Thực trạng của việc thiết kế tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn toán 4 (2018) (Trang 25 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 4

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế hệ thống tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4

1.2.2. Thực trạng của việc thiết kế tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4

* Mục đích điều tra

Điều tra thực trạng của việc thiết kế tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4:

- Khảo sát ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng và vai trò của việc thiết kế các tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn Toán 4;

- Đánh giá mức độ của việc sử dụng các tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4.

* Đối tượng điều tra

Tiến hành thăm dò ý kiến của 32 giáo viên môn Toán tại các trường Tiểu học ở một số tỉnh thành trong năm học 2016 - 2017.

Bảng 1. Số lượng giáo viên tham gia điều tra thực trạng

STT TÊN TRƯỜNG SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN

1 Trường Tiểu học Xuân Hòa 10

2 Trường Tiểu học Hùng Vương 12

3 Trường Tiểu học Uy Nỗ 10

Tổng 32

* Phương pháp điều tra

- Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của giáo viên;

- Dự giờ, trao đổi, thu thập thông tin, ý kiến của các giáo viên môn Toán ở một số trường Tiểu học;

- Trao đổi, tiếp xúc với học sinh các khối lớp 4, đồng thời nghiên cứu vở ghi chép và bài làm của học sinh để nắm được điều kiện, tâm tư, tình cảm, nhu cầu, khả năng và phương pháp học tập môn Toán của học sinh;

- Thống kê, xử lí số liệu và phân tích, tổng hợp ý kiến.

* Kết quả điều tra

Bảng 2. Ý kiến giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy học môn Toán bằng các tình huống nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Tầm quan trọng

Rất quan trọng

Quan

trọng Bình thường Ít quan trọng

Không quan trọng

Tỉ lệ % 30,26 33,89 20,01 9,8 5,95

Dựa vào bảng trên, ta thấy đa phần giáo viên đều ý thức được việc dạy học môn Toán bằng các tình huống nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là quan trọng. Cụ thể: rất quan trọng chiếm 30,26%, quan trọng 33,89%.

Bảng 3. Ý kiến giáo viên về vai trò của việc dạy học môn Toán bằng các tình huống nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

STT Vai trò Số lượng

giáo viên

Tỉ lệ

1 Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn 29 90,625%

2 Tăng cường tính thực tiễn của môn

học 26 81,25%

3 Kích thích hứng thú tìm tòi, yêu

thích bộ môn 22 68,75%

4 Tạo không khí học tập sinh động,

tránh sự nhàm chán 24 75%

5 Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn 22 68,75%

6 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm,

giao tiếp, học hỏi lẫn nhau 21 65,625%

7 Kĩ năng trình bày, bảo vệ và phản

biện ý kiến 22 68,75%

8 Giúp giáo viên tiếp thu được 23 71,875%

những kinh nghiệm và giải pháp mới từ phía người học

9 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng

giải quyết vấn đề 22 68,75%

10 Rèn luyện cho học sinh thái độ học

tập tích cực 23 71,875%

Đa số giáo viên khẳng định: Đây là phương pháp giúp cho học sinh nhớ bài lâu hơn (90,625%), tăng cường tính thực tiễn của môn học (81,25%) và tạo không khí học tập (75%).

Bảng 4. Mức độ của việc sử dụng tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn Toán 4

Mức độ Không

bao giờ

Hiếm khi

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tỉ lệ % 34,95 22,57 29,55 12,93

Theo số liệu thống kê thu được, việc sử dụng phương pháp dạy học tình huống tuy được các giáo viên lựa chọn nhưng tình huống nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh chưa được áp dụng nhiều vào trong giảng dạy của giáo viên Toán, cụ thể là 34,95% giáo viên không bao giờ sử dụng, 22,57% giáo viên ít khi sử dụng so với 29,55% giáo viên thường xuyên sử dụng và 12,93% giáo viên rất thường xuyên sử dụng.

1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng thiết kế tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trong đó, một vài nguyên nhân tiêu biểu như:

- Giáo viên không có nhiều thời gian đầu tư;

- Việc tìm các tư liệu khó khăn, hạn chế;

- Giáo viên chưa quen với việc thiết kế tình huống;

- Ngại đổi mới;

- Chưa có những cuộc tập huấn, đào tạo chuyên sâu về kĩ năng thiết kế tình huống cho giáo viên.

Chính những nguyên nhân đó trở thành những rào cản cho giáo viên trong việc thiết kế tình huống dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Kết luận chương 1

Trong chương này, tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đặc điểm học sinh lớp 4; các vấn đề về tình huống dạy học và dạy học tình huống, năng lực hợp tác; mối quan hệ giữa dạy học tình huống và năng lực hợp tác. Đồng thời, nghiên cứu đặc điểm môn Toán lớp 4; thực trạng và nguyên nhân của việc thiết kế tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4.

Qua việc nghiên cứu, tôi thấy được việc thiết kế hệ thống tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Toán 4 là cần thiết. Nó không những giúp quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao mà còn giúp học sinh phát triển năng lực của bản thân. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn là căn cứ để đề xuất hệ thống tình huống dạy học ở chương 2.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học môn toán 4 (2018) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)