Biện pháp 3: Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học một số yếu tố đại lượng và đo lường ở lớp 4 bằng học tập trải nghiệm (2018) (Trang 53 - 61)

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC YẾU TỐ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG Ở LỚP 4 BẰNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

2.2. Đề xuất các biện pháp

2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh

Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết các nhiệm vụ ở thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi sự hợp tác của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi GV là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với HS. GV chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em.

Và ngƣợc lại HS chỉ có tin yêu GV, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính GV và bạn bè trong lớp những suy nghĩ của mình.

2.2.3.1. Kĩ năng làm việc nhóm 2.2.3.1.1. Kĩ năng thành lập nhóm

GV hướng dẫn HS trước tiên hãy dựa vào khối lượng công việc được giao, nội dung cần thảo luận, không gian cần thảo luận để phân chia nhóm sao cho hợp lí. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong lớp học thì có thể chia lớp theo nhóm đôi, nhóm ba và nhóm bốn để các em hoạt động cho sôi nổi, thoải mái, thuận tiện trong việc di chuyển trong lớp. Còn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời với khối lƣợng công việc lớn hơn thì có thể chia lớp thành các nhóm lớn hơn như nhóm chín, nhóm mười người.

2.2.3.1.2. Kĩ năng lập kế hoạch nhóm

GV hướng dẫn nhóm trưởng điều hành nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm cho rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm phải nắm được công việc mình cần thực hiện, chủ động, tích cực và có định hướng trong công việc của mình cũng nhƣ công việc của nhóm. Mỗi HS phải luôn xác định đƣợc mình là ai và đóng vai trò gì trong nhóm để từ đó đứng ra đảm nhận những công việc phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Trong bản kế hoạch đòi hỏi phải có thứ tự các công việc cần làm, nội dung công việc, các bạn trong nhóm đảm nhận những việc gì và thời gian hoàn thành công việc để báo cáo với nhóm trưởng

2.2.3.1.3. Kĩ năng tổ chức công việc

Kĩ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của nhóm trưởng, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị gián đoạn vì bất cứ lí do gì. Đồng thời GV hướng dẫn các em đưa ra những nội quy, nguyên tắc để các bạn trong nhóm thực hiện và tuân theo một cách nghiêm túc để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao một cách tốt nhất. GV yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm, làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng, lắng nghe các bạn bày tỏ ý kiến không ngắt quãng, không nói chuyện riêng trong giờ thảo luận và tích cực bày tỏ ý kiến của bản thân. Khi được giao việc GV hướng dẫn các em phải biết cách tiến hành công việc sao cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với các bạn khác, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ và thời gian. Tùy vào khối lượng công việc mà hướng dẫn các em phân chia như sau:

Nhóm trưởng là người điều hành nhóm, một bạn đảm nhận việc báo cáo thời gian để cả nhóm biết mình còn bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc, một bạn làm thƣ kí phụ trách việc ghi chép kết quả sau khi đã thống nhất ý

kiến, một người phụ trách việc báo cáo thuyết trình trước lớp và tất cả các thành viên trong nhóm đều suy nghĩ tham gia đóng góp ý kiến.

2.2.3.1.4. Kĩ năng hợp tác, chia sẻ

Trong hoạt động nhóm, một điều quan trọng quyết định đến sự thành công của cả nhóm là sự chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Người GV hướng dẫn các em thảo luận, chia sẻ 1 cách có hiệu quả bằng cách:

Yêu cầu các bạn lắng nghe từng thành viên chia sẻ, trong đó các thành viên trong nhóm diễn đạt vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục. Các em hãy biết phản biện lại ý kiến của các bạn khi theo mình ý kến đó chƣa đúng hoặc còn thiếu sót và có thể bổ sung cho bạn, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình và biết tiếp thu ý kiến, cùng nhau tập trung suy nghĩ trước những vấn đề khó, các thành viên trong nhóm cùng tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thành bài, giải quyết vấn đề. Và khi chia sẻ đòi hỏi phải có kĩ năng thuyết trình tốt cho các nhóm và cô giáo hiểu, đó chính là một điểm cộng cho mỗi nhóm khi thuyết trình tốt.

2.2.3.1.5. Kĩ năng có trách nhiệm với công việc được giao

Hoạt động một mình hay theo nhóm các em HS đều cần rèn luyện cho mình kĩ năng làm việc có trách nhiệm. Chính vì thế người GV hãy giáo dục cho các em kĩ năng này để trong mọi công việc các em đều ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt các em sẽ phải chịu trách nhiệm, nhƣng khi làm việc nhóm lại khác. Nếu các em ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm hoặc chƣa hoàn thành nhiệm vụ thì các em đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Và khi đó tất cả những cố gắng của các bạn trong nhóm đều bị phủ nhận bởi kết quả cuối cùng mới được coi là thước đo kết quả công việc chứ không phải một phần công việc hoàn thành. Khi mà tất cả các bạn trong nhóm đều ỷ lại nhau thì kết quả công việc của cả nhóm đó sẽ không hiệu quả. Vì vậy trong hoạt động nhóm điều quan trọng là các em phải

ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân, biết đƣợc vai trò của mình trong nhóm và mình cần làm những gì để hoàn thành công việc đƣợc giao

2.2.3.1.6. Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá

Để hoạt động nhóm được hiệu quả thì GV cần hướng dẫn HS tự kiểm tra đánh giá hoạt động của nhóm mình xem nhóm mình đã đang đi đúng hướng hay chƣa và nhanh chóng tự điều chỉnh kịp thời bằng cách: Đƣa ra những lời khen ngợi, tuyên dương khi các bạn làm tốt, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức chƣa có ý thức đóng góp xây dựng ý kiến, nhận xét những mặt tốt, những việc đã làm đƣợc và những việc chƣa làm đƣợc còn thiếu sót để rút kinh nghiệm cho những lần sau để việc hoạt động nhóm diễn ra đƣợc tốt và đạt hiệu quả cao hơn cho những lần sau và đƣa ra cách khắc phục cho phù hợp

2.2.3.2. Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực 2.2.3.2.1. Kĩ năng lắng nghe

Trong học tập, kĩ năng lắng nghe là một kĩ năng quan trọng, là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của cả nhóm. Khi lắng nghe HS nhận đƣợc các thông tin để giải quyết vấn đề, khi chân thành và chú tâm lắng nghe các bạn nói, thầy cô nói thì các em sẽ khiến người nói cảm thấy được tôn trọng và sẽ cởi mở hơn với các em. Đặc biệt khi biết lắng nghe các em sẽ lĩnh hội đƣợc rất nhiều lƣợng tri thức khác nhau. Trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho HS những phương pháp để khám phá tri thức. Chính vì vậy, GV sẽ nói ít hơn và sự lắng nghe của HS càng trở nên quan trọng. Vì thế GV cần rèn luyện cho HS các kĩ năng lắng nghe một cách có hiệu quả nhất:

- Trước tiên khi bắt đầu vào hoạt động học, GV hãy tạo một không khí thật bình đẳng, cởi mở, tạo cho HS một tâm thế thoải mái trong giao tiếp với GV và các bạn, HS có thể tự tin trình bày suy nghĩ của bản thân. Cùng với đó hãy cho các em một môi trường thật yên tĩnh, tránh có tiếng ồn, các bạn trong lớp giữ trật tự để các bạn HS có thể nghe một cách tốt nhất

- Hướng dẫn cho các em học cách tôn trọng, biết lắng nghe người khác, học sinh xác định đƣợc mục tiêu cần phải lắng nghe, biết lọc những thông tin nào là cơ bản cần tiếp thu, thông tin nào là phụ để từ đó các em biết vận dụng những thông tin đó để đƣa ra các biện pháp giải quyết vấn đề

- GV cần hướng dẫn HS làm chủ cảm xúc, khi nào được nói, được bày tỏ ý kiến và khi nào cần giữ im lặng để lắng nghe người khác nói. Vì thế mà Epictetus từng nói rằng: “Tạo hóa cho chúng ta một cái lƣỡi, nhƣng có đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói”. Tránh tình trạng khi GV đang nói, các bạn đang bày tỏ ý kiến mà HS chen ngang, nhƣ thế các em vừa không thể hiện sự tôn trọng với người nói vừa không nghe được hết những ý kiến của người khác dẫn đến các em thiếu hụt những kiến thức quan trọng

- Khi lắng nghe GV cần yêu cầu các em có sự tập trung cao độ, tránh nói chuyện vì khi đó các em sẽ không chú ý và có những mảng kiến thức vô tình các em sẽ không hiểu. Đặc biệt trong hoạt động trải nghiệm theo nhóm hoặc ngoài trời nếu mất tập trung các em càng khó tiếp thu bài và gây ảnh hưởng tới các bạn khác

2.2.3.2.2. Kĩ năng phản hồi tích cực

Phản hồi là đƣa ra thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến để phát triển những thông tin có đƣợc. Việc đƣa ra thông tin phản hồi hiệu quả sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc cũng nhƣ thành tích làm việc trong nhóm của HS. Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm các bước để có những phản hồi tích cực là:

+ Quan sát, lắng nghe, nhận thức: GV hướng dẫn các em chú ý nghe những cử chỉ, ý kiến của bạn 1 cách rõ ràng, suy nghĩ xem mình đã nghe đƣợc gì, đánh giá xem những phát biểu và ý kiến bạn và thầy cô đƣa ra đã đúng hay chƣa

+ Đánh giá, kiểm tra: Sau khi đã suy nghĩ về những vấn đề mình đƣợc nghe, để chứng minh đƣợc mình đã hiểu đƣợc đúng nội dung những gì các em đã nghe thì các em có thể đưa ra các câu hỏi cho đối phương hoặc những nhận xét

+ Đƣa ra quan điểm, ý kiến của cá nhân: Các em có thể bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó. Tại sao các em đồng tình và tại sao không. Các bạn HS có thể bổ sung ý kiến cho bạn nếu mình cảm thấy thiếu sót hoặc đưa ra ý kiến riêng của mình cho mọi người cùng nghe xem cách giải quyết nhƣ thế có đúng không. Khi HS đƣa ra ý kiến phản hồi thể hiện các em tập trung lắng nghe, suy nghĩ, có ý thức xây dựng bài và tôn trọng đối phương. Có một số lưu ý khi đưa ra quan điểm, ý kiến:

- HS đƣa ra ý kiến 1 cách rõ ràng, lôgic

- Đƣa ra ý kiến với thái độ hòa nhã, cởi mở tránh gay gắt chê bai vì nhƣ thế sẽ gây cho đối phương thấy mình không được tôn trọng, và họ khó tập trung tiếp thu ý kiến của mình

- Khuyến khích khi đưa ra những ý kiến trước khi nhận xét những mặt cần thay đổi

- Đƣa hành động sau khi nhận đƣợc ý kiến phản hồi tích cực hiệu quả - Sử dụng những phản hồi tích cực một cách sáng suốt, phát triển các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau

2.2.3.3. Kĩ năng ghi chép

Ghi chép bài học là biểu hiện của tự học có phương pháp. Kĩ năng ghi chép trong giờ học là cách thức thực hiện thao tác viết bằng cách vận dụng kiến thức, kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để ghi lại thông tin bài học cũng nhƣ trải nghiệm cá nhân trong giờ học. Ngoài ra việc ghi chép giúp HS có thể ghi nhớ lâu hơn, và nếu ghi chép một cách khoa học sẽ giúp các em biết đƣợc những mảng kiến thức nào trọng tâm của bài học. Qua đó ta thấy kĩ năng ghi

chép là một kĩ năng rất quan trọng trong hoạt động trải nghiệm. Và việc ghi chép trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cần một số lưu ý để việc ghi chép hiệu quả:

- Trước tiên mỗi em HS phải chuẩn bị đầy đủ giấy, bút,… các vật dụng cần thiết, thuận lợi cho việc ghi chép cùng với việc chăm chú lắng nghe. Sẽ rất khó ghi chú nếu các em không có sự chuẩn bị trước. Vì thế trong hoạt động, trên mặt bàn hoặc trên tay các em phải luôn có quyển vở và chiếc bút và việc chăm chú lắng nghe sẽ giúp cho các em ghi bài chính xác, đầy đủ

- Đa dạng hóa cách ghi chép: Các em có thể ghi chép theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp, lôgic để sau khi xem lại các em hiểu đƣợc nội dung của bài

- Ghi chép những điểm chính: Trong hoạt động trải nghiệm môn Toán các em chú ý lựa chọn những ý chính, trọng tâm của hoạt động để ghi chép, các em có thể ghi tóm tắt nội dung kết hợp với sử dụng giấy nháp. Bên cạnh đó các em có thể ghi những ý kiến độc đáo và hay của các bạn vào vở

- Việc ghi chép của các em luôn phải kết hợp với SGK, và những tài liệu tham khảo, HS có thể ghi những nội dung thấy khó kiểu để kết thúc hoạt động có thể hỏi lại thầy cô, bạn bè

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài cùng với những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ở chương 1, chương 2 tôi đã đi tìm hiểu các biện pháp nâng cao nhận thức, kỹ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm của GV và tìm hiểu biện pháp xây dựng các kĩ năng nền cho HS.

Ở chương 2 tôi rút ra kết luận sau: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm với môn Toán Tiểu học nói chung và với yếu tố đại lượng và đo lường nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn. Chính vì thế là người GV phải nhận thức rõ vai trò, cách thiết kế các hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện cho tất cả các em đều đƣợc tham gia trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng của bản thân, hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết. Hi vọng rằng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp các em tự tin hơn, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng các kiến thức sẵn có một cách hiệu quả.

Chương 3

Một phần của tài liệu Dạy học một số yếu tố đại lượng và đo lường ở lớp 4 bằng học tập trải nghiệm (2018) (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)