Phần 2: Thí nghiệm đánh giá chất lượng cám gạo trong thức ăn cá basa
4.1 Tình hình sử dụng cám gạo làm thức ăn hiện nay
4.1.3 Tình hình sử dụng cám gạo làm thức ăn nuôi cá của các trại nuôi
Nghề nuôi cá tra, basa xuất hiện và phát triển từ lâu của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo tập quán chăn nuôi của người nuôi cá tra, basa, việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn nuôi cá rất phổ biến. Các loại nguyên liệu như cám gạo, tấm, cá biển, bột đầu tôm…dùng làm thức ăn tự chế biến được sử dụng rộng rãi cả ở hình thức nuôi ao lẫn nuôi bè. Với các nguồn nguyên liệu đó, các chủ trại nuôi cá đã phối chế thành các công thức thức ăn khác nhau sao cho đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, giúp cá tăng trưởng tốt nhưng vẫn giữ được giá thành ở mức thấp nhằm tạo ra nguồn thu nhập cao. Việc sử dụng cám gạo trong công thức thức ăn tự phối chế của vùng đồng bằng sông Cửu Long được trình bày ở bảng sau:
10.78
3.93
59.8 25.49
Cám tươi loại I Cám tươi loại II Cám sấy Cám trích béo
Bảng 4.6 Các loại cám gạo mà các trại nuôi sử dụng
Loại cám gạo Số trại Tỷ lệ (%)
Cám tươi loại I 11 10,78
Cám tươi loại II 4 3,93
Cám sấy 61 59,80
Cám trích béo 26 25,49
Tổng cộng 102 100,00
Ghi chú:
- Cám gạo tươi loại I: mịn, hàm lượng chất xơ thấp.
- Cám gạo tươi loại II: thô hơn, hàm lượng chất xơ cao.
Đồ thị 4.2 Các loại cám gạo đang sử dụng phổ biến
Như vậy, cám gạo sấy đang được các trại nuôi sử dụng nhiều nhất (59,80%), kế đến là cám gạo trích béo (25,49%), cám gạo tươi loại I (10,78%) và cám gạo tươi loại II chiếm ít nhất (3,93%). Điều này được các chủ trại nuôi giải thích rằng họ thường sử dụng cám gạo sấy hay cám cám gạo trích béo vì hàm lượng các thành phần trong cám khá ổn định, độ ẩm thấp nên có thể bảo quản được thời gian lâu mà không bị ẩm mốc.
Cho nên khi mua cám gạo các chủ trại nuôi cũng chú ý đến nguồn gốc của cám gạo.
Đối với những trại nuôi có diện tích lớn họ thường mua ở các nhà máy để đảm bảo chất lượng của cám ổn định. Qua kết quả khảo sát, 85% chủ trại mua cám gạo ở các nhà máy, chỉ có 15% các trại nuôi vừa và nhỏ mua cám ở các cửa hàng bán lẻ. Từ đó cũng
cho thấy chất lượng cám gạo khi họ mua sử dụng đều tốt và đạt chất lượng. Các chủ trại nuôi cho rằng để đánh giá cảm quan chất lượng cám gạo khi mua họ thường dựa vào chỉ tiêu mùi là chủ yếu sau đó là đến màu sắc của cám gạo.
4.1.3.2 Tỉ lệ sử dụng cám gạo của các trại nuôi
Qua khảo sát tại vùng nuôi Châu Đốc An Giang, số trại nuôi ao thường sử dụng công thức thức ăn gồm 70,20% cám gạo; 29,80% cá tạp, tương đương với tỉ lệ 7 cám: 3 cá tạp. Ở vùng nuôi An Giang có một số trại sử dụng nhiều thành phần nguyên liệu với nhau, cho thấy người nuôi đã dần quen với việc tổ hợp nhiều thành phần sẽ bổ sung các thành phần dưỡng chất trong thức ăn cho nhau đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cá nuôi. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004), nguồn protein cung cấp tốt nhất cho động vật thủy sản nói chung là nguồn protein động vật. Tuy nhiên, để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu, nên phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein. Tại vùng nuôi Thốt Nốt Cần Thơ, số trại nuôi ao sử dụng nhiều nhất công thức thức ăn có thành phần 57,80% cám gạo; 42,20% cá tạp. Ở vùng Thốt Nốt các trại nuôi thường sử dụng nhiều công thức phối chế thức ăn với nhiều loại nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nuôi trong từng giai đoạn, đồng thời để giảm giá thành sản xuất người nuôi đã phối chế thức ăn với tỉ lệ và thành phần các nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào giá cả, số lượng của nguồn nguyên liệu cung cấp, giai đoạn cá nuôi và kinh nghiệm của mỗi người. Điều tra của Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) cũng cho kết quả tương tự, công thức phối chế gồm khoảng 62,50% cám gạo: 37,50% cá tạp sử dụng trong thức ăn nuôi cá ở ao.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv., (1998), người dân nuôi cá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trước đây sử dụng nhiều loại nguyên liệu để phối trộn thức ăn cho cá. Những nguyên liệu này được lấy từ các loại phụ phẩm trong nông nghiệp và nguồn cá tạp rẻ tiền sẵn có tại chỗ như: cám gạo, tấm, cá biển, cá linh, bí đỏ, khoai lang, rau muống, bắp, khoai mì… Tuy nhiên thành phần các loại thức ăn
muống), chất kết dính (bột gòn), bắp là nguyên nhân làm cho thịt cá không được trắng.
Vì vậy, hiện nay người nuôi đã biết tránh một số loại nguyên liệu làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thịt cá, tỉ lệ fillet, làm cho màu sắc thịt cá bị vàng không đạt các yêu cầu chế biến xuất khẩu nên cũng thận trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu để phối trộn thức ăn cho cá.
Kết quả điều tra tỉ lệ sử dụng cám gạo thu được từ các trại nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Bảng 4.7 Tỉ lệ sử dụng cám gạo trong thức ăn phối trộn của các trại nuôi Tỉ lệ sử dụng (%) Số trại Tỷ lệ (%)
25 22 21,57 50 33 32,35 75 47 46,08
Tổng cộng 102 100,00
Kết quả khảo sát trên cho thấy cám gạo vẫn là nguyên liệu chính, chiếm tỉ lệ cao trong công thức phối chế thức ăn. Tỉ lệ sử dụng cao nhất là 75% chiếm tỷ lệ 46,08%, kế đến là tỷ lệ sử dụng 50% chiếm tỷ lệ 32,53% và cuối cùng là tỉ lệ 25% chiếm tỷ lệ 21,57%. Tuy nhiên chất lượng cám gạo và chủng loại cám gạo, tỉ lệ phối trộn trong công thức thức ăn để đạt hiệu quả cao vẫn là vấn đề quan trọng.
Theo các chủ trại nuôi, mặc dù cho ăn thức ăn tự chế tốn công hơn cho ăn thức ăn viên nhưng chi phí ban đầu bỏ ra rẻ hơn thức ăn công nghiệp. Tuy thức ăn tự chế cho hệ số thức ăn từ 1,8 – 2,2 cao hơn so với thức ăn viên công nghiệp nhưng vẫn cho năng suất cao, tiết kiệm được vốn đầu tư. Và họ cũng cho rằng khi sử dụng thức ăn tự chế cá lại háu ăn hơn, trị bệnh hiệu quả hơn vì thuốc trị bệnh được trộn trực tiếp vào trong thức ăn, cá hấp thu được lượng thuốc nhiều hơn.
Nhưng qua điều tra chúng tôi thấy rằng các trại nuôi không sử dụng thuần túy một loại thức ăn mà cũng tùy vào giai đoạn khác nhau trong quá trình nuôi họ sử dụng thức ăn viên hay thức ăn tự phối trộn. Một số trại nuôi thường cho ăn thức ăn viên vào tháng đầu tiên và tháng cuối cùng trong vụ nuôi vì họ cho rằng việc sử dụng thức ăn viên ở
tháng đầu giúp cá tăng trưởng nhanh, có thời gian bán rã chậm hơn để cá bắt mồi mà còn góp phần tạo ra môi trường nước tốt cho cá. Việc sử dụng thức ăn vào tháng cuối là để giữ được chất luợng thịt cá trắng và kích thích sự tăng trưởng để xuất sớm hơn.
Hình 4.1 Máy chế biến thức ăn viên nổi ướt
4.1.3.3 Các thông tin về việc sử dụng cám gạo của các trại nuôi
Điều tra cho thấy các chủ trại nuôi không quan tâm đến thời gian bảo quản cám gạo và cũng không sử dụng các chất phụ gia thêm vào để bảo quản cám gạo. Sau khi họ mua về sử dụng vì họ không quan tâm đến các loại cám gạo mà chỉ nghĩ rằng cám gạo là một nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có nên sử dụng để phối chế thức ăn. Tuy nhiên, có thể hiện nay người nuôi cá tiếp cận với những thông tin kỹ thuật ngày càng nhiều qua các Trung Tâm Khuyến Ngư, cùng với sự cố vấn của các nhà cung cấp nguyên liệu phối chế thức ăn, cũng như việc hỗ trợ về kỹ thuật nuôi của các kỹ sư thủy sản nên họ cũng hiểu được tầm quan trọng của chất lượng nguyên liệu khi mua về làm thức ăn nói chung, đặc biệt là về chất lượng cám gạo nói riêng. Họ cũng biết rằng nếu sử dụng cám gạo để lâu có sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá và không nên sử dụng các loại cám gạo kém chất lượng như bị ôi dầu để phối trộn thức ăn. Nhưng người nuôi cá mặc dù sử dụng cám gạo nhưng họ cũng không nắm rõ về chất lượng dinh dưỡng của từng loại cám gạo ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thịt cá cũng như hiệu quả chăn nuôi.