4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất của đậu phọng
4.3.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu phọng VD2
4.3.3.1 Ảnh hưởng độc hại của thuốc đối với sinh trưởng của giống đậu phọng VD2 ở các giai đoạn sau xử lý thuốc
Bảng 4.9 Ảnh hưởng độc hại của thuốc đối với sinh trưởng của giống đậu phọng VD2 ở các giai đoạn sau xử lý thuốc
Độ độc ở các giai đoạn ngày sau khi xử lý thuốc (cấp)
Nghiệm thức
7 14 21 35
Nhổ cỏ tay 2 lần 0 0 0 0
Dual+Super Targa 0 0 0 0
Dual 720 EC 0 0 0 0
Lasso 48 EC 3 1 0 0
Super Targa 5 EC 0 0 0 0
Nabu 12,5 EC 0 0 0 0
Đối chứng 0 0 0 0
Dựa trên cơ sở quan sát cây trồng lúc 7, 14, 28, 35 ngày sau khi xử lý thuốc. Nhìn chung tất cả các loại thuốc được trong thí nghiệm đều khá an toàn với đậu phọng, thể hiện cây sinh trưởng phát triển bình thường như đối chứng, ngoại trừ Lasso có gây độc hại nhẹ, cây hơi xoăn lá ngọn (cấp 3), quan sát 7NSKG, tuy nhiên sau đó từ 14 ngày trở đi cây phục hồi và phát triển bình thường, kết quả ghi nhận bảng 4.9.
4.3.3.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu phọng VD2
Năng suất đậu phọng được cấu thành bởi các yếu tố như: Số cây/m2, số quả trên
Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của đậu phọng rất khác nhau. Nhìn chung ở các nghiệm thức có hiệu lực trừ cỏ cao, mật số và trọng lượng cỏ được khống chế thì đều tạo các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu phọng cao và ngược lại. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10
*Tổng số quả/ cây
Như chúng ta đã biết tổng số quả/cây là thành phần chính quyết định đến năng suất đậu phọng. Để tăng tổng số quả/cây cần phải có biện pháp canh tác tốt, cung cấp đủ phân bón, nước tưới và có biện pháp hòng trừ cỏ dại tốt. Tuy nhiên số quả chắc/cây sẽ đánh giá chính xác năng suất đậu phọng (kể cả năng suất quả khô và năng suất đậu phọng nhân). Ở các nghiệm thức trừ cỏ, bảng 4.10 cho thấy: Số quả/cây khá cao từ 16,33-19 quả/cây.
Nghiệm thức có số quả trên cây cao nhất là các nghiệm thức nhổ cỏ tay (19 quả.cây), ở nghiệm thức sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm có số quả ít hơn (16,33-17 quả/cây), tuy nhiên giữa các nghiệm thức có sử dụng thuốc trừ cỏ đều không khác biệt với nhau và khác biệt với làm có tay. Nghiệm thức đối chứng không sử dụng thuốc trừ cỏ và không làm cỏ có số quả/cây thấp nhất (9,33 quả).
* Tỉ lệ nhân (%)
Tỉ lệ nhân cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất. Vì tỉ lệ nhân luôn tỉ lệ thuận với khối lượng hạt, vì vậy tỉ lệ nhân càng cao thì khối lượng hạt càng lớn dẫn đến năng suất càng tăng, với những ghi nhận ở bảng 4.11 cho ta thấy tỉ lệ nhân ở các nghiệm thức xử lý thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm đều tương đương nhau (67-96- 71,91%) và không khác biệt với nghiệm thức làm cỏ tay (73,58 %) và đều cao hơn rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng không làm cỏ, ở nghiệm thức đối chứng tỉ lệ nhân rất thấp chỉ đạt 54,46%.
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu phọng VD2
STT Nghiệm thức Số quả/cây Tỉ lệ quả chắc Khối lượng 100 quả (g)
1 Nhổ cỏ tay 2 lần 19,00 87,73 109,00
2 Dual+Super Targa 18,67 85,57 105,50
3 Dual 720 EC 18,00 85,53 106,00
4 Lasso 48 EC 18,33 84,90 102,50
5 Super Targa 5 EC 17,00 81,47 95,00
6 Nabu 12,5 EC 16,33 82,00 93,00
7 Đối chứng 9,33 68,93 75,50
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
STT Nghiệm thức Tỉ lệ nhân (%)
Khối lượng 100 hạt (g)
Năng suất lý thuyết (kg/ha)
Năng suất quả khô (tấn/ha)
1 Nhổ cỏ tay 2 lần 73,58 42,20 4061 3,048a*
2 Dual+Super Targa 71,80 41,77 3744 2,880a
3 Dual 720 EC 71,91 40,56 3626 2,798ab
4 Lasso 48 EC 70,05 39,83 3143 2,703abc
5 Super Targa 5 EC 68,29 35.13 3095 2,390bc
6 Nabu 12,5 EC 67,96 34.67 2988 2,321c
7 Đối chứng 54,46 25.53 1572 1,053d
Ghi chú: *: trong một cột, số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt ở P< 0.05
* Tỉ lệ quả chắc (%)
So sánh giữa các nghiệm thức trừ cỏ trong thí nghiệm, bảng 4.10 cho thấy: Không phải thư đài nào cũng tạo ra một quả, có những thư đài cho quả chắc, hạt chắc nhưng cũng có thư đài cho quả lép. Tỉ lệ quả chắc/ lép trên cây phụ thuộc khá chặt chẽ vào kỹ thuật canh tác, bón phân, tưới nước và đặc biệt là phòng trừ cỏ dại. Ở nghiệm thức đối chứng không sử dụng bất cứ biện pháp phòng trừ cỏ dại nào, không những có số quả/cây thấp nhất (9,33 quả/cây) mà còn cho tỷ lệ quả chắc thấp nhất (68,93%). Ngược lại ở tất cả các nghiệm thức sử dụng thuốc trừ cỏ đều cho số quả/cây và tỷ lệ quả chắc (81,47- 85,57%) tương đương với nghiệm thức làm cỏ bằng tay và đều vượt trội so với đối chứng.
* Khối lượng quả và hạt
Khối lượng quả và hạt có sự tương quan thuận khá chặt, thường thì ở nghiệm thức có khối lượng 100 quả cao đều cho khối lượng 100 hạt cao và ngược lại. Đây cũng là yếu tố quyết định lớn đến năng suất đậu phọng. Quan sát thí nghiệm số liệu ghi nhận trong bảng 4.10 và 4.11 cho thấy: Khối lượng hạt và quả ở các nghiệm thức sử dụng thuốc trừ cỏ khá lớn tương đương với nghiệm thức làm cỏ tay và cao hơn vượt trội so với nghiệm thức đối chứng không làm cỏ.
* Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết được đánh giá bởi khả năng cho năng suất của giống đậu phọng khi áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác khác nhau, một giống có tiềm năng về năng suất, khi có biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp sẽ phát huy tác dụng và tạo năng suất tối đa. Biện pháp phòng trừ cỏ dại cũng được ghi nhận ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết, kết quả bảng 4.11 cho thấy: Năng suất tối ưu vẫn thuộc về biện pháp làm cỏ bằng tay, theo sau là các nghiệm thức sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm, thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm như Nabu cho năng suất lí thuyết thấp (dưới 3 tấn/ha) và đặc biệt nghiệm thức đối chứng năng suất lý thuyết chỉ đạt 1,57 tấn/ha (tương đương với từ 60-70% so với tất cả các nghiệm.