Ôn lại lý thuyết

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn van 9 hay, đảm bảo mục tiêu, kiến thức, kĩ năng (Trang 50 - 55)

1. Lý thuyết

tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.

- Hình thức: Bố cục 3 phần, có luậ điểm, luận cứ.

? Em hiểu ntn về đề văn nghị luận.

Hs có hai dạng đề ....

Gv ...

? Vậy muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng việc đầu tiên phải làm gì.

GV: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, chữa.

HS đọc đề bài.

? Đề thuộc loại bài nào và nêu hiện tượng sự việc gì. Đề yêu cầu làm gì.

GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề 4 thời gian 5 phút.

Hs đọc dàn bài.

Hs nhận xét Gv bổ sung.

GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề thời gian 5 phút.

Hs đọc dàn bài.

Hs nhận xét Gv bổ sung.

? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì.

Hs Cho thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả.

? Vì sao thành đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.

Hs: Vì bạn là tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được.

- Biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ.

- Kết hợp học với hành.

- Có óc sáng tạo.

- Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương tốt.

? Nếu mọi HS làm được như vậy thì sẽ có tác

2. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Có hai dạng đề ....

3. Cách làm bài nghị luậnvề một sự việc hiện tượng đời sống.

II. Luyện tập.

1. Đề bài.

a, Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Thể loại: Nghị luận.

- Đề nêu: Hiện tượng người tốt việc tốt.

- Yêu cầu: Suy nghĩ về hiện tượng ấy.

* Tìm ý.

- Việc làm của nghĩa cho thấy ý thức sống có ích.

- Học tập Nghĩa: Biết kết hợp giữa học với hành.

- Làm được như vậy thì đời sống tốt đẹp hơn.

dụng gì.

? Từ việc tìm ý em hãy lập dàn ý cho bài văn.

HS thảo lụân nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

GV Khái quát rút ra dàn ý chung.

HS thảo luận nhóm viết bài.

- Nhóm 1 viết mở bài.

Gv hướng dẫn cách viết mở bài.

Đi từ chung đến riêng( gián tiếp)

- Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương ham học, chăm làm, có óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học trong sách vở vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả như bạn Phạm Văn Nghĩa ở quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc làm ấy đã được thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.

Cách 2 trực tiếp.

- Phạm Văn Nghĩa là tấm gương ham học chăm làm sáng tạo và biết vận dụng những điều đã học trong sách vở vào cuộc sống. Vì thế Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

GV còn những cách khác nữa....

- Nhóm 2 viết thân bài.

- Nhóm 3 viết kết bài.

Đại diện nhóm trình bày.

GV nhận xét bổ sung.

? Em nhận thấy muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ta phải làm gì.

? Dàn ý chung của bài văn như thế nào.

? Khi làm bài cần chú ý điều gì.

b, Lập dàn ý.

* Mở bài:

- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.

- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

* Thân bài:

- Phân tích ý nghĩa việc làm.

- Đánh giá việc làm.

- Đánh giá ý nghĩa phát triển phong trào.

* Kết bài:

- Khái quát ý nghĩa tấm gương.

- Rút ra bài học cho bản thân.

c, Viết bài.

Mở bài có 3 cách cơ bản:

+ Cách 1: gián tiếp

+ Cách 2: trực tiếp.

+ Cách 3: phản đề.

* Củng cố và dặn dò:

Củng cố: ? Nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì.

Đề văn nghị luận ntn.

Dặn dò:.HS học nội dung bài, làm bài tập

Viết đoạn văn nghị luận về tấm gương ham học.

Ngày soạn: Tiết 24.

Ngày giảng:

Tiếng Việt

ÔN LUYỆN LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được

- Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản 2.Tư tưởng :

- Hiểu rõ hơn về các cách liên kết.

3. Kĩ năng:

- Nhận biết các cách liên kết và tập viết câu đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

II. Chuẩn bị.

1. Thầy: Soạn – giảng.

2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

3. Bài mới:

? Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ? Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).

- Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.

? Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?

1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.

VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)

2. Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng

- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.

VD: … Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.

VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)

- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.

VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân) 3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Các yếu tố thế:

- Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

- Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.

VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu)

4. Phép nối:

Các phương tiện nối:

- Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…

VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)

- Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …

VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)

- Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . ..

VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)

Củng cố - Dặn dò.

Học thuộc và nắm chắc các phép liên kết.

Tập viết các câu và đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

=================================

Ngày soạn: Tiết 25.

Ngày giảng:

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

2.Tư tưởng :

- Có tư tưởng yêu thích môn Ngữ Văn, hiểu được nghĩa tường minh và hàm ý.

3. Kĩ năng:

- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. Chuẩn bị.

1. Thầy: Soạn- giảng.

2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

* Giới thiệu bài.

Nghĩa tường minh là gì, nghĩa hàm ý là gì. Chúng có gì khác nhau bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt

? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.

Hs trả lời và lấy ví dụ,

Gv đưa bài tập. Hai người bạn cùng phòng nhỏ chỉ có một cửa ra vào cho lên phòng không được sáng cho lắm. Một người đọc sách còn người kia đứng chải tóc ngoài cửa. Người kia nói Đóng cửa hộ cái.

? Theo em câu nói đó lên hiểu theo nghĩa nào. Vì sao.

Hs Hiểu theo hàm ý vì người đó đang đọc sách mà người kia lại đứng ở cửa che mất ánh sáng....

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn van 9 hay, đảm bảo mục tiêu, kiến thức, kĩ năng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w