CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1 : Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết Bước 2 : Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án Bước 3 : Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án
Bước 4 : Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
Gía trị của lợi ích và chi phí hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh và lợi ích ròng của mỗi năm được tính
31
Bảng 3.13. Lợi Ich và Chi Phí theo Năm Phát Sinh Năm Tổng lợi ích
hàng năm
Tổng chi phí hàng năm
Lợi ích ròng hàng năm
1 B1 C1 B1 - C1
2 B2 C2 B2 – C2
. . . .
. . . .
n Bn Cn Bn – Cn
Nguồn: Trần Võ Hùng Sơn (2003) Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án: Để tính toán tổng lợi ích ròng ta không thể chỉ đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm bởi vì người ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau vào lợi ích nhận được ở mỗi thời gian khác nhau. Để thấy được sự khác nhau này tổng lợi ích xã hội ròng được tính theo hai giai đoạn:
- Ở giai đoạn thứ nhất, lợi ích ròng hàng năm của dự án được quy đổi thành lợi ích ròng tương đương ở một thời điểm chung bằng phương pháp lấy trọng số.
- Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của mỗi lợi ích ròng hàng năm được cộng lại và cho ta con số tổng cộng cho toàn bộ kết quả.
So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng: Chúng ta xếp hạng các phương án theo lợi ích xã hội ròng. Phương án có lợi ích xã hội ròng cao nhất được xếp hạng thứ nhất, phương án có lợi ích xã hội ròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng là phương án ít được mong muốn nhất.
Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu: Rất hiếm khi tất cả các dữ liệu được ước tính đầy đủ và thậm chí hiếm khi chúng được tính toán một cách chính xác. Vì vậy đòi hỏi phải có những giả định về dữ liệu và người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giửa các phương án.
Đưa ra kiến nghị cuối cùng: Ở bước cuối cùng này, người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong phương pháp này Hiện giá ròng – ( Net present value – NPV)
Hiện giá ròng (NPV) là khoản chênh lệch giữa hiện giá của lợi ích và hiện giá của chi phí (Trần võ hùng sơn, 2003)
Hiện giá ròng được tính như công thức sau:
NPV = PVB – PVC (1)
Nếu tỷ suất chiết khấu là không đổi, hiện giá của lợi ích (PVB) được tính theo công thức :
PVB = ∑
= +
T
t r t
Bt
0 (1 )^ (2)
Trong đó:
- T: số năm tiến hành dự án - r: tỷ số chiết khấu
Hiện giá của chi phí (PVC) được tính tương tự
PVC = ∑
= +
T
t r t
Ct
0 (1 )^ (3)
Từ (1),(2) và (3), ta có thể tính NPV:
NPV = ∑
= +
−
T
t r t
Ct Bt
0 (1 )^ (4)
Các dự án có hiện gía ròng dương tức là có lợi ích ròng là đáng mong muốn.
Nếu có nhiều dự án có hiện giá ròng dương thì dự án có hiện giá ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất.
Tỷ số lợi ích - chi phí (Benefit – Cost Ratio – BCR)
Tỷ số lợi ích chi phí (BCR) là tỷ số hiện giá của các lợi ích so với hiện giá của các chi phí.(Trần Võ Hùng Sơn, 2003)
Tỷ số lợi ích – chi phí được tính theo công thức:
BCR = PVB/PVC (5) Từ các phương trình (2),(3) ta có thể tính BCR như sau:
BCR =
∑
∑
=
=
+ +
T t
T t
t Ct r
t Bt r
0 0
)^
1 (
)^
1
( (6)
Tỷ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu, do đó, tất cả các phương án nào có tỷ số lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn. Theo tiêu chí này, dự án nào có tỷ số BCR cao nhất là đáng mong muốn nhất.
33
Tỷ suất sinh lợi nội tại ( Internal Return Rate – IRR)
Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích bằng với hiện giá chi phí. Đó chính là suất chiết khấu làm cho NBV bằng không. (Trần Võ Hùng Sơn, 2003)
Tỷ suất sinh lợi nội tại là một tiêu chí khác về lợi ích ròng tương đối, và là tỷ lợi sinh lợi của lợi ích so với chi phí
Tính IRR chính là tìm ra tỷ suất chiết khấu mà tại đó:
PVB = PVC Một cách đầy đủ là tìm ra tỷ suất chiết khấu mà ở đó:
B0 +
1 ) 1 (
1 r B
+ + (1 )^2 2 r B
+ + … + r t
Bt )^
1
( + = C0 + (1 )^1 1 r C
+ + (1 )^2 2 r C
+ +…+ r t Ct
)^
1 ( +
Có thể tính IRR bằng phần mềm máy tính thích hợp (ví dụ Excel) hoặc tính bằng phương pháp “thử và sai”
Các phương án có IRR lớn hơn suất chiết khấu xã hội thì có lợi và đáng lựa chọn.trong số các phương án mong muốn này, phương án nào có IRR cao nhất thì được là đáng mong muốn nhất.