Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

1.1.4. Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò người định hướng dẫn dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã

hội. Nhà nước Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nên càng có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng, mục tiêu chiến lược mà cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Đảng đã xác định.

Mặt khác, vai trò điều tiết của nhà nước ta đối với nền kinh tế còn được xác định bởi chính các yếu tố: Nhà nước là chủ sở hữu phần lớn các nguồn vốn và tài sản trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước trực tiếp sỡ hữu các lĩnh vực chủ chốt nhất của nền kinh tế; các sản phẩm chủ yếu nhất của nền kinh tế vẫn do khu vực quốc doanh sản xuất và chi phối.[24]

Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn và được thể hiện trên các mặt sau đây:

a. Nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động cho sự phát triển của thương mại

Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương.

Đây chính là yếu tố quan trọng có tính thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.

b. Điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại

Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội.

Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã

hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.

c. Nhà nước tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh cho thương mại phát triển

Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt thể chế pháp lý, môi trường kinh tế, chính trị- xã hội, môi trường kỹ thuật - công nghệ, tại đây có thể hiểu rằng Nhà nước đã tạo lập một môi trường có định hướng, có hướng dẫn cho hoạt động phát triển của ngành thương mại.

Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiếu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường.

d. Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước

Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý như: đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm, ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Quản lý trực tiếp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước để giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.

Qua đây ta nhận thấy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng XHCN. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các DNNN, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo

sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thông qua thành phần kinh tế nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với nhịp độ cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)