2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ
Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dƣỡng lợn con ở thời kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao ở lợn con.
+ Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải được vệ sinh trước khi lợn mẹ đẻ.
Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần phải có đèn sưởi để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng.
Nền cứng hoặc sàn thƣa khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 - 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 27oC cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [4], nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ 30 - 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của lợn con.
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [14], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm khả năng đáp phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
Thường thì trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và có mật độ cao cho nên lợn thường cắn nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi.
Việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ.
Dùng kìm điện cắt sát khấu đuôi sao cho để lại 2,5 - 3 cm. Cắt xong dùng cồn iot 70o để sát trùng.
Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc bấm răng nanh cũng tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây tổn thương bầu vú cho lợn mẹ khi bú, làm giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ. Khi cắt răng nanh, người cắt tránh không gây tổn thương phần lợi hoặc lưỡi của lợn con, ngoài ra người cắt cũng nên cẩn thận không để nanh gẫy bắn vào mắt mình.
Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến trong khoảng từ 5 – 7 ngày tuổi. Cần sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2013) [12], bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm chủ yếu xảy ra ở lợn con 2-4 tháng tuổi. Đặc trƣng của bệnh là do vi khuẩn tác động vào bộ máy tiêu hóa gây nên triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già.
+ Tiêm phòng:
Khi lợn con đƣợc 20 ngày tuổi nên tiêm phòng những loại vắc xin:
- Salmonella (2 ml/con) phòng bệnh phó thương hàn.
- Giai đoạn lợn đƣợc 45 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin dịch tả.
- Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và đóng dấu.
Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ đƣợc cân và đánh số ở các giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này.
* Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi
Bình thường khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trước và lợn con đẻ liền kề 5 - 10 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải đƣợc lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - rốn - bốn chân, cho vào ổ úm sau khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 35oC. Lợn nái đẻ xong con cuối cùng tiến hành bấm nanh, cắt rốn, cố định đầu vú cho lợn con mục đích là tạo điều kiện để đàn lợn con phát triển đồng đều.
* Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi
Trong thời gian này nói chung ổ lợn con đã bú thành thạo và rõ ràng đã bước vào giai đoạn khởi động tốt trong thời gian này việc chăm sóc quản lý rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến lợn đực con và cắt đuôi. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu nó vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhƣng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9], một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50mg sắt nhƣng lợn con chỉ nhận đƣợc lƣợng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lƣợng sắt tối thiểu 200 - 250mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc hội chứng tiêu chảy.
Nhu cầu sắt cho lợn con mỗi ngày cần 7 - 16 mg hoặc 21 mg/kg tăng khối lƣợng duy trì hemoglobin (hồng cầu) trong máu, sắt dự trữ cho cơ thể tồn tại và phát triển. Lƣợng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu sắt của nhu cầu lợn con, triệu chứng điển hình của thiếu sắt ở lợn con là thiếu máu, hàm lƣợng hemoglobin giảm, da lợn con màu trắng xanh, đôi khi tiêu chảy, phân trắng, chậm lớn, có khi chết.
* Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa
Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn, nó khỏe mạnh hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã đƣợc 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lƣợng này là tăng khối lƣợng có hiệu quả, do đó ta cần phải hạn chế và tránh những yếu tố stress cho lợn con.
Một cách để đạt năng suất tối đa là tập cho lợn con ăn càng sớm càng tốt.
Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm, lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh ở tuổi này và cần nhận được thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó, trong giai đoạn này nội ký sinh trùng là vấn đề ở phần lớn các trại lợn và sự phá hoại do ký sinh trùng gây ra có thể bắt đầu từ rất bé. Yếu tố chăm sóc, quản lý chủ yếu cuối cùng của việc nuôi lợn con theo mẹ là cai sữa, tuổi cai sữa lợn con có thể thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn. Nói chung lợn con có thể cai sữa bất cứ khi nào những lợn con càng bé càng đòi hỏi sự quản lý càng tốt hơn. Để thực hiện cai sữa đƣợc đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa lợn con:
+ Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5 kg.
+ Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những ổ đông con.
+ Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể.
+ Số lƣợng trong 1 ngăn là 30 con hoặc ít hơn, nếu đƣợc.
+ Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra tiêu chảy sau cai sữa.
+ Cứ 4 - 5 lợn con thì đặt 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp đặt 2 vòi nước uống.
+ Cho thuốc vào nước uống nếu tiêu chảy.
2.2.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ
* Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con:
Lợn con đẻ ra cần đƣợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhƣng có ý nghĩa lớn nhất đối với lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con bú cùng lúc. Nếu lợn mẹ chƣa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [15], lợn con mới đẻ lƣợng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp thu đƣợc nhiều hay ít từ lợn mẹ.
Theo Trần Thị Dân (2008) [6], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhƣng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lƣợng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch nhƣ bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… đƣợc tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là hội chứng tiêu chảy.
Sữa đầu có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng rất cao. Hàm lƣợng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với bình thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng γ-globulin mà sữa thường không có, γ-globulin có tác dụng giúp cho lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật,. Ngoài ra, M++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các chất cặn bã (phân su) trong quá trình tiêu hóa phát triển thai để hấp thu chất dinh dƣỡng mới. Nếu không nhận đƣợc Mg++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.
Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu, theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lƣợng sữa tiết ra ở các vú phần ngực nhiều hơn vú ở phần bụng, mà lợn con trong ổ thường con to, con nhỏ không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thường tranh bú ở những vú trước con ngực có nhiều sữa hơn và dẫn tới tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp, có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú, nên ƣu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú phía trước ngực. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ bắt từng con cho bú nhiều lần trong một ngày (7 - 8) lần, làm liên tục trong 3 - 4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí mới thôi. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ.
Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen tự bú ở các vú quy định cho nó, lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngƣợc lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí liên tục thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn.
Theo Duy Hùng (2011) [11], vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm nanh cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vú bị viêm. Dùng các phương pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng bị sưng.
* Bổ sung sắt cho lợn con
Trong những ngày đầu, khi lợn con chƣa ăn đƣợc, lƣợng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần đƣợc bổ sung thêm sắt.
Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con 30 ngày đầu sau đẻ là 30 x 7 mg/
ngày = 210 mg. Trong đó, lƣợng sắt cung cấp từ sữa chỉ đạt 1 - 2mg/ ngày (36 - 60 mg/30 ngày), lƣợng sắt thiếu hụt cho một lợn con khoảng 150 - 180 mg, vì vậy mỗi lợn con cần cung cấp thêm lƣợng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp thêm 200 mg.
Nên tiêm sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 200mg là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 200mg sắt tiêm 2 lần. Lần 1: 3 ngày tuổi tiêm 100mg, lần 2: 10 - 12 ngày tuổi tiêm 100mg.
Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lƣợng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, nhợt nhạt, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị chết.
Để loại trừ hiện tƣợng thiếu sắt cần bổ sung kịp thời cho lợn con bằng cách tiêm, cho uống hoặc cho ăn.
Đƣa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả nhất. Nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri - Dextran. Ferri - Dextran là hợp chất có phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách thức sử dụng:
- Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, với liều lƣợng 200 mg sắt (Fe - Dextran) cho 1 lợn con.
- Cách 2: Tiêm lần 2: lần thứ nhất 100mg vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất. Cũng với liều lƣợng 100 mg cho 1 lợn con.
Để ngăn ngừa hiện tƣợng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung thêm vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 500mg). Nếu thiếu vitmin E thì cần cung cấp 20 - 30 mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con.
- Cách tiêm sắt cho lợn con
Dùng 1 bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim tiêm 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm dùng kim 9, dài 1 cm để tiêm. Sắt tiêm quá liều có thể gây hại, thậm chí có thể gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở trên nhãn sản phẩm, không cần thay hay sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song điểm tiêm nếu bẩn nên lau bằng nước sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng kim tiêm và tiêm 1 lần tạo điều kiện vệ sinh hơn.
Nên tiêm vào cổ, không nên tiêm ở mông vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân lợn thịt khi mổ bán. Có thể tiêm sắt vào cơ bắp hoặc tiêm vào dưới da. Cẩn thận không tiêm vào phần xương sống. Khi tiêm cần giữ mũi tiêm một lúc để tránh hoặc giảm lượng thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được ở phía trước chân trước.
* Tập cho lợn ăn sớm:
- Mục đích:
+ Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lƣợng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.
+ Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lƣợng.
+ Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế đƣợc các bệnh đường ruột của lợn con.
+ Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
+ Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.
+ Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm.
- Phương pháp tập ăn sớm:
Khi lợn con đạt 7 - 10 ngày tuổi, ta nên tiến hành cho lợn con làm quen với thức ăn. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu nành đƣợc rang xay để tạo mùi thơm. Phải cho lợn con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại thực liệu thông thường để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp.
2.2.4. Cai sữa cho lợn con
* Điều kiện cai sữa cho lợn con:
- Phải chủ động thức ăn, thức ăn cần phải có phẩm chất tốt, giá trị dinh dƣỡng cao, cân đối.
- Sức khỏe của lợn con và lợn mẹ phải tốt.
- Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn.
- Cần phải có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật.
- Người chăn nuôi phải có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao.