Trong thời gian thƣ̣c tâ ̣p ta ̣i tra ̣i l ợn công ty , bằng kiến thƣ́c đã ho ̣c , cùng với sự giúp đỡ c ủa các cán bộ kĩ thuật, tôi đã tiến hành chẩn đoán và
điều tri ̣ mô ̣t số bê ̣nh xảy ra ta ̣i tra ̣i. Cụ thể sau:
* Bệnh viêm khớp ở lợn con
Nguyên nhân: Bệnh do cầu khuẩn Streptococcus gây viêm khớp cấp và mãn tính ở lợn các lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở lợn con nơi bệnh được phân loại nhƣ một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
Thông thường ở lợn khỏe, vi khuẩn Streptococcus cư trú ở hạch amidal, ở mũi. Khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của lợn giảm, bệnh dễ phát sinh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh rất thấp chỉ < 5%.
Triệu chứng:
Lợn con 3 đến 4 ngày tuổi đi khập khiễng, khớp chân sƣng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh, tử vong thường xảy ra lúc 2 đến 5 tuần tuổi. Thường thấy xảy ra ở các vị trí nhƣ cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tƣợng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sƣng, sờ nắn có phản xạ đau.
Điều trị:
Pendistrep LA: 1 ml/con.
Dexa: 1ml/con.
Điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày
+ Kết quả: Điều trị 432 con, khỏi 407 con, đạt tỷ lệ 94,21%
* Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn con PED Nguyên nhân
Nguyên nhân nội tại
Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chƣa hoàn thiện. Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus nhân lên ở ruột non ăn mòn lớp vi nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, không tiêu hóa đƣợc thức ăn làm con vật ói và tiêu chảy có sữa chƣa tiêu nên phân và dịch ói có màu vàng nhạt hoặc đậm
- Do gia súc mẹ
Lợn mẹ không đƣợc nuôi dƣỡng đầy đủ khi mang thai cũng nhƣ trong giai đoạn đang nuôi con. Nhƣng khi cho lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng thì cũng làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của lợn con.
Trong thời gian mang thai, lợn nái không tiêm phòng vaccine chống các bệnh như: dịch tả, phó thương hàn, Parvovirus… thì lợn con sinh ra dễ mắc hội chứng tiêu chảy hơn. Những lợn nái hậu bị mang thai thì heo con sinh ra dễ mắc bệnh Porcine Epidemic Diarrhoea hơn
Trong thời gian nuôi con, lợn mẹ bị mắc một số bệnh nhƣ: viêm vú, viêm tử cung, kém sữa… thì sau khi sinh sẽ lây nhiễm vi khuẩn vào đường tiêu hóa lợn con. Hoặc lợn mẹ động dục trở lại sớm sẽ là một nguyên nhân làm số lƣợng và chất lƣợng sữa giảm vì thế bệnh sẽ dễ xảy ra.
- Nguyên nhân ngoại cảnh
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của lợn.
Đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chƣa ổn định và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chƣa hoàn thiện. Vì vậy, lợn con là đối tƣợng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích ngi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thời tiết thay đổi đột ngột cụ thể là yếu tố nóng, lạnh, khô, ẩm không ổn định hoặc không thích hợp với nhu cầu sinh lý của lợn con đều là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh PED trên lợn con.
- Do chăm sóc, quản lý
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt cũng ảnh hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh nhƣ: lợn con không đƣợc bú sữa đầu, cắt rốn, bấm nanh không đúng kỹ thuật, úm lợn con không đảm bảo nhiệt độ,bổ sung sắt không đƣợc thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn đến tiêu chảy.
+ Triệu chứng: Heo con theo mẹ: bú ít hoặc bỏ bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, và ói mửa ra sữa không tiêu, do đó heo con sụt cân nhanh do mất nước, trở nên gầy ốm, đi xiêu vẹo, phân trắng dính bết ở hậu môn, da nhăn, lông dài, thân nhiệt giảm vì vậy triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ cho ấm.
Heo con cai sữa: heo con bỏ ăn, nôn, nằm chồng lên nhau, heo gầy nhanh, có phân bết ở hậu môn.
Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những heo con này mất nước nặng → heo lạnh, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng heo mẹ. Chúng sẽ chết trong vòng 3-4 ngày do mất nước. Khi chết, xác heo gầy kèm theo các triệu chứng nhƣ mắt lõm sâu.
Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại + Phòng bệnh:
+ Điều trị:
Bệnh Ped do viruscorona gây ra nên không thể dùng thuốc kháng snh để điều chỉ mà chúng ta chỉ có thể dùng thuốc bổ trợ giúp tăng sức đề kháng cho heo con như Ade – B.Complex, chống mất nước như Oserol, Md Electrolytes, dùng các thuốc làm giảm tiêu chảy nhƣ Nor 100, Paxxel kháng sinh uống và tiêm kết hợp với bổ sung đường glucose 5%, điện giải, vitamin…
Amoxicol: hòa tan 100 g thuốc bột Amoxicol với 200 ml nước ấm, cho uống 2 ml/con cho lợn con từ 1 đến 3 ngày tuổi.
Paxxcell: pha 4g thuốc bột với 400 ml nước cất, tiêm bắp, 1 ml/con/ngày cho lợn con từ 3 ngày tuổi đến cai sữa.
Nor - 100: tiêm bắp, 1 ml/con/ngày đối với lợn con trên 10 ngày tuổi.
Cho uống liên tục trong 3 ngày.
+ Kết quả: điều trị cho 2836 con, khỏi bệnh 892 con, đạt tỷ lệ 31,45%.
* Bệnh viêm phổi ở lợn con
Nguyên nhân: bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp.
Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con khỏe và con mắc bệnh.
Triệu chứng: lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi bị xua đuổi lợn mới ho hoặc ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối, nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc tăng nhẹ.
Điều trị:
Tylogenta: 1,5 ml/con, tiêm bắp ngày 2 lần Điều trị trong 3 ngày.
+ Kết quả: điều trị cho 417 con, khỏi 397 con đạt tỷ lệ 95,20%.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong thời gian thực tại trại.
STT Tên bệnh Thuốc
Cách dùng
Liều lƣợng
Số con điều trị
(con)
Số con khỏi (con)
Tỷ lệ (%)
1
Hội chứng Tiêu chảy
cấp
Amoxicol Paxxcell Nor-100 Vitamin Glucose 5%
Cho uống
1ml/con, tiêm bắp 1ml/con, tiêm bắp Cho uống
Cho uống
2836 892 31,45
2 Bệnh viêm khớp
Pendistrep LA Dexa
1ml/con, tiêm bắp
1ml/con, tiêm bắp 432 407 94,21 3 Bệnh viêm
phổi Tylogenta 1,5ml/con,tiêm
bắp 417 397 95,20
Bảng 4.7 cho thấy: Kết quả điều trị 2836 con lợn con mắc bệnh tiêu chảy cấp thì có 892 con khỏi đạt tỷ lệ 31,45 %; Điều trị bệnh viêm khớp 432 con thì có 407 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ 94,21 %; Điều trị 417 con mắc bệnh viêm phổi thì có 397 con khỏi bệnh chiếm 95,20%.
Nhƣ vậy, kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi đạt khá cao từ 31,45 % đến 95,20 %. Trong đó cao nhất là bệnh viêm phổi đạt 95,20% và thấp nhất là bệnh bệnh tiêu chảy cấp ở lợn con đạt kết quả thấp nhất là 31,45 %, 68,55% số lợn con không khỏi và ốm , yếu không có khả năng hồi phục đều đƣợc loại thải để trành lây lan bệnh và tiết kiệm chi phí,.