Bệnh thường gặp ở lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 30)

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.4. Bệnh thường gặp ở lợn con

* Bệnh phân trắng lợn con

Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra rất phổ biến ở lợn con, không gây chết hàng loạt như một số dịch bệnh khác nhưng lại gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh có một số đặc điểm nổi bật là viêm ruột và dạ dày, có hiện tượng tiêu chảy rất dễ gây chết.

Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ nhất là giai đoạn từ 1 - 7 ngày tuổi. Do đặc điểm phức tạp của bệnh nên tỷ lệ chết cao, vì thế cần có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [3], bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là ở lợn con với tác nhân chủ yếu là E. coli, Salmonella, Proteus, Steptococus và nhiều yếu tố khác về chăm sóc, điều kiện khí hậu.

Hagan và Bruner (1990) [18] cho rằng nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con là do vi khuẩn E. coli. Vi khuẩn này tác động gây bệnh cho lợn con ở 2 giai đoạn chính: Giai đoạn sơ sinh đến 4 ngày tuổi và giai đoạn ngắn sau khi cai sữa, do serotip là O8, O9, O20, O101, O138, O139, O147, O157, sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn, vi khuẩn E. coli phát triển ở tế bào niêm mạc ruột

19

non, sự xâm nhập này chủ yếu là do yếu tố kháng nguyên K quyết định như K88 (một loại protein lông).

Theo tác giả Smith và Glyles (1970) [24], vi khuẩn E. coli tiết ra một số loại độc tố đường ruột như LT sta, làm cho lợn con bị nhiễm độc, độc tố sta được sản sinh ở hầu hết các serotype, còn độc tố LT được tiết ra ở một số serotype. Kết quả của một số tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm phân trắng lợn con ở các lứa đẻ lên tới 90%.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra bệnh như:

- Chuồng trại ẩm ướt, lợn con đẻ ra nhiễm lạnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.

- Lợn chậm được bú sữa đầu, thiếu sắt, thiếu máu, thiếu vitamin A.

- Thay đổi thức ăn của lợn mẹ, lợn mẹ bị stress.

- Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt do E. coli gây ra, khi bú sữa của những lợn mẹ này thì lợn con sẽ bị tiêu chảy.

Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn con theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, do một số nguyên nhân sau:

Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, vitamin B12 … làm cho bào thai phát triển kém, do rối loạn trao đổi vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu dinh dưỡng, nhất là sắt, do vậy lợn con sinh ra dễ bị nhiễm bệnh phân trắng.

Do đặc điểm sinh lý lợn con mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và miễn dịch, trong dạ dày thiếu HCl nên men pepsin chưa hoạt động được, sữa sẽ không tiêu hóa được và kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy phân có màu trắng. Hơn nữa, khi mới sinh, vỏ não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với điều kiện thay đổi của thời tiết khí hậu.

20

Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát, khi sức đề kháng của lợn con giảm, E. coli, Salmonella phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm.

Trương Lăng và Xuân Giao (2000 [5] cho rằng, nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con do:

- Thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu, từ đó vi khuẩn E. coli phân hủy sữa thành axit gây viêm dạ dày, ruột.

- Lượng sữa mẹ sau khi đẻ tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến ngày thứ 20 đột nhiên giảm xuống khá thấp trong khi nhu cầu sữa của lợn con ngày càng tăng. Đến ngày thứ 20, nếu lợn mẹ thiếu dinh dưỡng thì lợn con càng thiếu sữa, thường ăn bậy, sinh các bệnh về tiêu hóa.

- Do trữ lượng sắt của lợn từ bào thai chưa đủ. Khi sinh ra không được cung cấp đủ nhu cầu về sữa mẹ, thiếu cả coban, B12, nên sinh bần huyết. Cơ thể suy yếu, không hấp thu đủ dinh dưỡng, sinh ra không tiêu và dẫn đến tiêu chảy.

- Lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi pH dịch vị trung tính, không có axit, axit HCl tự do nên không có khả năng tiêu hóa protein, nhược điểm này có thể là nguyên nhân đầu tiên phát sinh bệnh. Đối với lợn con một tháng tuổi trở nên, hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng lên, tỷ lệ cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt.

- Thời tiết, tiểu khí hậu, chuồng nuôi, chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại đều ảnh hưởng đến tỷ lệ cảm nhiễm bệnh.

Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (1990) [4], nêu ra nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con là do E. coli thuộc hệ vi sinh vật bình thường của ruột. Một số có độc lực thuộc kháng nguyên K và O gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do điều kiện thời tiết thay đổi lạnh ẩm. Lợn con đang bú mẹ, cơ thể thiếu sắt, thiếu vitamin A … sức đề kháng giảm, động lực của mầm bệnh tăng lên. Độc tố E. coli gây viêm dạ dày, viêm ruột nặng làm cho lợn con đang bú sữa ỉa chảy phân trắng và gây trúng độc.

21

Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) [8] cũng cho rằng, nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn E. coli gây nên, là bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Nguyên nhân làm cho lợn tăng mức độ nhiễm E. coli là chuồng bẩn, bầu vú lợn mẹ nhiễm E. coli gây lên, lợn con bú sữa sẽ bị tiêu chảy ngay, chăm sóc lợn mẹ kém, ăn thiếu chất làm sữa nghèo chất dinh dưỡng, làm lợn con còi cọc chậm lớn, sức đề kháng bệnh giảm.

- Triệu chứng lâm sàng

Lợn con mắc bệnh lúc đầu vẫn bú bình thường, sau đó giảm dần. Lúc bệnh nặng, lợn con bú kém, có triệu chứng sốt, đi lại siêu vẹo, da khô, nhăn nheo, đầu to, bụng hóp, gầy sút nhanh, hậu môn dính bết phân. Niêm mạc nhợt nhạt, bốn chân lạnh, thở nhanh, phân lúc đầu đen, sau chuyển sang xám, phân có mùi tanh khắm đặc trưng, đôi khi lợn con nôn ra sữa chưa tiêu hóa có mùi chua. Bệnh kéo dài 3 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẩy và dẫn đến chết.

Theo Trần Văn Bình và Trần Văn Thiện (2006) [1], thì bệnh xảy ra với triệu chứng: tiêu chảy phân trắng hay màu vàng có lẫn bọt khí, đôi khi lợn con nôn.

Đỗ Kim Tuyên và cs. (2007) [14] cũng đưa ra một số triệu chứng như sau: khi nhiễm bệnh lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu chảy da nhăn nheo, gầy nhanh, hậu môn dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân xanh đen sau chuyển sang màu xám rồi cuối cùng là màu trắng). Lợn con hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa tiêu hóa.

Lê Thị Tài và cs. (2002) [12] cho biết: triệu chứng của lợn khi mắc bệnh là không sốt, phân lỏng, màu trắng như vôi, lầy nhầy tanh khắm, có khi lẫn máu, lợn bệnh hay khát nước, đôi khi bị nôn. Bệnh xảy ra ở 2 thể cấp tính và mãn tính.

- Thể cấp tính: gây chết nhanh, những lợn từ 7 - 10 ngày tuổi thường mắc bệnh thể này sau 1 - 2 ngày đi phân trắng, lợn gầy sút nhanh. Lợn bỏ bú,

22

ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo, niêm mạc nhợt nhạt, 4 chân lạnh. Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp đó là lợn dặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng. Màu phân từ xanh đen chuyển sang màu trắng.

- Thể mãn tính: Lợn bú kém, kéo dài 7 - 10 ngày. Phân màu trắng đục hoặc hơi vàng. Mắt có nhiều dử, niêm mạc nhợt nhạt. Có thể chết trong vài ngày, những con khỏi bệnh thường gầy còm chậm lớn.

Theo Nguyễn Văn Trí (2006) [15], lợn con phân trắng có các biểu hiện như nôn mửa, xù lông, gầy còm, da nhăn nheo, niêm mạc mắt trắng, phân từ màu trắng chuyển sang màu đục có mùi tanh, nhỏ ra từng giọt và dính bê bết ở hậu môn. Do mất nước nên lợn con giảm trọng lượng 30 - 40%, tỷ lệ lợn con chết cao nhất ở tuần đầu và sau khi sinh..

23 Phần 3

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)