416

48 , 384

56 ,

800

c) 16,39 + 5,25 - 10,3 = 21,64 – 10,3 = 11,34

- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS đổi chéo vở để kiển tra bài lẫn nhau.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 2: Tìm x

- GV yêu cầu HS đọc đề bài a) x – 5,2 = 1,9 + 3,8

x – 5,2 = 5,7 x = 5,7 + 5,2 x = 10,9 b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x + 2,7 = 13,6 x = 13,6 – 2,7 x = 10,9

- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

Bài 3:Tính bằng cách thuận tiện nhất - GV yêu cầu học sinh đọc và nêu đề bài.

- Để HS tự làm bài trong vòng 2 phút và 2 em khác lên bảng chữa bài.

- Gọi nhận xét, chữa bài 2 bạn vừa làm.

- Hỏi 2 HS đó đã áp dụng tính chất nào trong bài làm.

- Nhận xét và cho điểm HS làm bài cũng nhƣ trả lời, khuyến khích HS trung bình và HS còn gặp khó khăn.

Bài 4: Một người đi xe đạp trong ba giờ đi được 36km. Giờ thứ nhất người đó đi được 13,25km, giờ thứ hai người đó đi đƣợc ít hơn giờ thứ nhất 1,5km. Hỏi giờ thứ ba người đó đi được bao nhiêu ki-lô- mét?

- Gọi HS đọc đề bài toán và yêu cầu các

+ HS gặp khó khăn: yêu cầu nhắc lại quy tắc cộng, trừ khi đổi vế, sau đó cho các em áp dụng làm bài.

+ HS trung bình, HS năng khiếu yêu cầu làm nháp và 1em lên bảng làm bài.

HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS chữa bài bạn trên bảng, lớp theo dõi, bổ sung ý kiến

a) 12,45 + 6,98 + 7,55

= (12,45 + 7,55) + 6,98

= 20 + 6,98

= 26,98

b) 42,37 – 28,73 – 11,27

= 42,37 – (28,73 + 11,27)

= 42,37 – 40

= 2,37

- Theo dõi bạn nhận xét và bổ sung ý kiến.

- Áp dụng tính chất giao hoán và một số trừ đi một tổng.

- HS trung bình nêu rõ hai tính chất này và giải thích cách áp dụng trong

ý a.

Tương tự, vài HS gặp khó khăn nhắc lại nội dung hai tính chất và giải thích cách áp dụng trong ý b.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học phân hóa trong dạy học toán 5 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)