Phần 2: Thí nghiệm đánh giá chất lượng cám gạo trong thức ăn cá basa
3.3 Vật liệu thí nghiệm và phương pháp thí nghiệm
3.3.2 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng chứa hoàn toàn cám mới (không bị oxy hóa). Các nghiệm thức còn lại tương ứng với các công thức thức ăn khác nhau về hàm lượng cám gạo mới được thay thế bằng cám gạo cũ (đã bị oxy hóa) trong khẩu phần thức ăn, lần lượt với tỉ lệ là: 25, 50, 75, 100%. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần tương ứng với 3 lô thí nghiệm trong 3 bể ciment khác nhau, như vậy thí nghiệm được tiến hành trên 15 bể ciment. Vị trí các nghiệm thức được bốc thăm bố trí ngẫu nhiên vào từng bể, mỗi bể có số lượng cá và trọng lượng cá tương đương nhau.
Trong tất cả các công thức thức ăn, protein và năng lượng được cân bằng ở mức 27% protein thô và năng lượng là 16,83 KJ/g.
Cá được cho ăn ở tỉ lệ 5% trọng lượng thân/ngày, tỉ lệ cho ăn như nhau trong tất cả các nghiệm thức, lượng thức ăn trong ngày được chia làm 3 lần cho ăn sáng, trưa và tối. Cá được cân trọng lượng 2 tuần/lần để điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp.
Cá sau khi được nuôi đến 6 tuần kết thúc thí nghiệm bắt 10 con cá tươi mổ để đánh giá cảm quan màu sắc cơ thịt cá và 10 con luộc mổ đánh giá mùi thịt cá khi cho ăn cám gạo cũ. Phương pháp đánh giá màu sắc cơ thịt cá, màu sắc gan, mùi của cá: sau khi fillet sẽ được đưa cho các cảm quan viên (gồm có 10 sinh viên của khoa Thủy Sản)
xem một cách ngẫu nhiên các mẫu và các cảm quan viên sẽ cho điểm đánh giá màu sắc cơ thịt cá.
Cá được bố trí với mật độ 30 con/bể, tương ứng là 30 con/m3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
C100-2 C50-1 C75-3 C25-3 C75-2 C50-2 C0-1
C50-3 C75-1 C0-2 C100-3 C0-3 C25-2 C25-1 C100-1 Trong đó:
- C 0 là nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% cám gạo mới
- C 25 là nghiệm thức thay thế 25% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.
- C 50 là nghiệm thức thay thế 50% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.
- C 75 là nghiệm thức thay thế 75% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.
- C 100 là nghiệm thức thay thế 100% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.
3.3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi về môi trường
- Nhiệt độ nước được đo mỗi ngày bằng nhiệt kế thủy ngân 00C – 1000C.
- Oxy hòa tan được đo 1 lần/tuần bằng bộ kit.
+ Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 thêm vào 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ. Thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.
+ Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ oxy (mg/l).
- Hàm lượng ammonia tổng (NH4+/ NH3) được đo 1 lần/tuần bằng bộ kit.
+ Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần
+ Mở nắp cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
+ Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ và lắc đều.
+ Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu chuẩn.
+ Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3
- pH được đo 1 lần/tuần.
3.3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành cân, đếm số lượng cá trước khi bố trí thí nghiệm. Cá thí nghiệm sau 2 tuần cân tổng trọng lượng/lần để điều chỉnh lượng thức ăn đồng thời có thể sử dụng để phân tích tăng trưởng của cá thí nghiệm.
Trọng lượng cá sau thí nghiệm được thu thập để phân tích tăng trưởng của cá trong từng nghiệm thức.
Trong mỗi lần kiểm tra chúng tôi có sử dụng thuốc gây mê ethyleneglycol monophenylether với liều 300-500 ppm. Cứ mỗi hai tuần cá được kiểm tra 1 lần.
Các số liệu về hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thịt cá (màu sắc cơ thịt, gan, mỡ cá), khả năng đề kháng bệnh của cá sau thí nghiệm được thu thập để tính toán các chỉ tiêu theo dõi.
Sau khi thí nghiệm kết thúc, bắt ngẫu nhiên 10 cá thể mỗi ngăn đem mổ, cân trọng lượng thân, gan, mỡ cá để so sánh hệ số gan/thể trọng (Hepato-Somatic Index), hệ số mỡ/thể trọng (Adipose-Somatic Index) cảm quan màu sắc của gan, màu sắc của cơ thịt và màu sắc của mỡ. Số cá còn lại (10 con) tiếp tục được đem cân, luộc sơ, fillet để đánh giá cảm quan màu sắc, mùi vị của cơ thịt cá sau khi luộc.
Phương pháp đánh giá màu sắc cơ thịt cá, màu sắc gan, mùi của cá: fillet cá sẽ được đưa cho các cảm quan viên xem một cách ngẫu nhiên và các cảm quan viên sẽ cho điểm đánh giá màu sắc cơ thịt cá. Điểm đánh giá từ 1 – 4 tương ứng với mức độ màu của cơ thịt cá.
Bảng 3.3 Thang điểm đánh giá màu sắc cơ thịt cá
Màu sắc cơ thịt Thang điểm
Trắng 1
Trắng ngã vàng 2
Vàng nhạt 3
Vàng 4
Cuối cùng chúng tôi tiến hành đánh giá cảm quan mùi của cá sau khi luộc và fillet.
Cá sau khi bắt lên được cho vào nước sôi khoảng 1 phút, vớt ra để nguội rồi lấy fillet.
Sau đó các mẫu cơ thịt cá sẽ được các cảm quan viên (là các sinh viên của khoa Thủy Sản) đánh giá mùi một cách ngẫu nhiên và cho điểm (số lượng cảm quan viên tối thiểu là 5 người/đợt). Điểm đánh giá từ 1 – 3 tương ứng với mùi của cơ thịt cá.
Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá mùi cơ thịt cá sau khi luộc
Mùi cơ thịt cá Thang điểm
Bình thường 1
Có mùi hôi nhẹ 2
Có mùi hôi nặng 3
3.3.2.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi
ắ Thức ăn: Protein, lipid, aflatoxin, peroxide
- Chỉ số peroxide trong cám gạo trong thời gian bảo quản và trong thức ăn.
ắ Tăng trọng (%) – WG (Weight gain)
Trong đó: Wt: trọng lượng sau thời gian nuôi t W0: trọng lượng ban đầu
WG (%) =
W0
Wt – W0
x 100
ắ Độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) – SGR (Specific growth rate) SGR (%/ngày) = ((Ln Wt – LnW0)/t) x 100
ắ Tốc độ tăng trưởng hằng ngày (g/ngày) – DWG (Daily weight gain) DWG (g/ngày) = (Wt – W0)/t
Với t là thời gian thí nghiệm (ngày)
ắ Hệ số biến đổi thức ăn – FCR (Food conversion ratio)
FCR = lượng thức ăn sử dụng/tăng trọng cá trong thí nghiệm
ắ Hệ số hiệu quả protein – PER (Protein efficiency ratio) PER = (Wt – W0)/trọng lượng protein ăn vào
ắ Tỉ lệ sống (%)
TLS = (Nt /N0) x 100
Trong đó Nt: số lượng cá sau thí nghiệm tại thời điểm t N0: số lượng cá đầu thí nghiệm tại thời điểm 0
ắ Hệ số gan/thể trọng - HSI (Hepato-Somatic Index) của cỏ thớ nghiệm.
ắ Hệ số mỡ/thể trọng – ASI (Adipose-Somatic Index) của cỏ thớ nghiệm.
3.3.2.5 Phương pháp xử lý thông kê
Các số liệu nghiên cứu về tăng trọng (WG, SGR), hệ số biến đổi thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER) được xử lý theo phần mềm SPSS. Số liệu được phân tích theo trắc nghiệm Duncan, thiết lập bảng ANOVA để so sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức.
HSI (%) =
trọng lượng thân trọng lượng gan
x 100
ASI (%) =
trọng lượng thân trọng lượng mỡ
x 100