Các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu SO SÁNH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ NHỎ HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG (Trang 48 - 56)

4.1. Mô tả hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi heo

4.1.3. Các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi heo

Huyện Tân Uyên là một huyện thuần về nông nghiệp, và trồng nhiều về cây lâu năm: cao su, điều, tràm, cây ăn trái nên việc xử lý chất thải của hộ chăn nuôi phụ thuộc vào tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ chăn nuôi. Hộ có diện tích trồng cây lớn thì chọn phương pháp xử lý bằng cách làm phân hữu cơ. Hộ nuôi cá thì phân được dùng làm thức ăn cho cá. Những hộ chăn nuôi không có diện tích trồng nhiều thì biện pháp xử lý bằng biogas được áp dụng. Hộ có diện tích trồng trọt và nhu cầu sử dụng gas không nhiều thì xử lý bằng phương pháp biogas kết hợp. Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Heo

Nguồn: Tính toán tổng hợp Tân Lập là một trong 3 xã của huyện được điều tra là xã chuyên canh về cây cao su, mà đây là loại cây có nhu cầu cao về phân chuồng nên việc xử lý phân heo bằng cách làm phân hữu cơ chiếm đa số tới 40% trong tổng số hộ. Không xử lý thải ra môi trường đất chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5% do những hộ được khảo sát chọn phương pháp xử lý này do đất mà hộ đang sản xuất, chăn nuôi là đất mướn. Trong phân heo chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, các kí sinh trùng và vi sinh vật vì thế phân heo không được xử lý gì mà thải ra môi trường đất sẽ gây ô nhiễm đất và thấm qua mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm và những kí sinh trùng sẽ gây bệnh cho con người. Còn lại là phương pháp xử lý bằng biogas được áp dụng.

Phương thức xử lý Số hộ Tỷ lệ (%)

Biogas dạng hầm 5 12,5

Biogas dạng túi 6 15,0

Biogas kết hợp 7 17,5

Thức ăn cho cá 5 12,5

Phân hữu cơ 16 40,0

Không xử lý 1 2,5

Tng 40 100,0

39 Hình 4.2. Mô Hình Các Phương Pháp Xử Lý Phân Heo

Nguồn: Kết quả điều tra

Nhà ở Chuồng heo Phân heo

Thức ăn cho cá Biogas

Phân hữu cơ Biogas kết hợp

Bã Thải Cây trồng

Chất đốt

Thu nhập Thu nhập

Gỉam chi phí

Bán

a) Cách xử lý bằng biogas

Kiểu biogas được hộ chăn nuôi áp dụng là biogas hầm nắp cố định, biogas dạng túi nilon và biogas kết hợp với làm phân hữu cơ.

Hình 4.3. Hình Biểu Hiện Tỷ Lệ % các Loại Hầm Biogas

Biểu Đồ Tỷ Lệ % Các Loại Hầm Biogas

12,50%

15%

17,50% Hầm biogas

T úi biogas Biogas kết hợp

Nguồn: Kết quả điều tra Trong 3 hình thức xử lý bằng biogas thì hình thức xử lý bằng biogas kết hợp với làm phân hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất 17,5 % trong tổng số 18 hộ . Biogas dạng hầm chiếm tỷ lệ thấp nhất có 12,5%. Số hộ sử dụng hầm biogas chiếm tỷ lệ thấp vì thiếu chuyên viên kĩ thuật lắp đặt, chi phí lắp đặt quá cao. Người chăn nuôi dễ dàng tiếp cận với dạng biogas túi hơn vì biogas dạng túi đơn giản người chăn nuôi có thể tự lắp đặt.

Việc xử lý bã thải qua biogas cũng như phương thức xử lý chất thải ban đầu. Có 50% hộ sử dụng bã thải bón cho cây mà chủ yếu là Tân Lập do vùng này là chuyên canh về cây cao su, không sử dụng thải ra đất do những hộ này không có nhu cầu sử dụng bã thải. Đặc biệt là những hộ ở thị trấn Thái Hòa thì nhu cầu sử dụng bã thải lại ít do không có diện tích trồng trọt nhiều nên bã thải chủ yếu là mướn xe rút hầm cầu có 11,1%. Bã thải được cho người khác là do hộ chăn nuôi không có trồng cây mà những người thân trong nhà có trồng cây nhiều nên bã được cho người thân bón cho cây có11,1%.

41

75%

25%

Bón cho cây Bán

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Phương Thức Xử Lý Bã Thải Chăn Nuôi Heo

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bón cho cây Thải ra môi trường rút hầm cầu cho người ta Phương Thức Xử Lý

S h

Nguồn: Kết quả điều tra b) Làm phân hữu cơ

Tùy vào đặc điểm của từng xã và điều kiện của từng hộ chăn nuôi mà phân sau khi qua xử lý được sử dụng cho mục đích bón cây trồng của nông hộ hay bán.

Hình 4.5. Mục Đích Sử Dụng Phân Hữu Cơ

Nguồn: kết quả điều tra

Bón cho cây: Những hộ được khảo sát áp dụng phương pháp này thì có diện tích trồng trọt từ 4000 m2 đến 60.000m2 sử dụng phân heo để bón cho cây trồng trong hộ, các loại cây được bón như: cao su, điều, tràm, mì, lúa, rau. Trong đó, cây cao su chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 62,5% trong tổng số 16 hộ; 37,5% số hộ dùng phân bón cho các loại cây còn lại. Khu vực sử dụng phân heo bón cho cây cao su nhiều nhất là xã Tân Lập có 50% vì loại đất xám ở đây thích hợp cho trồng cây lâu năm và đây là một trong những nơi trồng chuyên canh về cây cao su. Trong trường hợp này phân heo tạo ra một giá trị gia tăng lớn hơn vì nó vừa giảm chi phí mua phân hóa học, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, sản phẩm rau màu ít độc hại hơn.

Bán phân: Đối với những hộ không có diện tích trồng trọt nhiều thì người chăn nuôi bán phân này cho người khác có nhu cầu. Tùy theo từng khu vực có nhu cầu sử dụng phân heo cao hay không thì có mức giá bán phân cao, thấp khác nhau. Ở Tân Lập thì giá bán phân là 20.000 đồng/bao 25 kg. Ở thị trấn Thái Hòa thì nhu cầu sử dụng phân không cao và vẫn còn ít thị trường phân phối nên giá bán còn khá thấp chỉ 8000 đồng/bao 25 kg.

Bảng 4.3. Cách Bảo Quản Phân Của Hộ Chăn Nuôi

Cách bảo quản phân Số hộ Tỷ lệ %

Cho vào bao 5 31

Cho vào hố 8 50

Cho vào nhà chứa phân 2 13

khác 1 6

Nguồn: Tính toán tổng hợp Có 4 hình thức bảo quản phân trong đó phân được xịt vào hố là chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% với cách này hố được đào xát chuồng, phân và nước tắm heo được xịt thẳng vào hố. Với cách cho vào nhà chứa phân chiếm tỷ lệ thấp nhất là 13%. Với cách cho vào bao giúp nông hộ tái sử dụng lại bao đựng thức ăn cho heo chiếm 31%.

Cách thức bảo quản cho vào bao: Phân heo được hốt khô trước khi tắm heo, phân được cho vào bao cho thêm chất độn như vôi hay tro vào nếu phân được dùng để bán thì khoảng 10 – 20 ngày thì có người đến mua trực tiếp, phân được dùng bón cho cây thì phân được hốt để trong khoảng 10 – 20 ngày thì đem đi bón cho cây.

43

Hình 4.6. Phương Thức Bảo Quản Phân Cho Vào Bao

Nguồn: Kết quả điều tra Cách thức bảo quản cho vào hố

Phân hốt cho vào hố có 3 hình thức xử lý khác: Hốt để khô tự nhiên có dùng thêm chất độn, để oai tự nhiên không dùng thêm chất độn, và để oai tự nhiên có dùng thêm chất độn.

Hốt để khô tự nhiên có dùng thêm chất độn: Phân heo được hốt cho vào hố thêm chất độn, phân được ủ trong khoảng 3 – 4 tháng cho đến khi đầy hố thì hốt lên đem đi bón cây hoặc bán.

Để oai tự nhiên, có dùng thêm chất độn: Là cách xử lý mà cả phân và nước tắm heo được xịt thẳng vào hố, đến khi hố đầy phân trong khoảng thời gian 3 - 4 tháng rồi cho thêm chất độn vào (trấu, tro, rơm, vôi..). Phân chứa trong hố khi cho chất độn vào thì trở nên sệt lại thì được vớt lên đem bón cây.

Để oai tự nhiên, không dùng thêm chất độn: Là cách thức xử lý mà cả phân và nước tắm heo được xịt thẳng vào hố, khi hố đầy trong khoảng 3 – 4 tháng thì hộ chăn nuôi mướn xe bồn đến hút phân đi tưới cho cây trồng.

Những hộ áp dụng phương pháp cho vào hố là những hộ điều có điều kiện sản xuất trồng trọt, chuồng trại được xây dựng cách xa nhà, cách xa hộ dân và chuồng heo được xây trong vườn cây nên việc gây ra mùi hôi từ hố chứa phân là không ảnh hưởng.

Hình 4.7. Phân Heo Được Xịt Thẳng Vào Hố

Nguồn: kết quả điều tra Cách thức bảo quản cho vào nhà chứa phân

Hốt để khô tự nhiên, không dùng thêm chất độn cho vào nhà chứa phân (hốt để khô tự nhiên, có dùng thêm chất độn cho vào nhà chứa phân) là phân được hốt cho vào nhà chứa phân được xây bằng tường xi măng, một lớp phân được trộn với một lớp chất độn được ủ trong khoảng 3 – 4 tháng được hốt đem đi bón cho cây.

Hình 4.8. Phương Thức Xử Lý Phân Bằng Cách Cho Vào Nhà Chứa Phân

Nguồn: kết quả điều tra

45

Cách thức bảo quản phân bằng phương pháp khác

Với phương pháp này thì phân heo được hốt bao nhiêu thì đem bón cây bấy nhiêu, phân không qua ủ.

c) Làm thức ăn cho cá

Những hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để giúp đàn heo tăng trưởng nhanh, nhưng chúng chỉ hấp thụ số lượng nhỏ dinh dưỡng từ những thức ăn mà chúng ăn được. Vì vậy phần còn lại được thải ra từ phân và nước tiểu heo có thể được dùng làm thức ăn cho cá đồng thời làm phân bón cho rau muống được trồng trong ao. Các hộ chăn nuôi đã kết hợp biện pháp nuôi heo với nuôi cá, lượng thức ăn từ phân heo đã cung cấp một lượng chất dinh dưỡn lớn cho cá và thu được lợi ích từ việc tiết kiệm tiền mua thức ăn cho cá và bán cá. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi hộ chăn nuôi phải có diện tích đất nhiều và trong điều kiện nước được cung cấp nhiều và dễ dàng để đáp ứng nhu cầu thay nước cho cá. Có 12,5 % hộ áp dụng phương pháp này. Cá được nuôi chủ yếu là cá tra và cá trê.

Một phần của tài liệu SO SÁNH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ NHỎ HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)