Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành về công tác giảng dạy - huấn luyện; các sách, tạp chí, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến phương pháp và chương trình giảng dạy - huấn luyện cờ vua, các phần mềm cờ vua chuyên dụng và phương pháp khai thác cơ sở dữ điện tử trên mạng Internet phụ vụ giảng dạy, huấn luyện.
Đề tài luận án đã tham khảo 147 tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài, 13 tài liệu trên mạng Ỉternet. Đây là những tư liệu thu thập được từ Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nguồn tài liệu của Bộ môn Cờ và mạng Internet. Việc khai thác các tài liệu tham khảo được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu, nhằm định hướng mục tiêu, xác lập giả thuyết khoa học, giải quyết các nghiệm vụ nghiên cứu, lập luận và đưa ra những kiến giải, kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi và tọa đàm trực tiếp nhằm thu thập các thông tin nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên và sinh viên cờ vua trên phạm vi toàn quốc. Các phiếu phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở thu thập các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet để giảng dạy, huấn luyện cờ vua trong và ngoài nước hiện nay.
Thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi góp phần đánh giá thực trạng, cũng như lựa chọ các phần mềm cờ vua phù hợp để giảng dạy ở mỗi học phần với nội dung chương trình môn học. Để đạt được mục đích trên đề
54
tài đã tiến hành phỏng vấn 14 giảng viên đang và đã giảng dạy tại bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh; cùng các huấn luyện viên, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cờ vua tại các trung tâm huấn luyện các trường năng khiếu TDTT trên phạm vi cả nước... các nhà khoa học trong ngành TDTT và 58 sinh viên khóa ĐH 46, ĐH 47, ĐH 48 và ĐH49 trường Đại học TDTT Bắc Ninh đang theo học chuyên ngành cờ vua. Phần này đề tài trình bày ở bảng phụ lục 1.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát trực tiếp các giờ giảng dạy, huấn luyện của các giáo viên, huấn luyện viên với sự hỗ trợ của các phần mềm cờ vua và khai thác thông tin trên hệ thống dữ liệu trên mạng Internet, nhằm tìm kiếm thông tin và hoàn thiện phương pháp giảng dạy sinh viên cờ vua trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao trong giảng dạy. Mặt khác, phương pháp này còn giúp hoàn thiện quy trình ứng dụng các chương trình cờ vua chuyên dụng dùng trên máy tính đưa vào ứng dụng trong quá trình giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp này được sử dụng thông qua việc ứng dụng test đánh giá trình độ chuyên môn cờ vua bằng các phần mềm cờ vua và thi đấu trực tuyến trên mạng Internet thông qua webside Playchess.com nhằm xác định hệ số Elo của các đối tượng thực nghiệm.
Các chủ đề thực hiện test bao gồm:
Đòn phối hợp chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) Đòn phối hợp chiếu hết trong 3 nước đi (điểm) Đòn Thu hút (điểm)
Đòn Đánh lạc hướng (điểm) Tàn cuộc Tốt (điểm)
Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Xác định nước đi sai lầm (điểm) Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm)
55
Xử lý ưu thế (điểm)
Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm)
Mỗi một test theo các chủ đề trên được bao gồm 4 thế cờ khác nhau, mỗi một thế cờ tương ứng với 2,5 điểm. Mục đích, dụng cụ, thời gian thực hiện, thang điểm đánh giá và cách thức tiến hành như sau:
Mục đích: Nhằm đánh giá các kỹ năng khác nhau (theo chủ đề).
Dụng cụ: Bài kiểm tra (gồm các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, bút bi).
Thời gian thực hiện bài kiểm tra (4 test): 20 phút.
Thang điểm và cách đánh giá: Đánh giá theo thang điểm 10. Mỗi một thế cờ có điểm là 2,5. Nước đi tối ưu đạt 2,5 điểm. Các phương án khác hoặc nước đi kém hơn sẽ trừ 0,5 điểm
Cách tiến hành: Giảng viên thiết kế bài kiểm tra trên giấy theo các chủ đề, nội dung cụ thể, rõ ràng. Người được kiểm tra thực hiện theo yêu cầu cho trước của test, viết lại lời giải.
Nội dung cụ thể của các test kiểm tra được trình bày tại phụ lục 2 của luận án.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC, trên cơ sở thực nghiệm so sánh song song (nhóm thực nghiệm và đối chứng) trong thực tiễn nhằm kiểm chứng chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy - huấn luyện.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2013-2014 (42 giờ thực học và 18 giờ tự học), đề tài tiến hành ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy các học phần từ 1 đến 7 trên các khóa từ năm thứ nhất năm thứ tư.
Tham gia vào quá trình thực nghiệm là 58 sinh viên Khoa Giáo dục thể chất ở 4 khóa. Trong đó năm thứ nhất (khóa đại học 49) có 14 sinh viên, sinh
56
viên năm thứ 2 (khóa 48) có 16 sinh viên, sinh viên năm thứ 3 (khóa đại học 47) có 16 sinh viên và sinh viên năm thứ 4 (khóa đại học khóa 46) có 22 sinh viên.
Mỗi khóa được chia thành 2 nhóm, nhóm thực nghiệm và đối chứng. Cả hai nhóm đều tập luyện theo lịch trình chung của bộ môn. Nhóm đối chứng sử dụng các phương tiện dạy học mà bộ môn sử dụng, còn nhóm thực nghiệm được sử dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu Internet mà luận án đã lựa chọn.
2.1.6. Phương pháp toán thống kê
Phương pháp toán học thống kê được sử dụng với mục đích xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, các chỉ số thống kê sẽ được quan tâm là: số trung bình cộng (x); Phương sai (σ2); độ lệch chuẩn (σ); hệ số tương quan (r); nhịp tăng trưởng (Cv) tính theo công thức của S.Brody; chỉ số t-Student.
Số trung bình:
n x x
n
i
∑ i
= =1
Phương sai:
n x x
n
i
∑ i
=
−
= 1
2 2
) (
σ
Độ lệch chuẩn: σ = σ 2
Trong đó:
n xd = ∑d
;
2 2
2
−
= ∑ ∑
n d n
d
σd ; 2
d
d δ
σ = So sánh 2 giá trị trung bình quan sát:
b b a
a b a
n n
x t x
2
2 σ
σ +
= −
(với n < 30)
Nhịp độ tăng trưởng:
) % (
5 , 0
) (
100
2 1
1 2
V V
V W V
+
×
−
= ×
57
Trong đó: W: Nhịp độ phát triển (%).
V1: Kết quả kiểm tra lần trớc của các chỉ tiêu.
V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.
100 và 0,5: Các hằng số.
Xác định mức độ hài lòng bằng thang độ Liker
Phương pháp xác định mức độ hài lòng bằng thang độ Liker là phương pháp rất quan trọng. Theo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mức độ hài lòng được đánh giá với theo thang độ Liker, trong đó sự hài lòng được thể hiện các mức độ như sau:
Rất hài lòng - hoặc Rất tốt (5 điểm)
Hài lòng - hoặc Tốt (4 điểm)
Bình thường - hoặc Trung bình (3 điểm) Không hài lòng - hoặc Yếu (2 điểm) Rất không hài lòng - hoặc Kém (1 điểm)
Trong phân tích giá trị trung bình trong thang đo Liker, các nhà khoa học thường làm là thống kê mô tả một trong những thông số thông dụng là Mean – giá trị trung bình. Ở đây, nên hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà thang độ Liker sử dụng (thường là thang đo khoảng cách- interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n=(5-1)/5=0,8.
Dựa trên giá trị khoảng cách là 0,8 như vậy, các nhà khoa học đã chia ra các tiêu chuẩn đánh giá giá trị trung bình theo mức như sau:
1,00 - 1,80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng…
1,81 - 2,60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng…
2,61 - 3,40: Không ý kiến/ Trung bình…
3,41 - 4,20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…
4,21 - 5,00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…
58
Dựa trên phương pháp này, đề tài đã tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về CLĐT của Bộ môn và xác định mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng cán bộ về “sản phẩm đào tạo” của Bộ môn. Kết quả được chúng tôi trình bày cụ thể tại chương 3.
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0, Microsoft Excel.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet phục vụ giảng dạy, huấn luyện cờ vua.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Gồm 58 sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 14 giảng viên cờ vua và 48 chuyên gia, HLV cờ vua trên toàn quốc.
2.2.3. Kế hoạch tiến hành nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 12 năm 2015 và được chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu sau:
Giai đoạn 1. Từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012:
Xác định vấn đề nghiên cứu;
Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài;
Lập đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2. Từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2013:
Nghiên cứu thực trạng chương trình môn học chuyên ngành cờ vua (Mục tiêu đào tạo chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Nội dung chương trình chuyên ngành cờ vua ngành GDTC trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Phương pháp và phương tiện giảng dạy, kiểm tra chuyên
59
ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Tổ chức học tập môn học chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh);
Xác định các yếu tố đảm bảo cho quá trình dạy và học chuyên ngành cờ vua (Khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của bộ môn; Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên, sinh viên cờ vua ngành GDTC của bộ môn; Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phần mền cờ vua hiện nay của bộ môn và kết quả đào tạo, công tác đánh giá, lựa chọn test đánh giá trong các học kỳ).
Giai đoạn 3. Từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2015:
Tìm kiếm các phần mềm cờ vua chuyên dụng phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, cách thức khai thác những cơ sở dữ liệu điện tử trên hệ thống Internet phục vụ cho công tác giảng dạy;
Nghiên cứu lựa chọn các phần mềm cờ vua sử dụng trong giảng dạy sinh viên chuyên cờ vua ngành GDTC của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Xây dựng quy trình ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh;
Tổ chức ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong thực tiễn giảng dạy;
Đánh giá hiệu quả của các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Giai đoạn 4. Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015:
Công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học;
Viết và hoàn thiện luận án, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học;
Hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án;
Bảo vệ luận án ở Hội đồng cấp Khoa và Hội đồng cấp Trường.
60
CHƯƠNG 3