2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.3. Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ
Sau khi lợn nái sinh sản xong thì bên cạnh việc chăm sóc cho lợn mẹ để đảm bảo sức khỏe tốt thì việc chăm sóc quản lý lợn con là hết sức quan trọng, đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Lợn con theo mẹ sức đề kháng bệnh tật chưa cao, dễ cảm nhiễm bệnh, trong đó bệnh phân trắng lợn
15
con xảy ra rất phổ biến. Chính vì thế mà công tác phòng và trị bệnh phân trắng lợn con rất được chú trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
* Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con bú sữa Lợn con có tốc độ sinh trưởng, phát dục nhanh.
Lợn con hay gia súc nói chung đều có thời kỳ bào thai phát triển tốt thì sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Nhìn chung khả năng phát triển của lợn nhanh hơn so với một số loài gia súc khác. Khối lượng khi cai sữa của lợn 2 tháng tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối lượng sơ sinh, trong khi đó bê, nghé chỉ tăng 3 - 4 lần.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [11], lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu về sau thì giảm, sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do từ sau 21 ngày khối lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu lợn con thấp.
Do sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng đồng hóa và trao đổi chất của lợn rất mạnh. Ví dụ: lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày cần tích lũy 9 - 10 g protein/ kg thể trọng, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy 0,3 - 0,4 g protein/kg thể trọng.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [11], cơ quan tiêu hóa của lợn giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa, biểu hiện như sau: Dung tích của dạ dày lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lợn lúc 10
16
ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít).
Dung tích ruột già lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 20 lần và 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Một vấn đề cần được chú ý ở giai đoạn lợn con là trong 25 ngày đầu mới đẻ ra, men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn, do dịch vị chưa có HCl tự do nên hệ vi sinh vật trong dạ dày dễ lên men gây tiêu chảy cho lợn con.
Khi tìm hiểu về hệ thống men tiêu hóa trong đường tiêu hóa của lợn con mới sinh ta thấy:
+ Men pepsin: Đây là men quan trọng để tiêu hóa thức ăn, nhưng nếu không cho lợn con tập ăn sớm thì khoảng 25 ngày đầu mới đẻ ra, men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày còn chưa có HCl tự do sẽ không kích hoạt được pepsinogen thành men pepsin hoạt động. Do thiếu HCl nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh.
+ Men amilaza và mantaza: Có trong nước bọt và dịch tụy của lợn con từ lúc mới đẻ, nhưng hoạt động kém trước 3 tuần tuổi, chỉ tiêu hóa học được 50% lượng tinh bột ăn vào, sau 3 tuần tuổi hoạt đông của men này mới mạnh lên thì khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con mới tốt hơn.
+ Men Saccaraza: hoạt lực của men này kém dưới 2 tuần tuổi, nếu cho lợn con ăn Saccaraza rất dễ bị tiêu chảy.
+ Men tripsin: Là men tiêu hóa protein của thức ăn, ở thai lợn trong hai tháng tuổi đã có men tripsin, thai càng lớn hoạt tính của men này càng cao.
Khi mới đẻ ra, men tripsin của dịch tụy rất cao, để bù đắp lại khả năng tiêu hóa kém protein của men pepsin trong dạ dày.
17
+ Men Catepsin: Là men tiêu hóa protein trong sữa, lợn con ở 3 tuần tuổi đầu men này có hoạt tính mạnh, sau đó giảm dần.
+ Men Lactaza: Có tác dụng tiêu hóa đường Lactose trong sữa, men này có hoạt tính mạnh từ khi lợn mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ hai, sau đó giảm dần.
+ Men Lipaza và Chymosin: Hai men này có hoạt lực mạnh trong 3 tuần đầu sau đó giảm dần.
* Khả năng đáp ứng miễn dịch ở lợn con
Lợn con mới đẻ, lượng kháng thể tăng nhanh sau khi bú sữa đầu từ lợn mẹ, cho nên khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ lượng sữa đầu của lợn mẹ.
Phản ứng miễn dịch là khả năng của cơ thể đáp ứng với vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Trong giai đoạn lợn con các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể rất dễ dàng, ở giai đoạn này không được bú sữa đầu thì khả năng lợn con mắc bệnh tiêu chảy rất cao.
Lợn con không được bú sữa đầu thì 20 - 30 ngày tuổi mới tự tổng hợp được kháng thể. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là hết sức cần thiết và không thể bỏ qua.
* Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Khả năng điều tiết thân nhiệt ở lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt của lợn con chưa ổn định.
Trung khu điều tiết thân nhiệt của lợn con nằm ở vỏ não, mà não là cơ quan phát triển muộn nhất cả trong thai và ngoài thai.
Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên khi bị lạnh lợn con mất nhiệt nhanh.
18
Lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể còn thấp nên khả năng giữ nhiệt và cung cấp nhiệt kém.
Từ những lý do nêu trên ta thấy khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi là rất kém, nhất là tuần đầu mới đẻ. Vì vậy phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về nguồn nhiệt để lợn con sơ sinh sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tránh sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể.