Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009 (Trang 28 - 33)

3.4.2 Mật số từng nhóm cỏ (cây/m2) lúc 28, 35, 42 và 56 NSKG;

Đối với cỏ lồng vực cạn, cỏ đuôi phụng sau khi cây đẻ nhánh, mỗi nhánh được đếm là 1 cây.

Cỏ chỉ, cỏ gà mỗi chồi phát sinh từ nách lá là một cây.

Các loại cỏ như chác, lác, cỏ túc, cỏ gấu đếm 1 bụi là một cây.

3.4.3 Mật số từng loài cỏ (cây/m2) giai đoạn 56 NSKG

Khối lượng cỏ khô của từng loài cỏ lúc 56 NSKG (g/m2).

Thu thập và xử lý số liệu:

Trên cỏ dại: Cắm cọc cố định và giăng dây ngay từ đầu vụ theo ô 0,5 x 0,5 m (0,25 m2) ngay từ đầu vụ để lấy chỉ tiêu.

Mật số từng loài cỏ (cây/m2) giai đoạn 56NSKG (nhổ trên khung 0,25 m2ở mục trên) phân theo từng loài cỏ chính và đếm.

Khối lượng cỏ khô của từng loài cỏ lúc 56 NSKG (g/m2): Sau khi đã đếm từng loại, bó riêng, rũ rạch đất, sấy khô cho đến khi khối lượng cỏ không thay đổi, cân khối lượng khô (g) và quy đổi ra g/m2.

Mật số cỏ tương đối loài được tính theo công thức sau Số cây loài a

Mật số cỏ tương đối loài (a % ) = --- x 100 Tổng số cây các loài

Mức độ phổ biến: được phân dựa trên tỷ lệ % loài/quần thể cỏ dại hiện diện trên đồng ruộng

+ Rất phổ biến (+++) tỉ lệ loài cỏ chiếm >60%

+ Phổ biến (++) tỉ lệ loài cỏ chiếm từ 10 – 60%

+ Ít phổ biến (+) tỉ lệ loài cỏ chiếm <10 %

● Hiệu lực trừ cỏ của của thuốc trừ cỏ

A - B

Hiệu lực của thuốc (%) = --- x 100 A

A: trọng lượng cỏ ô đối chứng (g/m2) B: trọng lượng cỏ ô có sử lý thuốc (g/m2) Đánh giá độ độc của thuốc:

Quan sát bằng mắt thường cây đậu phọng trên đồng ruộng vào lúc 7, 14, 28 và 35 NSKXL (ngày sau khi xử lý) theo các cấp độc 0,1,3,5,7,9.

Quan sát bằng mắt thường qua các triệu chứng trên cây, chiều cao cây, gốc bị phù lớn nhỏ, rễ có bị tổn thương hay không?, sự biến dạng của thân, rễ, lá….) và phân theo các cấp độc hại 0, 1,3,5,7 và 9).

Cấp Triệu chứng của cây (so với đối chứng)

Cấp 0 Không có triệu chứng bị ngộ độc, cây bình thường.

Cấp 1 Có triệu chứng nhẹ, cây hồi phục hồi nhanh.

Cấp 3 Có triệu chứng úa vàng, cây còi cọc, không ảnh hưởng năng suất Cấp 5 Triệu chứng rõ (lá, thân, rễ) có thể ảnh hưởng đến năng suất.

Cấp 7 Thiệt hại nặng, một số cây bị chết, ảnh hưởng đến năng suất Cấp 9 Cây hoàn toàn bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất.

Các chỉ tiêu nông học bao gồm;

Chiều cao cây (cm); số cây (cây/ m2); thời gian nảy mầm (ngày); thời gian sinh trưởng (ngày); tỉ lệ nẩy mầm (%); thời gian bắt đầu ra hoa ( số ngày từ khi gieo cho tới khi có 50% số cây ra hoa); năng suất sinh vật học (kg/ha) số quả/cây; khối lượng 100 quả (g); tỷ lệ nhân (%); tỉ lệ hạt chắc (%); năng suất quả khô (tấn/ha).

Phương pháp lấy mẫu và đo đếm các chỉ tiêu nông học theo Zandstra và cộng sự 1981 ( Tạ quốc Tuấn. 2005) được sử dụng cho việc xác định các chỉ tiêu trên.

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số quả /cây, khối lượng 100 hạt, tỉ lệ nhân được, tỉ lệ hạt chắc được xác định từ việc lấy mẫu ngẫu nhiên 10 cây liên tục ở hàng giữa của ô thí nghiệm, sau đó tiến hành đo đếm như sau:

● Chiều cao cây: Đo khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân của 10 cây ngẫu nhiên liên tục ở hàng giữa (chừa cây bìa), trước khi thu hoạch, đơn vị tính cm.

● Số quả/cây: Đếm tổng số quả của 10 cây nói trên lấy trung bình 3 lần của ba lần lặp lại, đơn vị tính trái/cây.

● Khối lượng 100 hạt: Lấy mẻ hạt trong mẫu năng suất, đếm 100 hạt và cân 3 lần trong 1 ô thí nghiệm, hạt có độ ẩm 12%, và đơn vị tính là số g/100 hạt..

● Tỉ lệ nhân (%): Lấy toàn bộ số quả chắc, khô của 10 cây nói trên, tách hạt và tính tỷ lệ (%) theo công thức:

Khối lượng hạt

Tỉ lệ nhân (%) = --- x 100

Khối lượng quả

● Tỉ lệ quả chắc (%): đếm số quả chắc của 10 cây nói trên và tính theo công thức Số quả chắc

Tỉ lệ quả chắc (%) = --- x 100

Tổng số quả

● Năng suất quả khô (kg/ha): Thu hoạch trên diện tích của 5 hàng giữa, trong ô tương đương với 5m2, phơi khô cho tới khi hạt đạt độ ẩm 12%). Năng suất quả khô tính theo công thức:

Năng suất lô (kg/5m2)

NS (kg/ha) = --- x 10.000 (10.000 m2 = 1 ha) Diện tích lô (5m2)

● Năng suất lý thuyết: (kg /ha)

A x B x C/100

NS (kg/ha) = --- x 10.000 **

1000 * A: là số cây /m2.

B: là số quả chắc/cây.

C: là khối lượng 100 quả (g).

1000 * Là hệ số quy đổi từ (g) ra (kg).

10.000 ** Là hệ số quy đổi từ (m2) ra (ha).

Các chỉ tiêu số cây (cây/ m2); thời gian nảy mầm (ngày); thời gian sinh trưởng

đếm như sau.

● Số cây (cây/m2): Đếm số cây liên tục một hàng trên ô thí nghiệm sau đó quy ra số cây/m2 của ô thí nghiệm.

● Thời gian nảy mầm sau khi gieo (ngày sau gieo): tính từ khi gieo cho đến khi khi hầu hết các cây mọc lên khỏi mặt đất bằng cách quan sát trên đồng ruộng.

● Thời gian ra hoa sau khi gieo (ngày): tính từ khi gieo cho đến khi khi có 50%

số cây trên đồng ruộng ra hoa, quan sát và ước lượng trên đồng ruộng.

● Thời gian sinh trưởng (ngày) được tính từ ngày gieo cho đến khi thu hoạch ( có 50% lá chuyển màu vàng, hạt chắc, một số quả có gân xanh).

● Năng suất sinh vật học (kg/ha): Tổng số của khối lượng thân, lá, quả trên diện tích 5m2, nhổ, rũ sạch đất, phơi khô cho đến khi khối lượng không thay đổi và và quy đổi ra đơn vị (kg/ha).

3.4.4 Hiệu quả kinh tế các nghiệm thức

Lãi thuần = tổng thu (năng suất x giá bán) - tổng chi phí (toàn bộ chi phí giống, vật tư, phân bón và công lao động).

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và MSTATC.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)