Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.3. Định hướng dạy học nội dung đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4
1.1.3.1. Mục tiêu dạy học nội dung đại lượng và đo đại lượng lớp 4
Đại lƣợng là một khái niệm trừu tƣợng. Để nhận thức đƣợc khái niệm đòi hỏi HS phải có khả năng trừu tƣợng hóa, khái quát hóa. Việc lĩnh hội khái niệm đại lƣợng phải trải qua một quá trình với các mức độ khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau.
Dạy học đại lượng đo lường nhằm làm cho HS nắm được bản chất của phép đo lường, đó là biểu diễn giá trị của đại lượng bằng số. Dạy học đại lượng đo lường nhằm giới thiệu cho HS những khái niệm ban đầu, đơn giản về các đại lượng thường gặp trong cuộc sống, HS nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lƣợng, hệ thống các đơn vị đo đại lƣợng, sử dụng các công cụ đo, biểu diễn kết quả đo, chuyển đổi các số đo, kĩ năng thực hiện các phép tính số học trên số đo đại lƣợng. Đồng thời dạy học nội dung này nhằm củng cố các kiến thức có liên quan đến môn Toán, phát triển năng lực thực hành, tƣ duy của HS.
1.1.3.2. Nội dung đại lượng và đo đại lượng lớp 4 a. Độ dài
- Độ dài đêcamét, hectômét
- Bảng đơn vị đo độ dài. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thông dụng
- Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông b. Diện tích
- Xentimet vuông, đêximet vuông, milimet vuông, mét vuông, kilômet vuông. Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi
- Thực hành chuyển đổi một số đơn vị đo thông dụng
- Mối quan hệ giữa m2 và cm2; m2 và km2 c. Khối lượng
- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lƣợng - Yến, tạ, tấn
- Kilôgam, gam
- Các phép tính cộng trừ các số đo khối lƣợng có một đơn vị đo, các phép tính nhân, chia số đo khối lƣợng với một số
- Thực hành chuyển đổi một số đơn vị đo thông dụng - Bảng đơn vị đo khối lƣợng
d. Thời gian
- Đo thời gian: Giây, thế kỉ
- Thực hành chuyển đổi một số đơn vị đo thông dụng
- Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày.
- Ôn tập đo thời gian
Thực hành đổi đơn vị đo đại lƣợng (cùng loại), tính toán với các số đo.
Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ƣớc lƣợng các số đo
1.1.3.3. Đặc điểm nội dung các yếu tố đại lượng và đo đại lượng lớp 4 Các kiến thức về đại lƣợng và phép đo đại lƣợng ở bậc Tiểu học trong chương trình Toán học được trình bày dưới dạng hình thành khái niệm phép đo trước rồi sau đó mới hình thành khái niệm đại lượng. Cách trình bày như này không tuân theo sự phát triển lôgic của khái niệm nhƣng thuận lợi về mặt sƣ phạm, nó phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học, đặc biệt là HS lớp 4.
Các đại lượng không sắp xếp thành từng chương riêng mà sắp xếp xen kẽ với các vòng số và đƣợc mở rộng cùng với sự mở rộng của các vòng số.
Điều này thuận lợi cho việc dạy và củng cố kiến thức số học. Việc dạy đại
lượng này củng cố các kiến thức về phép đếm, giúp HS từng bước hoàn thiện hiểu biết về số tự nhiên. Việc dạy học các đơn vị đo củng cố kiến thức về hệ đếm thập phân và mối quan hệ giữa các đơn vị đếm. Việc dạy học các phép tính trên các đại lƣợng cũng củng cố kĩ năng tính toán, thực hành giải toán cũng nhƣ củng cố các tính chất của phép tính số học. Các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng được đưa vào chương trình Toán học từ đơn giản đến phức tạp thông qua những ví dụ cụ thể và vốn hiểu biết của HS. Ở giai đoạn lớp 4 HS đƣợc học đƣợc học những đại lƣợng trừu tƣợng hơn nhƣ là diện tích, thời gian và những đơn vị đo lường khác nhau.
1.1.3.4. Đặc điểm của học tập qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học đo đại lượng
Dạy đo đại lƣợng là dạy về những vấn đề liên quan đến đời sống, gắn với thực tiễn. Nội dung của phần đo đại lƣợng rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế của HS. Đây là cơ hội thuận tiện để HS trải nghiệm ở những mức độ khác nhau. Ở lớp 4 có các loại đại lƣợng cơ bản nhƣ: đại lƣợng độ dài, đại lƣợng khối lƣợng, đại lƣợng thời gian… Thông qua hoạt động trải nghiệm HS đƣợc trực tiếp sử dụng các công cụ đo, đơn vị đo độ dài. Dựa vào những kinh nghiệm đã có sẵn cùng với việc thực hành, HS hình thành những kiến thức mới. Kinh nghiệm học tập của các em sẽ đƣợc hình thành qua việc trải nghiệm trong những môi trường cụ thể. Trong những hoạt động đó, GV là người tổ chức, hướng dẫn các em vận dụng những kinh nghiệm có sẵn để hình thành kiến thức mới. Như vậy, học tập qua trải nghiệm là một quá trình diễn ra liên tục khởi nguồn từ kinh nghiệm
Trong học tập qua hoạt động trải nghiệm HS đƣợc trực tiếp sử dụng các dụng cụ cân, dụng cụ đo độ dài, các giác quan của HS đƣợc huy động tối đa để khám phá, tìm tòi những cái mới. HS sẽ hào hứng hơn khi các em không phải quan sát bằng tranh ảnh trong SGK mà đƣợc thực hành với vật thật, đƣợc
tự tay cân một vật gì đó hoặc đo một vật. Chính vì thế mà khi học các em phải vận dụng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, các giác quan khác nhau và huy động sự tập trung cao, do đó các kĩ năng thực hành, xử lí tình huống, các hành vi sẽ đƣợc bộc lộ rõ hơn. HS sẽ tự tin hơn, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Qua đây có thể thấy học tập qua hoạt động trải nghiệm là quá trình đòi hỏi người học huy động tất cả những tri thức, kĩ năng, thái độ của bản thân để giải quyết các tình huống nảy sinh.
Trong khi tham gia học tập qua hoạt động trải nghiệm để tìm kiếm những kiến thức mới, HS có thể sai hoặc nhầm lẫn ở một số khâu nhƣ ở phần phân tích, so sánh hay vận dụng kinh nghiệm. Tuy nhiên điều đó không đáng lo ngại, vì chính những nhầm lẫn đó sẽ là chất xúc tác để các em đi tìm một cách giải quyết khác, phân tích theo cách khác để giải quyết vấn đề đƣợc giao.
Và những nhầm lẫn đó sẽ là kinh nghiệm để lần sau khi thực hành các em sẽ không mắc phải và có cách khắc phục. Chính vì thế, GV phải luôn động viên, khích lệ các em trải nghiệm, tự hình thành những kiến thức mới và biết chấp nhận những sai lầm trong quá trình trải nghiệm. Vì vậy học tập qua hoạt động trải nghiệm chính là việc học tập thông qua những sai lầm.