PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009 (Trang 21 - 25)

3.1 Điều kiện thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm thực hiện:

Trại Thực nghiệm Giống Trảng Bàng (Viện Nghiên cứu dầu thực vật), xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

3.1.1.2 Thời gian

Thời gian tiến hành thí nghiệm: trong vụ Đông Xuân 2008-2009 (từ tháng 25/11/ 2008 đến tháng 30/2/2009).

3.1.1.3 Vật liệu thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng giống đậu phọng VD2 (dòng OPI 9404) được chọn tạo từ năm 1994 (từ tổ hợp lai Lỳ Đức Hoà x USA 54) theo phương pháp phả hệ. Trong đó giống Lỳ (giống địa phương Đức Hoà) được chọn làm mẹ và giống USA54 của viện ICRISAT được chọn làm bố. VD2 do Viện Nghiên cứu dầu thực vật lai tạo.

+ Một số loại hóa chất trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm được sử dụng phổ biến trong sản xuất tại địa phương (bảng 3.3. Nghiệm thức thí nghiệm)..

+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của bộ NN& PTNT.

+ Các vật liệu cần thiết cho thí nghiệm khác.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác

* Mật độ trồng đậu phọng: Mật độ được trồng đậu phọng trong thí nghiệm là 20 x 20 (cây cách cây là 20cm, hàng cách hàng 20cm, mỗi hốc 1 cây).

3.1.1.4 Điều kiện đất đai thí nghiệm

Đất thí nghiệm có địa hình cao, đồng đều về dinh dưỡng, cỏ dại và các điều kiện khác, thuận lợi tưới tiêu nước trong suốt vụ, đại diện cho vùng đất xám bạc màu tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.

3.1.1.5 Đặc điểm lí hoá tính của đất làm thí nghiệm Đặc tính dinh dưỡng đất thí nghiệm:

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, loại đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng N, P và K tổng số rất thấp, nghèo mùn và các nguyên tố vi lượng Ca++,, Mg++ thấp, đất chua pH (H2O): 4,21 (bảng 3.1).

Bảng 3.1 Đặc điểm đất đai tại điểm nghiên cứu

Các chỉ tiêu phântích Kết quả Phương pháp phân tích pH (H2O) 4,21 – chua vừa (4,5 – 5) TCVN 5979-1995

N tổng số (%) 0,041 – Nghèo (<,01) Lân tổng số (%) 0,039 – Nghèo (<0,06) Ka li tổng số (%) 0,012 – Nghèo (<0,1)

TCVN 6445-2000 N dễ tiêu (mg/100g) 2,32 – Trung bình <2-6) TCVN 6445-2000 P dễ tiêu (mg/100g) 13,76 – Giàu (>15)

K dễ tiêu (mg/100g) 2,88 – Nghèo (<4) AOAC 2000 C /N (%) 11,95 - Rất nghèo

Ca 2+ (meq/100g) 0,394 - Thấp (<2) Mg 2+ (meq/100g) 0,082 – Thấp (<1)

Cl- (mg/100g) 1,73

AOAC 2000

SO42+ (mg/100g) 1,16 TCVN 6656-2000

Cát (%) 67,8 Sét (%) 6,1 Sa cấu

Thịt (%) 26,1

AOAC 2000

Nguồn: Viện NC Dầu thực Vật, phân tích tại Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường & tài nguyên, trường ĐH Nông Lâm-TPHCM (2008)

3.1.1.6 Điều kiện khí hậu , thời tiết trong quá trình thí nghiệm

Điều kiện thời tiết, khí hậu được khảo sát từ tháng 11/2008 đến tháng 2/2009 được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Diễn biến thời tiết, khí hậu trong thơi gian thực hiện thí nghiệm tại điểm nghiên cứu

Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm Chỉ tiêu

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Nhiệt độ (oC) 26,3 27,5 27,0 26,4 26,3

Độ ẩm (%) 78,0 71,0 88,0 84,0 85,0

Lượng mưa (mm) 7,0 1,0 383,2 270,5 41,0

Giờ nắng /ngày 7,96 8,44 5,79 6,24 6,31

Nguồn: Viện NC Dầu thực Vật thu thập tại Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khu vực Tây Ninh, trạm Dầu tiếng

Qua bảng 3.2 Nhìn chung trong thời gian thực hiện thí nghiệm mùa mưa kết thúc muộn, tháng 11 lượng mưa vẫn khá cao 270,0 mm, giảm dần 41 mm vào tháng 12 và cho tới tháng 1 và tháng 2 lượng mưa còn là rất ít , đặc biệt là tập trung thành những trận mưa lớn làm ảnh hưởng đến quá trình làm đất và thời gian xuống giống. Tuy nhiên do điều kiện đất đai là đất xám bạc màu, khả năng giữ nước kém nên luôn phải bổ sung tưới cho đậu phọng.

3.2 Phương pháp thí nghiệm

+ Kiểu bố trí: Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).

+ Số lần lặp lại (khối): 3

+ Số nghiệm thức: 7 (bảng 3.3) + Diện tích ô thí nghiệm là: 20 m2

3.2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm

Bảng 3.3. Nghiệm thức thí nghiệm

TT Nghiệm thức Hóa chất (tên hoạt chất)

Liều lượng (g, ml/ha)

Ngày áp dụng (NSKG)

Ghi chú Nhóm

thuốc

1 Nhổ cỏ tay 2 lần - 0 20 & 35 -

2 Dual và Super

Targa Metolachlor+Quinzalo

fop-P-ethyl 1400 và 120 14 và 1 -

3 Dual 720 EC Metolachlor 1400 2 Tiền nẩy

mầm

4 Lasso 48 EC Alachlor 4000 2 Tiền nẩy

mầm 5 Super Targa 5

EC Quinzalofop-P-ethyl 1000 14 Hậu nẩy

mầm

6 Nabu 12,5 EC Sethoxydim 100 14 Hậu nẩy

mầm

7 Đối chứng - 0 - -

Ghi chú: NSKG ngày sau khi gieo

3.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)