4.2.1 Ứớc tính chi phí của từng phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo a) Biogas kết hợp với làm phân hữu cơ
- Chi phí đầu tư ban đầu gồm chi phí làm túi biogas, chi phí xây dựng nơi chứa phân, chi phí mua bếp gas.
Chi phí làm túi biogas = 300.000 đồng*14 m3 = 4.200.000 đồng/túi.
Theo kết quả điều tra nhà chứa phân với diện tích 11m2 thì chi phí xây dựng trung bình là 383.333 đồng.
Dựa theo giá thị trường chi phí mua bếp để sử dụng được biogas là 440.000 đồng.
Vậy tổng chi phí đầu tư ban đầu là 5.023.333 đồng/năm.
- Chi phí phát sinh hàng năm gồm: chi phí mua chất độn (trấu, tro, vôi), chi phí thay túi nilon của biogas, chi phí nhân công bón phân cho cây.
Dựa theo giá thị trường: trấu = 400 đồng/kg, tro = 500 đồng/kg, vôi = 1.850 đồng/kg. Vậy chi phí mua chất độn trung bình của các hộ sử dụng biogas kết hợp = 658.333 đồng/năm.
Căn cứ theo những hộ chăn nuôi được điều tra thì cứ 4 năm thay túi 1 lần. Chi phí một lần thay là 400.000 đồng.
Chi phí nhân công trung bình là 950.000 đồng/năm.
Vậy tổng chi phí hàng năm là: 2.008.333đồng/năm.
Các khoản chi phí trên được trình bày ở bảng 4.4
47
Bảng 4.4. Chi phí của phương pháp biogas kết hợp
Khoản mục Chi phí ( đồng)
Tổng chi phí đầu tư ban đầu 5.023.333
Chi phí đầu tư 4.200.000
Chi phí xây dựng nơi chứa phân 383.333
Chi phí mua bếp gas 440.000
Chi phí hàng năm
Chi phí mua chất độn 658.333
Chi phí nhân công 950.000
Chi phí thay túi nilon 400.000
Tổng chi phí hàng năm 2.008.333 Nguồn:Tính toán tổng hợp b) Phân hữu cơ
Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí đào hố chứa phân. Với diện tích hố là 7 m2 thì chi phí đào hố trung bình là 500.000 đồng.
Chi phí phát sinh hàng năm gồm: chi phí mua chất độn (trấu, tro, vôi), chi phí nhân công. Dựa theo giá thị trường: trấu = 400 đồng/kg, tro = 500 đồng/kg, vôi = 1.850 đồng/kg.Vậy chi phí mua chất độn trung bình của các hộ sử dụng phân hữu cơ = 406.667 đồng/năm. Chi phí nhân công trung bình là 3.854.400 đồng/năm.
Các khoản chi phí trên được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5. Chi Phí của Phương Pháp Làm Phân Hữu Cơ
Khoản mục Chi phí (đồng)
Chi phí đầu tư ban đầu 500.000
Chi phí hàng năm Chi phí mua chất độn 406.667
Chi phí nhân công 3.854.400
Tổng chi phí hàng năm 4.261.067 Nguồn: Tính toán tổng hợp
c) Ao cá
Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí đào ao. Với diện tích ao là 1.450 m2 thì chi phí đào ao trung bình là 2.875.000 đồng.
Chi phí phát sinh hàng năm gồm:Chi phí nạo vét ao, chi phí nhân công, chi phí mua cá giống, và chi phí mua rau giống, chi phí mua thức ăn cho cá.
Dựa vào kết quả tính toán thì chi phí nạo vét ao trung bình là 1.375.000 đồng/năm và cứ 2 năm nạo vét ao một lần và chi phí nhân công (thời gian cho cá ăn) trung bình là 4.448.437 đồng.
Qua kết quả điều tra hộ chăn nuôi thì chi phí mua cá giống trung bình là 2.300.000 đồng/năm và chi phí mua rau giống trung bình là 100.000 đồng/năm.
Chi phí mua thức ăn cho cá là 8.025.000 đồng/năm.
Vậy chi phí hàng năm là 16.248.438 đồng/năm.
Các khoản chi phí trên được trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Bảng Chi Phí Của Phương Pháp Xử Lý Bằng Ao Cá
Khoản mục Chi phí (đồng)
Chi phí đào ao 2.875.000
Chi phí hàng năm
Chi phí nạo vét 1.375.000
Chi phí nhân công 4.448.438
Chi phí mua cá 2.300.000
Chi phí mua rau 100.000
Chi phí mua thức ăn cho cá 8.025.000
Tổng chi phí 16.248.438
Nguồn: Tính toán tổng hợp 4.2.2. Ước tính lợi ích của từng phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo
a) Biogas kết hợp phân hữu cơ
Lợi ích của việc sử dụng biogas kết hợp phân hữu cơ gồm: Lợi ích tiết kiệm chất đốt, lợi ích dùng phân bón cho cây, lợi ích của bã thải. Những lợi ích này xuất hiện hàng năm.
Từ kết quả tính toán từ số liệu điều tra, lợi ích tiết kiệm được từ biogas trung bình là 1.366.667 đồng/năm.
49
Lợi ích làm phân bón = Chi phí mua phân hóa học khi không dùng phân heo – chi phí mua phân hóa học khi có dùng phân heo = 5.196.667 – 2.678.333 = 2.518.333 đồng/năm.
Theo kết quả tính toán lợi ích của bã thải trung bình là 51.667 đồng/năm.
Các khoản lợi ích trên được trình bày ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Bảng lợi ích hằng năm của phương pháp biogas kết hợp
Khoản mục Lợi ích (đồng)
Lợi ích tiết kiệm chất đốt 1.366.667
Lợi ích dùng phân bón cho cây 2.518.333
Lợi ích của bã thải 51.667 Tổng lợi ích hàng năm 3.936.667 Nguồn: Tính toán tổng hợp b) Phân hữu cơ
Lợi ích từ sử dụng chất thải chăn nuôi heo làm phân hữu cơ bón cho cây có hai lợi ích là lợi ích trực tiếp và gián tiếp.
- Lợi ích trực tiếp: Lợi ích bón phân cho cây = chi phí mua phân hóa học không dùng phân heo – chi phí mua phân hóa học khi có dùng phân heo = 24.105.000 – 12.766.667 = 11.338.333 đồng/năm.
- Lợi ích gián tiếp: Lợi ích từ tăng sản lượng cao su.
Cách xác định lợi ích do tăng sản lượng cây cao su:
Theo kết quả điều tra từ hộ chăn nuôi, khi bón phân heo cho cây cao su thì sản lượng mủ tăng 25%/ha.
Theo phỏng vấn chuyên sâu từ những hộ trồng cao su thì sản lượng trung bình trên một ha cao su là: 4.500 kg/năm.
> Tổng lợi ích tăng = 25% x 4500 x đơn giá trung bình/kg mủ
>Tổng lợi ích tăng = 25%*4500*8000 = 9.000.000 đồng/ha/năm.
Vậy với diện tích cây trồng là 13.140 m2 thì lợi ích do tăng sản lượng hàng năm là 9.291.000 đồng/năm.
Các khoản lợi ích trên được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Lợi Ích Hằng Năm Của Phương Pháp Làm Phân Hữu Cơ
Khoản mục Lợi ích (đồng)
Lợi ích từ việc bón phân 11.338.333
Lợi ích gián tiếp 9.291.000
Tổng lợi ích 20.629.333
Nguồn: Tính toán tổng hợp c) Ao cá
Lợi ích từ phương pháp xử lý phân heo làm thức ăn cho cá gồm các khoản lợi ích: tiết kiệm thức ăn cho cá, doanh thu từ bán cá, doanh thu từ bán rau.
Lợi ích từ tiết kiệm thức ăn cho cá = chi phí mua thức ăn cho cá khi không dùng phân heo – chi phí mua thức ăn cho cá có dùng phân heo = 17.437.500 – 8.025.000 = 9.412.500 đồng/năm.
Từ kết quả điều tra các hộ chăn nuôi: Doanh thu từ việc bán rau trung bình là 400.000 đồng/năm và doanh thu từ bán cá: 12.283.333 đồng/năm.
Các khoản lợi ích trên được trình bày ở bảng 4.9 Bảng 4.9. Lợi ích của phương pháp xử lý bằng ao cá
Khoản mục Lợi ích (đồng)
Tiết kiệm thức ăn cho cá 9.412.500
Doanh thu bán cá 12.283.333
Doanh thu bán rau 400.000
Tổng lợi ích hàng năm 22.095.833
Nguồn: Tính toán tổng hợp Chọn lựa suất chiết khấu:
Theo khoản 1 trong thông tin về hoạt động Ngân Hàng trong tuần phát hành 24/4/2009 đề tài chọn suất chiết khấu theo lãi suất ngân hàng là 10%. Dòng đời của các phương pháp xử lý chất thải là 15 năm.