2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.4. Cai sữa cho lợn con
* Điều kiện cai sữa cho lợn con:
- Phải chủ động thức ăn, thức ăn cần phải có phẩm chất tốt, giá trị dinh dƣỡng cao, cân đối.
- Sức khỏe của lợn con và lợn mẹ phải tốt.
- Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn.
- Cần phải có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật.
- Người chăn nuôi phải có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao.
* Các hình thức cai sữa:
- Cai sữa thông thường: Cai sữa từ 42 - 60 ngày tuổi.
+ Ƣu điểm: Lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt tốt hơn nên chăm sóc dễ dàng hơn.
+ Nhƣợc điểm: Khả năng sinh sản thấp, chi phí cho 1kg khối lƣợng lợn con cao, tỷ lệ hao mòn lợn mẹ lớn hơn.
- Cai sữa sớm: Cai sữa từ 21 đến 28 ngày tuổi.
+ Ƣu điểm: Nâng cao sức sinh sản của lợn nái (nâng cao số lứa đẻ lên 2,33 lứa so với 2,19 lứa), tránh đƣợc một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, giảm chi phí thức ăn/1kg tăng khối lƣợng lợn con (20% so với cai sữa thông thường), giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dƣỡng phải nhiệt tình với công việc và có nhiều kinh nghiệm.
* Kỹ thuật cai sữa:
Cần tiến hành từ từ:
+ Ngày đầu: Tách mẹ từ 7 giờ sáng, buổi trƣa cho về với lợn con, 13 giờ tách lợn mẹ đến 17 giờ lại cho lợn mẹ về với lợn con.
+ Ngày thứ 2: Buổi sáng tách lợn mẹ đi, buổi chiều 17 giờ cho lợn mẹ về với lợn con.
+ Ngày thứ 3: Buổi sáng tách hẳn lợn mẹ với lợn con, không gây ảnh hưởng tới lợn con.
- Trước cai sữa 2 - 3 ngày cần giảm số lần bú của lợn con.
- Giảm thức ăn cho lợn mẹ trước khi cai sữa 1 - 2 ngày.
- Chế độ ăn đối với lợn con:
+ Tỷ lệ sơ trong khẩu phần thấp: Khả năng tiêu hóa chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ ở trong khẩu phần ăn cao thì lợn con sinh trưởng phát triển
chậm, tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5 - 6 %. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của lợn để nâng cao sức khỏe.
+ Có tỷ lệ ăn thích hợp: Lợn con ở giai đoạn này cần có dinh dƣỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lƣợng thức ăn tinh bột cao, lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho lợn con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần.
+ Có tỷ lệ nước thích hợp: Nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dƣỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh.
Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn tinh : thô phải thích hợp, cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5l nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1 : 1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do.
Ngoài ra chúng ta còn bổ sung khoáng vi lƣợng nhƣ Mn, Co, Cu, Mg, Fe,... và bổ sung cho lợn những chế phẩm vitamin - khoáng.
+ Phương pháp cho lợn con ăn:
Cho ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, cho ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho lợn con ăn.
Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa.
Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và hạn chế đƣợc lợn con mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng.