2.1 Giới thiệu chung về cám gạo
2.1.3 Sử dụng cám gạo trong thức ăn thủy sản
Cám gạo thường sử dụng trong các khẩu phần của cá ăn tạp và cá ăn thực vật hơn là cá ăn động vật. Chúng cũng là loại nguyên liệu không đắt có thể dùng cho việc nuôi các loại cá như catla (Catla catla), rohu (Labeo rohita), mrigal (Cirrhinus mrigala), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá da trơn Mỹ (Ictalurus punctatus), rô phi (Oreochromis niloticus), cá măng biển (Chanos chanos), cá tra và basa (P. bocourti, P.
hypophthalmus) (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
Cám gạo không trích dầu có năng lượng thô khoảng 2.760 kcal/kg (11,5 MJ/kg).
Cá chép tiêu hóa cám gạo tốt hơn cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella). Cá lăng nha (Mystus nemurus) sử dụng protein cám gạo hiệu quả hơn loại cá da trơn Mỹ (Ictalurus punctatus). Độ tiêu hoá vật chất khô của cám gạo ở loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là 40% và độ tiêu hóa protein là 76,4% trong khi đó độ tiêu hóa của các acid amin trong khoảng 73 đến 85% (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
Bảng 2.3 Độ tiêu hóa của cám gạo (%)
Cá chép Trắm cỏ Da trơn
Mỹ Cá lăng Tôm chân trắng
Vật chất khô - - - 85,8 40,0
Protein thô 89,5 71,1 71,0 81,0 70,4
Chất béo 91,5 73,4 - - -
Chất xơ thô 91,5 - - - -
Carbohydrate 90,0 - - - -
Năng lượng - 21,5 - - -
Arginine - - - - 85,1
Histidine - - - - 82,6
Isoleucine - - - - 73,4
Leucine - - - - 74,9
Lysine - - - - 81,0
Phenylalanine - - - - 74,9
Threonine - - - - 73,2
Valine - - - - 75,9
Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual (2000)
Cám gạo chứa lượng lớn phosphor dưới dạng phytat từ 3,0 đến 5,0%. Hàm lượng phosphor chiếm khoảng 0,79% trong cám gạo khử dầu và chỉ có 25% có giá trị sử dụng đối với cá chép (Cyprinus carpio) và 19,0% đối với cá hồi (Salmo gairgneri).
Ngoài ra, cám gạo có hàm lượng kẽm, sắt cao và đặc biệt cả hai loại cám gạo đều rất giàu vitamin B. Độ tiêu hóa của calci, phosphor và các chất khoáng khác trong thức ăn bị giảm khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao vì phytic acid làm cho phosphor giảm giá trị sử dụng. Các yếu tố kháng dinh dưỡng như lectins và thiaminase cũng hiện diện trong cám gạo. Khả năng ép viên của cám gạo rất là thấp do hàm lượng xơ cao.
Bảng 2.4 Thành phần muối khoáng trong cám gạo, tấm và gạo lau bóng
Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual (2000)
Cám gạo có giá trị kinh tế hơn hẳn so với các loại thức ăn thương mại khác.
Nuôi cá da trơn Mỹ với khẩu phần 40% cám gạo cho thấy chúng tăng trưởng nhanh hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn cũng như hiệu quả sử dụng protein tốt hơn so với cá ăn khẩu phần 30% cám lúa mì. Trong các khẩu phần, cám gạo thường được sử dụng từ 10%-70%. Cám gạo được dùng như nguồn năng lượng trong thức ăn cá da trơn
Cám gạo Thành phần
muối khoáng Khử dầu Không
khử dầu
Tấm gạo Gạo chuốt bóng
Calcium % 0,61 0,08 0,08 0,04
Phosphorus % 1,47 1,60 0,13 1,13
Sodium % 0,11 0,04 0,06 0,10
Potassium % 1,60 1,90 0,15 0,71 Magnesium % 1,04 0,93 0,02 0,57
Chlorine % 0,08 0,08 0,04 0,11
Sulphur % 0,19 0,20 0,15 0,12
Manganese mg/kg 255,0 398,0 12,3 74,7
Iron mg/kg 205,0 210,0 12,2 95,5
Zinc mg/kg 33,0 38,0 2,1 25,8
Copper mg/kg 14,3 14,7 3,3 6,0
Selenium mg/kg - 0,4 - 0,3
Iodine mg/kg - - - 0,07
và các loại ăn thực vật khác với tỉ lệ trộn lên đến 50%. Khi cám gạo được nấu chín, nó hoạt động như một chất kết dính trong thức ăn có độ ẩm. Cám gạo không thường dùng trong thức ăn công nghiệp nuôi tôm vì chúng khó ép viên và có hàm lượng xơ cao. Tuy nhiên, chúng cũng được dùng trong thức ăn tự chế biến cho tôm nước ngọt, cũng như bổ sung trong khẩu phần nuôi tôm quảng canh và bán thâm canh. Ở Indonesia, người nuôi tôm dùng 20% cám gạo cho công thức thức ăn tự chế biến cho tôm sú (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
Cám gạo còn được sử dụng để sản xuất thức ăn tươi sống để ương nuôi giai đoạn đầu các giống loài nước mặn khác nhau. Những loài thức ăn tươi sống như artemia (Artemia salina), moina và ấu trùng chironomid có sự tăng trưởng tốt hơn khi cho ăn khẩu phần cám gạo so với việc nuôi dưỡng bằng cách bón phân hay cho ăn một số loại thức ăn thương mại khác. Với loài daphnia (Daphnia similis), và bo bo (Monia macrocopa) và Ceriodaphnia cornuta, cám gạo được xem là loại thức ăn tốt hơn so với phân gia súc, gia cầm. Khi cám gạo được cho thêm vào trong ao hồ cho thấy sự sinh sôi nhiều hơn của loài daphnia cũng như kích thước của chúng cũng lớn hơn. Điều này đã ảnh hưởng tích cực lên việc sản xuất trứng của loài daphnia. Cám gạo cũng được dùng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc nuôi loài giáp xác chân chèo calanoid (Arcatia tonsa) ở nước mặn (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).