Tình hình chăn nuôi lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 44)

Trang trại Nguyễn Thanh Lịch là một trong những trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô lớn ở huyện Ba Vì. Cơ cấu đàn nái của trang trại đang có xu hướng giảm dần qua các năm và được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn qua các năm Loại lợn

Số lƣợng lợn của các năm (con) Cơ cấu đàn 2015 2016 05/2017 (%)

Nái sinh sản 1343 1167 1224 94,29

Nái hậu bị 340 360 46 3,54

Đực khai thác 21 19 18 1,40

Đực hậu bị 4 4 10 0,77

Tổng số 1708 1550 1298 94,96

Qua bảng 4.1 cho ta thấy: ở năm 2015 nái sinh sản của trại là 1343 con đến năm 2016 nái sinh sản đã giảm còn 1167 con nhưng trong năm 2017 đàn lợn nái lại tăng lên 1224 con, tỷ lệ lợn nái sinh sản thời điểm tháng 5 năm 2017 là 94,29%. Nái hậu bị ở năm 2015 là 340 con nhưng đến năm 2016 tăng 360 con đến tháng 5 năm 2017 nái hậu bị giảm mạnh chỉ còn 46 con, tỷ lệ tổng đàn nái hậu bị là 3,54%. Đực khai thác qua các năm giảm dần tại thời điểm tháng 5 năm 2017, tỷ lệ đực khai thác là 1,40%. Đực hậu bị đến tháng năm 2017 tăng 6 con, tỷ lệ 0,77%.

26

4.2. Công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn lợn nái tại trại

Hàng ngày, chúng tôi trực tiếp học hỏi, tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật và công nhân tại trang trại kiểm tra và chăm sóc đàn lợn nái đẻ. Công việc cụ thể như sau:

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trang trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch thực hiện theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp bao gồm lợn giống công nghiệp, thức ăn công nghiệp, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng dịch công nghiệp.

- Thức ăn trại sử dụng là cám công nghiệp của tập đoàn Charoen Pokphand (CP) cung cấp.

+ Cám cho lợn nái chờ phối: cho ăn từ sau khi cai sữa đến khi phối giống.

+ Cám cho lợn nái chửa: cho ăn trong thời gian có chửa.

+ Cám tập ăn sớm cho lợn con: cho lợn con từ 5 - 10 ngày sau khi sinh.

+ Cám cho lợn con theo mẹ: cho ăn từ 11 ngày đến cai sữa.

+ Cám cho lợn con sau cai sữa: cho lợn con trong khi chờ xuất bán.

- Hàng ngày chúng tôi cho lợn nái ăn theo khẩu phần sau:

+ Đối với lợn nái chửa: lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu và được ăn loại cám 566SF, 567SF với khẩu phần ăn theo kỳ chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: đối với nái chửa giai đoạn từ 1 đến 4 tuần ăn cám 566SF đối với nái 2,5kg/con/ngày. Đối với nái hậu bị 2,2kg/con/ngày. Giai đoạn từ 5 đến 12 tuần: 1,8kg/con/ngày với nái và 1,5/con/ngày với nái hậu bị. Giai đoạn từ 13 đến 14 tuần ăn cám 566SF: với nái chửa ăn 3,0/con/ngày và 2,5kg/con/ngày đối với nái hậu bị. Giai đoạn từ 15 đến 17 tuần ăn cám 567SF:

3.0kg/con/ngày với nái chửa và 2,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

+ Đối với nái đẻ: lợn nái chửa được chuyển lên đẻ trước 7 - 10 ngày.

Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ phải được rửa dọn, sát trùng, phun thuốc ruồi, muỗi sạch sẽ. Lợn được chuyển lên chuồng đẻ phải có thẻ theo dõi từng

27

con rồi ghi thông tin lên bảng ở mỗi đầu ô trong chuồng và chỉnh cám dựa trên ngày dự kiến cho từng nái. Thức ăn của lợn chờ đẻ được ăn với khẩu phần 3,0kg/con/ngày đối với lợn nái và 2,5kg/con/ngày đối với nái hậu bị.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm khẩu phần ăn xuống mỗi ngày 0,5 kg đến ngày đẻ thực tế mỗi nái chỉ được ăn 1,5kg/con/ngày.

Giảm khẩu phần ăn xuống với mục đích để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái dễ đẻ, tránh cho lợn con chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu

Khi lợn nái đẻ xong sau 1 ngày chỉnh cám tăng dần mỗi ngày 0,5kg/con/ngày. Chia làm 3 bữa sáng, trưa, tối. Điều chỉnh thức ăn phù hợp với nhu cầu từng nái.

Ở chuồng bầu lợn nái được tiêm phòng vaccine một số bệnh như: dịch tả, Mycoplasma, lở mồm long móng. Lợn nái được tẩy giun định kỳ. Các kỹ sư, tổ trưởng và sinh viên cùng tham gia điều trị và chẩn đoán bệnh.

- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con.

+ Đối với lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Sau khi đẻ 1 ngày tiến hành cắt đuôi, mài nanh, bấm tai, tiêm sắt co lợn con. Cho lợn con uống thuốc Nor 50 để phòng bệnh tiêu chảy và toltrazuril 5% để phòng bệnh cầu trùng. Kết hợp thiến lợn con từ 5 ngày tuổi.

Lợn con được 5 ngày tuổi tiến hành lắp máng tập ăn và tập ăn bằng cám 550FS (cám sữa).

Lợn được 21 - 23 ngày tuổi tiến hành cai sữa, chọn đàn hoặc con đủ tiêu chuẩn cai sữa, con còi vẫn có thể để theo mẹ.

Cho lợn tập ăn rất sớm để nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ. Cách tập ăn cho lợn cai sữa, trước khi tra cám cho lợn tập ăn, máng tập ăn phải được lau sạch sẽ và khô ráo, cho lợn tập ăn đầu tiên với

28

ít cám 550FS để lợn làm quan dần với thức ăn, theo dõi lợn con nếu lợn đã quen thì tăng dần lượng cám.

4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Trong điều kiện tự nhiên loài lợn thường tự sinh sản, hay nói cách khác là lợn mẹ tự đẻ và lợn con đi tìm vú mẹ bú theo bản năng, tự rụng rốn… Còn trong chăn nuôi, con người thuần dưỡng, chăm sóc và có những biện pháp tác động nhằm đảm bảo lợn mẹ đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao. Do đó, tình hình sinh sản của đàn lợn nái là chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi để có biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi, qua theo dõi tình hình sinh sản của 136 lợn nái Landrace, 128 lợn nái lai Landrace + Yorkshire và thu được kết quả dưới đây.

Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Chỉ tiêu

Loại lợn nái

Landrace Landrace +

Yorkshire Số lợn

(con)

Tỷ lệ (%)

Số lợn (con)

Tỷ lệ (%)

Đẻ bình thường 119 87,50 120 93,75

Đẻ khó can thiệp bằng kích tố 13 9,56 6 4,69

Đẻ khó can thiệp bằng tay 4 2,94 2 1,56

Tổng 136 100 128 100

Qua bảng 4.2 ta thấy qua theo dõi 264 nái đẻ với 136 nái Landrace và 128 nái lai (Landrace + Yorkshire), ở cả hai loại nái tỷ lệ đẻ thường cao nhất, đẻ khó can thiệp bằng tay là thấp nhất. Số lượng nái lai đẻ thường tốt hơn nái Landrace chiếm 93,75%, cao hơn so với nái Landrce 6,25%.

29

Có một số con nái khó đẻ cần được can thiệp bằng tay nhưng chiếm tỷ lệ thấp, Landrace chiếm 2,94%, nái lai chiếm 1,56%, chênh lệch nhau 1,38%.

Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Nhìn chung thì tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trang trại là tương đối tốt, lợn nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên cần hạn chế hơn nữa những trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng kích tố và can thiệt bằng tay để tránh các bệnh sau đẻ.

4.4. Công tác phòng bệnh

Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại không vệ sinh,… sẽ làm vật nuôi giảm sức đề kháng và dễ bị các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng xâm nhập tạo ra dịch bệnh. Để phòng bệnh ngoài biện pháp tạo môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho thú nuôi, nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của thú nuôi, nhà chăn nuôi cũng cần phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh. Việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Khi hiểu rõ tính chất lây lan của từng loại mầm bệnh chúng ta sẽ chủ động hơn trong công tác vệ sinh phòng dịch, đạt hiệu quả hơn. Làm vệ sinh và khử trùng là giải pháp khống chế dịch bệnh một cách hiệu quả. Tại trang trại, chúng tôi có tham gia thực hiện kế hoạch sát trùng được trình bày tại bảng 4.3.

30

Bảng 4.4 cho thấy: Lợn con tại trại sau khi sinh ra sẽ được cho uống thuốc và tiêm phòng bệnh thường gặp sau sinh, tăng sức đề kháng cho lợn. Ở đàn lợn nái sử dụng vắc xin là biện pháp chủ động có hiệu quả nhất hiện nay.

Hiệu quả phòng bệnh còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm những con khỏe mạnh có thể đáp ứng được miễn dịch cho con vật. Sau đây là lịch và kết quả sử dụng thuốc - vắc xin phòng bệnh cho lợn con sau sinh và lợn nái tại trại.

Bảng 4.3. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ

Trong chuồng

Ngoài chuồng

Ngoài khu vực chăn

nuôi Chuồng nái

chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly CN Phun sát

trùng Phun sát trùng

Thứ 2

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Phun sát trùng +

rắc vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát

trùng

Phun sát trùng + quét vôi đường đi

Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút

gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng +

xả vôi, xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát

Trùng

Phun sát trùng +

rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng

Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng khu

31

Bảng 4.4 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc xin của trại. Lợn con sinh ra sau 2-3 ngày tuổi sẽ được tiêm sắt (Fe-Dextran- B12) để phòng bệnh thiếu sắt ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều được tiêm sắt. Trong 6 tháng thực tập tại trang trại, chúng tôi đã tiêm sắt (Fe-Dextran - B12 10%) và cho uống cầu trùng được 4100 con lợn con đạt tỷ lệ an toàn là 100%. Lợn từ 3 - 6 ngày tuổi phòng

Bảng 4.4. Quy trình tiêm phòng và kết quả công tác tiêm phòng Loại

lợn

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Loại vắc xin

Liều dùng (ml/con)

Đường đƣa thuốc

Số con tiêm (con)

Tỷ lệ an toàn

(%)

Lợn hậu bị

25,29 tuần tuổi

Khô

thai Parvo 2 Tiêm bắp 150 100

26 tuần

tuổi Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 150 100 27,30

tuần tuổi Giả dại Begonia 2 Tiêm bắp 150 100 28 tuần

tuổi LMLM Aftopor 2 Tiêm bắp 150 100

Lợn nái sinh

sản

10 tuần

chửa Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 58 100 12 tuần

chửa LMLM Aftopor 2 Tiêm bắp 58 100

Lợn con

2-3 ngày tuổi

Thiếu sắt

Fe- Dextran-

B12

2 Tiêm bắp 4100 100 2-3 ngày

tuổi

Tiêu chảy

Nova-

Amcoli 0,5 Tiêm bắp 3950 100 3-6 ngày

tuổi

Cầu trùng

Diacoxin

5% 1 Uống 3935 100

16-18

ngày tuổi Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 3920 100

32

bệnh cầu trùng bằng Diacoxin 5% cho được 3935 con uống. Lợn con từ 16 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin dịch tả lợn và em đã tiêm được 3920 con.

Hàng tuần, lợn nái chửa 12 tuần tiêm vắc xin Aftopor phòng bệnh lở mồm long móng và nái chửa 10 tuần tiêm vắc xin Coglapest phòng dịch tả.

Lợn hậu bị mới nhập về trại từ 25 - 30 tuần tuổi 100% được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh như khô thai, dịch tả, giả dại và lở mồm long móng.

Việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch tiêm vắc xin của công ty CP Việt Nam. Nhờ đó mà khả năng miễn dịch của lợn được tăng lên, tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản giảm, số con sinh ra nhiều, lợn con đẻ ra khỏe mạnh, ít bị bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.5. Công tác chẩn đoán bệnh

4.5.1. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái

Sinh sản trên lợn nái có vai trò quyết định đến thành công của việc chăn nuôi lợn nái nói riêng và kết quả chăn nuôi của toàn trại nói chung. Vấn đề quản lý bệnh sinh sản trên lợn nái là một yếu tố quan trọng. Việc theo dõi và phát hiện bệnh sau sinh ở đàn lợn nái là cần thiết để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong 6 tháng thực tập tại trại chúng tôi đã theo dõi 364 con lợn nái. Sau đây là một số bệnh về sinh sản thường gặp trên lợn nái sau khi sinh.

Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái

Tên bệnh Số nái

theo dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%) Viêm tử cung

264

115 43,57

Sát nhau 2 0,75

Mất sữa 5 1,89

Bại liệt sau sinh 2 0,75

Đẻ khó 25 9,47

Tổng 264 131 49,62

33

Qua bảng 4.5 ta thấy tình hình mắc bệnh sau sinh sản có nhiều bệnh và có bệnh viêm tử cung là cao nhất (có 115 con mắc bệnh trong số 264 con theo dõi, chiếm 43,57%), bệnh đẻ khó có 25 con mắc trong số nái theo dõi chiếm 9,47% bệnh mất sữa có 5 con mắc trong số nái theo dõi chiếm 1,89%, bệnh sát nhau và bệnh bại liệt sau đẻ chiếm tỷ lệ thấp nhất (2 con chiếm 0,75%).

Lợn nái mắc bệnh sau sinh do nhiều nguyên nhân tác động như: chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, do can thiệp lợn nái không đúng cách, bên ngoài âm đạo bẩn, do dụng cụ thụ tinh nhân tạo không đảm bảo,... Vì vậy cần khắc phục các nguyên nhân để đảm bảo cho lợn nái sinh sản tốt nhất, giảm tỷ lệ mắc bệnh cho lợn nái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.5.2. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn con theo mẹ

Lợn con theo mẹ thường mắc các bệnh phân trắng lợn con, viêm phổi, viêm khớp,… do nhiều nguyên nhân mà lợn con mắc loại bệnh trên gây ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con và năng suất kinh tế của người chăn nuôi.

Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình lợn con mắc bệnh ở 21 đàn lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch để nắm rõ tình hình mắc bệnh tại trang trại. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh của lợn con theo mẹ Tên bệnh Số lợn con

theo dõi (con)

Số lợn con mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%) Tiêu chảy lợn con

230

58 25,21

Viêm phổi 10 4,35

Viêm khớp 7 3,04

Tổng 230 75 32,60

Qua bảng 4.6 cho thấy, bệnh tiêu chảy ở lợn con xảy ra nhiều và phổ biến ở lợn con có: 58 con mắc trong tổng đàn theo dõi chiếm tỷ lệ cao nhất

34

(25.21%), bệnh viêm phổi 10 con mắc chiếm 4,35%, bệnh viêm khớp 7 con mắc chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,04%). Nguyên nhân lợn con mắc bệnh do điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc, công tác vệ sinh chuồng trại,… Cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tốt hơn để nâng cao chất lượng chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.5.3. Kết quả điều trị bệnh

4.5.3.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Điều trị bệnh sau sinh sản trên đàn lợn nái là công việc quan trọng, để kịp thời giảm rủi ro về kinh tế cũng như chất lượng của con nái. Chúng tôi tiến hành điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, kết quả điều trị bệnh như sau:

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Số lợn nái mắc bệnh (con)

Số lợn nái khỏi (con)

Tỷ lệ (%)

Viêm tử cung 115 115 100

Sát nhau 2 1 50,00

Mất sữa 5 5 100

Đẻ khó 25 24 96,00

Tổng 149 145 97,31

Qua bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái cho tỷ lệ khỏi cao (97,31%). Bệnh viêm tử cung và bệnh mất sữa số con lần lượt khỏi 115 và 5 con, chiếm tỷ lệ 100%; bệnh đẻ khó khỏi 24 con chiếm 96,00%;

bệnh sát nhau khỏi 1 con, chiếm 50,00%. Bệnh bại liệt ở lợn nái không chữa và loại bỏ.

Qua kết quả điều trị bệnh sinh sản ở bảng trên cho thấy khi đã chẩn đoán đúng bệnh thì việc điều trị là rất quan trọng.Việc lựa chọn đúng thuốc,

35

trị đúng bệnh, sử dụng hợp lý thì kết quả điều trị mới cao, từ đó nâng cao được năng suất chăn nuôi.

4.5.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh ở lợn con

Tên bệnh Tên thuốc Liều lƣợng Cách dùng

Thời gian điều trị (ngày)

Kết quả điều trị Số lợn

con điều

trị (con)

Số lợn con khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ khỏi

(%) Tiêu chảy

lợn con

Nor 100 +

Atropin 1ml/ 1 con Tiêm bắp 3 ngày 58 58 100 Viêm phổi Dexa +

lincomycin 1ml/ 1 con Tiêm bắp 3 ngày 10 10 100 Viêm khớp Ampi coli 1ml/ 1 con Tiêm bắp 3 ngày 7 5 71,42

Qua bảng 4.8 chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Tiến hành điều trị cho 58 lợn con mắc bệnh tiêu chảy và 10 lợn con mắc bệnh viêm phổi, kết quả đạt tỷ lệ 100% đều khỏi. Thời gian điều trị trung bình là 3 ngày.

Tiến hành điều trị cho 7 lợn con mắc bệnh viêm khớp, kết quả có 5 con khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 71,42%. Thời gian điều trị trung bình là 3 ngày, số lợn chết là 3 con, do lợn con bị nặng.

Chúng tôi tiến hành theo dõi và điều trị số lợn con mắc bệnh của 20 đàn lợn nái bằng các loại thuốc do công ty CP cung cấp đã cho hiệu quả cao

Do vậy chúng ta cần thường xuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho đàn lợn con.

4.6. Công tác khác

Chăm sóc lợn con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với lợn con mà còn rất

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)